“Dân
oan” – lực lượng xung kích trong các cuộc biểu tình, tụ tập đang bị phân hóa,
mâu thuẫn sâu sắc bởi những hành vi ăn chặn tiền, gạo các nhà dzân chủ tự xưng.
Trước kia có lão “nhà văn” Nguyễn Tường Thụy ở Hội bầu bí tương thân chỉ chi
cho “dân oan” 200.000đ/người nhưng quyết toán thành 2.000.000đ. Hành vi ăn chặn
của Thụy lão quá lộ liễu nên đã bị “đồng nghiệp” là vợ chồng nhà Nhân – Quyền tố
cáo ngay sau đó. Nay có bà Đoàn Trương Vĩnh Phước – “ông bầu” mới của tập đoàn “dân
oan”, bà Phước đã có kinh nghiệm rút ra được từ vụ việc của Thụy lão nên trình
độ ăn chặn của bà cũng cao thâm hơn hẳn. Không lộ liễu, cũng không manh động
như Thụy lão gia, bà Phước đã âm thầm làm giả danh sách “dân oan”, từ đó ăn chặn
tiền, gạo từ những danh sách khống đó.
Sự
việc kéo dài cũng đã khá lâu nhưng đi đêm lắm thì có ngày gặp ma. Là một “dân
oan” có thâm niên, sư bà Thích Nữ Đàm Thoa đâu có dễ bị qua mặt đến vậy. Sau một
thời gian âm thầm tập hợp bằng chứng, ngày 29/11/2015, sư Thoa chính thức tố
cáo bà Đoàn Trương Vĩnh Phước, mọi hành vi, thủ đoạn ăn chặn của bà Phước đều
được công khai trên facebook. Việc làm trên của Sư Thoa dường như đã trở thành
sự kiện hot nhất trong những ngày cuối năm này, vì ngay sau đó giữa sư Thoa và bà
Phước đã xảy ra hàng loạt những cuộc khẩu chiến, tố nhau ăn trộm, ăn chặn, bao
nhiêu bí mật của làng dzân chủ cũng từ đó mà ra.
Ngay
sau khi sư Thoa công khai “thủ đoạn” ăn chặn của bà Phước. Các nhà dzân chủ lớn
bé vốn gắn bó với “dân oan” đã tích cực kêu gọi các bên “kiềm chế”, bình tĩnh
hòa giải, coi việc ăn chặn của bà Phước chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” không
có gì to tát và chỉ cần “rút kinh nghiệm”. Đồng thời kêu gọi Sư Thoa “bình
tĩnh”, chờ “họp kín” các chủ chốt của “dân oan” cùng đại diện các nhóm xã hội
dân sự để đưa ra thông báo chính thức. Vụ tố cáo của sư Thoa đã khiến các hội nhóm
xã hội dân sự mượn danh “làm từ thiện” để kiếm lời trên những “dân oan” hiện
nay như nhóm “Cứu lấy dân oan”, “Cứu trợ dân oan”, “Hội Bầu bí tương thân” vô
cùng lo lắng… Âu cũng là điều dễ hiểu , bởi việc làm trên đã khiến các tổ chức,
cá nhân lâu nay vẫn gửi tiền “từ thiện” cảm thấy thất vọng, nguồn tiền gửi về
cũng ít hơn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến miếng cơm manh áo của các nhà
dzân chủ này. Ngay khi sự việc xảy ra, các nhà dzân chủ nắm quỹ đã có nhiều phen
đứng ngồi không yên, thực hiện hàng loạt các “biện pháp” để hạ nhiệt vụ này.
Nhanh chân nhất là Hội Bầu Bí Tương Thân, hội
này xưa nay vốn ít khi nhúng tay vào mấy việc “dân oan”, nhưng lần này, hội đã
mạnh tay dốc hầu bao để chi cho Sư Thoa 3.000.000 đồng với lý do “Kính chúc sư
cô sớm vượt qua khó khăn”. Đây có thể nói là việc làm vô cùng bất thường, bởi lẽ
hội này được lập với mục đích để hỗ trợ “tù nhân lương tâm” và “dân oan có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn”, trong khi sư Thoa có vẻ như không giống với 2 đối tượng
được ưu tiên kể trên. Như vậy việc bạo chi của Hội Bầu Bí Tương Thân lần này có
thể tạm hiểu là để “xoa dịu” vụ việc.
Đồng
thời, nhóm Cứu lấy dân oan của Mai Xuân Dũng và Phan Cẩm Hường cũng nhanh chóng
xuống “hiện trường” để tham gia “hỗ trợ” cho bà con nhưng thực chất là lợi dụng
việc này để hợp thức hóa số tiền đã ăn bớt. Theo như lời bà Gấm tối hôm Mai
Dũng và Cẩm Hường đi phát gạo thì tổng số gạo quyết toán là 350kg nhưng thực chất
chỉ có 50 người được nhận gạo, mỗi người 3kg, nghĩa là 3 người = 9kg, tuy nhiên
khi đem gạo về cân lại thì tổng số gạo thực tế mà 3 người nhận được chỉ có 5,4
kg. Nước mắm mua loại 14.000/chai nhưng quyết chi 24.000đ/chai. Chính hành vi
ăn chặn trắng trợn của cặp đôi già nhân ngãi non vợ chồng Mai Dũng – Cẩm Hường
đã đẩy mâu thuẫn giữa “dân oan” với “dân chủ” lên đến đỉnh điểm.
Xem
ra kịch hay vẫn còn ở phía trước !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét