Ngài
Ted Osius thân mến !
Tôi
vốn là một fan hâm mộ của Ngài bởi những việc Ngài đã làm kể từ khi bắt đầu nhiệm
kỳ của mình tại Việt Nam. Nó cho thấy Ngài là một người vô cùng thân thiện và cởi
mở. Thực lòng tôi không hề muốn viết những dòng này nhưng tôi nghĩ với tư cách
là một công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì tôi cần nói vài
lời về bản thông cáo báo chí mới đây của Ngài.
Ngài
Ted ! Cũng giống như nước Mỹ, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, điều này
chắc hẳn Ngài đã biết. Chủ quyền ở đây không chỉ là quyền toàn vẹn lãnh thổ mà
còn là quyền độc lập, tự quyết trong các vấn đề của quốc gia. Chính phủ Việt
Nam hiện tại là một chính phủ do nhân dân Việt Nam bầu ra và được quốc tế thừa
nhận. Vì vậy chính quyền Việt Nam hiện tại có đủ quyền tự quyết để điều hành đất
nước mà không phải chịu bất kỳ áp lực hay yêu sách nào từ nước ngoài. Chắc hẳn
Ngài đã hiểu ý của tôi.
Quay
lại bản thông cáo báo chí của Ngài, tôi rất cảm kích trước tấm lòng của Ngài,
chắc hẳn Ngài đã rất quan tâm đến tình hình Việt Nam nên mới viết ra những dòng
ấy. Tuy nhiên Ngài có thấy đòi hỏi của mình là hơi quá đáng không ? Ngài nghĩ
sao nếu tôi hoặc chính phủ của tôi đề nghị chính phủ của Ngài bãi bỏ lệnh truy
nã với Edward Snowden bởi người dân Mỹ có quyền được biết những việc làm sai
trái của chính phủ mình. Chính phủ của Ngài có sẵn sàng điều tra những cáo buộc
về tình hình vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở nhà tù Goantanamo ? Ngài có thấy
phiền không khi tôi đề nghị Ngài và chính phủ của Ngài đưa ra những giải pháp
hiệu quả nhằm chấm dứt ngay lập tức tình trạng phân biệt chủng tộc trên chính
nước Mỹ ? Chắc Ngài đã biết mỗi năm có hàng nghìn người vô tội, mà chủ yếu là
người da đen bị cảnh sát bắn chết. Điều này thật khó chấp nhận ở một quốc gia
được coi là điển hình của “dân chủ - nhân quyền”.
Ngài
Ted ! Cùng là một chiếc áo, người này mặc đẹp, không có nghĩa người khác mặc
cũng đẹp. Tôi biết nước Mỹ là một hình mẫu “dân chủ - nhân quyền” tuy nhiên tôi
cho rằng mô hình “dân chủ - nhân quyền” ấy không phù hợp với đất nước của chúng
tôi. Hơn nữa bản thân nước Mỹ vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến “dân chủ -
nhân quyền” cần phải giải quyết. Yêu cầu của Ngài thật khó chấp nhận, tôi không
rõ Ngài định nghĩa thế nào là “nhà đấu tranh dân chủ” hay “những người đấu
tranh ôn hòa” tuy nhiên pháp luật ở đất nước chúng tôi không có ngoại lệ. “Nhà
dân chủ” hay “nhà đấu tranh” nếu vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý. Đối với những
công dân bình thường như tôi thì những “nhà đấu tranh” mà Ngài đang ca ngợi là
những kẻ phá hoại. Tôi không nhìn thấy bất kỳ nỗ lực nào của họ nhằm đấu tranh
cho tự do, dân chủ hay nhân quyền. Tôi chỉ nhìn thấy ở họ những kẻ phá hoại. Họ
phá hoại điều gì ? Thưa Ngài, họ phá hoại cuộc sống bình yên mà cha ông tôi đã
phải đánh đổi bằng xương máu. Tôi không rõ về các giá trị “dân chủ - nhân quyền”
mà nước Mỹ ca ngợi, tôi chỉ hy vọng rằng những giá trị ấy không nằm ở những cuộc
cách mạng màu, những cuộc bạo loạn lật đổ chế độ hiện hành để xây dựng lên một
chế độ bù nhìn, tay sai cho ngoại bang.
Thực
lòng tôi không muốn nhắc lại chuyện cũ nhưng dường như Ngài và chính phủ của Ngài
đã quên rằng các vị còn nợ Việt Nam nhiều lời xin lỗi. Nhắc để Ngài khỏi quên,
chính phủ của Ngài đã từng dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chế độ bù nhìn hòng
chia cắt đất nước tôi. Quân đội của các Ngài đã rải xuống đất nước tôi hàng triệu
tấn bom đạn, rất nhiều trong số đó vẫn đang nằm trong lòng đất và có thể cướp
đi sinh mạng người dân đất nước tôi bất cứ lúc nào. Hàng triệu lít chất độc da
cam mà các Ngài gọi là “chất diệt cỏ” vẫn còn để lại di chứng đau đớn trên nhiều
thế hệ người Việt Nam, vậy mà đến giờ chính phủ của Ngài vẫn bảo vệ các công ty
hóa chất ấy. Các Ngài nợ đất nước tôi một lời xin lỗi khi đã cáo buộc Việt Nam “xâm
lược” Campuchia để bảo vệ chế độ diệt chủng man rợ Ponpot. Không chỉ nợ Việt
Nam, chính phủ của Ngài còn nợ nhân dân Iraq ngàn lời xin lỗi vì đã ngụy tạo bằng
chứng để đem bom đến hủy hoại đất nước của họ….. Và còn nhiều hơn thế nữa mà
không cần tôi nhắc chắc Ngài cũng đã nhớ.
Ngài
Ted ! Người dân Việt Nam rất thân thiện, cởi mở nhưng cũng rất công bằng. Chúng
tôi chưa quên những gì nước Mỹ đã làm với Việt Nam và càng không quên những gì
nước Mỹ đã làm với những quốc gia không tuân theo luật chơi của Mỹ. Chúng tôi
không hy vọng sẽ trở thành một Lybia hay Ai Cập tiếp theo. Chúng tôi luôn chào
đón người Mỹ nhưng có lẽ Ngài và chính phủ của Ngài nên giữ mô hình “dân chủ -
nhân quyền” của mình lại để xài vì người Việt Nam chúng tôi cần hòa bình chứ không
cần thứ đó.
Cuối
cùng, tôi xin gửi tới Ngài lời chúc sức khỏe nhân dịp năm mới 2016, tôi hy vọng
sẽ nhìn thấy những thiện chí của Ngài trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa
hai quốc gia trong năm tới. Chào Ngài.