Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

Đã từng có một Vũng Áng như thế !


Những đầu ngày tháng 5 năm 2014, cả đất nước nóng lên cùng chảo lửa biển Đông khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ căng mình trên mặt trận ngoại giao; còn quân đội, kiểm ngư thì căng mình trên biển. Những thông tin về tàu kiểm ngư Việt Nam đâm va với tàu kiểm ngư Trung Quốc được đăng tải liên tục khiến lòng người nóng hơn bao giờ hết. Để rồi sau đó, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra, ban đầu là tuần hành ôn hòa, rồi chuyển sang bạo động, đốt phát nhà máy, xí nghiệp; thậm chí là xô xát, hôi của, đánh nhau.

Tại Vũng Áng, 6000 người xô xát chỉ vì 1 câu nói:  khoảng 6h ngày 14/5, chừng 40 người mặc quần áo công nhân, đội mũ bảo hiểm màu xanh đi trên 20 xe máy từ hướng xã Kỳ Long tiến đến cổng chính dự án Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Họ giơ 2 băng rôn có in ảnh Hồ Chủ tịch với nội dung: "Tôi yêu Việt Nam", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam" và cầm cờ Tổ quốc.  Đám đông người Việt Nam bỗng lớn dần lên, ước chừng tới 5.000 người và gây gổ với 1.000 người Trung Quốc sau câu nói “có lao động Việt Nam bị đánh chết”. Kết quả của cuộc chiến không cân sức ấy là 1 người chết (người Trung Quốc) 149 người bị thương (cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc). Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh bị bao vây, hầu hết các trường hợp bị thương tại Vũng Áng phải đưa thẳng lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Trong số này, có 2 ca phải mổ cấp cứu ngay trong đêm, một bị dập phổi, một gẫy xương đòn cánh tay. Nhiều nhà máy bị đốt, phá, cướp tài sản.


Trước đó vài ngày tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương cũng đã xảy ra những cuộc tuần hành lớn rồi dẫn tới bạo động, đốt phá xí nghiệp khi công nhân vừa ra khỏi nhà máy đã được phát áo, phát tiền, thậm chí được phát cả bản photo vị trí doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan. Cao trào của các cuộc diễu hành, một số công nhân còn nhận được tin nhắn kêu gọi biểu tình sẽ được cho 200.000-300.000 đồng/ ngay. Hậu biểu tình, 169 nhà máy bị đập phá, 14 công ty có nhà máy bị đốt, giám đốc người Hàn Quốc của công ty Apex, lúc 10 giờ đêm ngày 13-5-2014 bị truy đuổi phải nhảy từ lầu 2 xuống bị thương. Nhiều doanh nhân HongKong sợ hãi đã mua vé máy bay về nước, một số cố thủ ở tại các khách sạn để lẩn trốn.


Khi những cuộc biểu tình qua đi, những cái đầu nóng dần nguội lại người ta mới nhận ra rằng vì nghe theo lời kích động của những đối tượng xấu mà họ đã tự tay đập vỡ nồi cơm của chính gia đình mình. Những cuộc biểu tình, bạo loạn ấy luôn có dấu răng của tổ chức khủng bố Việt Tân khi 3 nhà “dân chủ” đã bị bắt trong vụ gây rối ở Bình Dương năm 2014. Đã từng có một Bình Dương, một Vũng Áng như thế, bây giờ khi chính phủ sắp công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung hồi đầu năm nay, liệu bài học 2014 có giúp chúng ta tỉnh táo trước những lời kích động biểu tình, bạo loạn của giới “đấu tranh dân chủ” ?


Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những trái tim nóng và những cái đầu lạnh, để đảm bảo quyền lợi và nồi cơm cho đồng bào mình và cho cả chính bản thân mình.


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Xin đừng hả hê trên sự hy sinh của người khác


Khi Su – 30MK2 cùng với 2 phi công mất tích trong lúc đang làm nhiệm vụ huấn luyện trên biển, cả nước ngóng chờ tin tức từ đội cứu hộ. 2 ngày sau đó Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường được tàu ngư dân cứu và đưa vào bờ. Anh Cường khẳng định mình cùng Thượng tá phi công Trần Quang Khải đã kịp bung dù khi máy bay gặp nạn, đã tiếp thêm hy vọng phi công Khải sẽ bình an vô sự trở về. Trong khi nhân dân cả nước hồi hộp chờ tin anh thì có một số người – những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ”, những người tự gọi nhau bằng những ngôn từ mĩ miều là “trí thức cấp tiến” lại nhân sự vụ này buông ra những lời hả hê, hoan hỉ.

Họ là những “trí thức” có bề dày thành tích chống chính quyền, có kinh nghiệm lâu năm trong việc suy diễn, xuyên tạc và bịa đặt. Họ cũng là những “nhà yêu nước” chống Trung Quốc bằng mồm rất quyết liệt, luôn cổ xúy bạo lực, kích động chiến tranh. Nhân vụ việc máy bay rơi, họ bịa ra đủ thứ chuyện. Ờ… Nào là “Trung Quốc dằn mặt Việt Nam trên biển Đông”. Rồi thì “Tổ chức R.H tại Hoa Kỳ cho VietPress USA biết rằng, chiến đấu cơ Su – 30MK2 chuyến bay 8585 của Không quân VN bị mất tích trên biển Đông vào sáng Thứ Ba ngày 14/6/2015 không phải do “sự cố kỹ thuật” như Hà Nội công bố, mà do bị tên lửa Trung Quốc bắn từ một tàu ngầm dưới đáy biển tại vùng sát đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Trong khu vực hiện nay Trung Quốc có 4 tàu ngầm đang hoạt động ngày đêm.”

Dòng trạng thái trên được chia sẻ bởi facebook Nguyễn Văn Đề - một nhà “dân chủ” có thâm niên chống chính quyền nhiều năm. Dòng trạng thái này nhận được khá nhiều lượt thích, bình luận và chia sẻ. Những bình luận chủ yếu xoay quanh việc kết tội Trung Quốc đã bắn hạ chiến đấu cơ của Việt Nam (nếu tên lửa của tàu ngầm hạ được chiến đấu cơ bay với vận tốc tối đa 2000km/giờ ở độ cao 17.300m thì có lẽ Mỹ còn phải học hỏi Trung Quốc dài dài). Dường như những “trí thức cấp tiến” ấy không ai đọc báo để cập nhật tình hình và cũng không có ai phân biệt nổi số hiệu máy bay với số hiệu chuyến bay nên tất cả đều đồng tình với chi tiết “chiến đấu cơ Su – 30MK2 CHUYẾN BAY 8585 của Không quân VN”. Thật đáng quan ngại với tầm hiểu biết của những trí thức này. Các bình luận -  hoặc nhằm đổ tội cho Trung Quốc, hoặc nhằm kết tội chính quyền Việt Nam “hèn với giặc”. Không có bất kỳ bình luận nào quan tâm đến sự sống còn của 2 phi công. Có vẻ như các “nhà dân chủ” quan tâm đến việc làm thế nào để lôi bằng được Trung Quốc vào việc này (thông qua đó chửi chính quyền Việt Nam) hơn là sự sống còn của các phi công – những người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước để cho các vị được sống trong hòa bình mà ngồi gõ bàn phím chửi chính quyền. Một số còn thể hiện khả năng đánh hơi của mình bằng việc suy diễn “đầu não bay nhảy có tình báo, gián điệp của Trung+ nên lịch trình bay nhảy nó báo về nhà nó”, vân vân và mây mây….


Trưa hôm qua – 16/6, chiếc máy bay tuần thám CASA C212 số hiệu 8983 cùng phi hành đoàn 9 người đã mất liên lạc trên vùng biển gần đảo Bạch Long Vĩ. Thời tiết lúc ấy tại Hải Phòng rất xấu, nhưng phi hành đoàn vẫn bay vì có tín hiệu được truyền về, họ bay trong điều kiện thời tiết không đảm bảo an toàn với hy vọng mau chóng cứu được phi công Trần Quang Khải. Đến thời điểm hiện tại, số phận 9 quân nhân chưa rõ sống chết ra sao thì các “trí thức” ấy đã nhanh chóng chộp lấy tin này - hả hê - vui sướng - lấy đó làm căn cứ để khẳng định những phán đoán, suy luận của mình. Tất cả đều vui vẻ bàn luận, người tung kẻ hứng, rôm rả và ồn ào. Tựu chung lại là những niềm vui tột cùng khi có thêm 1 cái cớ để chửi chính quyền.


Khỏi cần nói thì ai cũng biết các vị chống chính quyền, nhưng đã mang danh là “trí thức” thì làm ơn hãy chống 1 cách có đầu óc, có đạo đức 1 tý. Kẻo nước ngoài mà biết họ lại cười cho thối mũi rằng “giới trí thức dân chủ ở Việt Nam đã không có tài lại còn thiếu luôn cả đức”. Ở thời điểm này, khi nhân dân cả nước đều ngóng trông tin tức từ các anh, đều hy vọng các anh bình an vô sự trở về, các vị, dù có căm ghét chế độ này đến tận xương tủy thì cũng đừng để phần con lấn át phần người, đừng tung tin đồn nhảm để hoang mang dư luận, đừng hả hê kiếm chác trước sự sống còn của người khác.

P/s 1: Theo fanpage Đơn vị tác chiến điện tử thì việc Su 30MK2 và CASA bị hạ do áp chế điện tử là điều không thể. Bởi hệ thống điện tử trên các máy bay được truyền tải qua dây dẫn nên bên ngoài không thể can thiệp vào quá trình truyền dẫn.


P/s 2: Các bài viết nhảm nhí kể trên đều nhận được hàng nghìn lượt like và chia sẻ, thế mới thấy cộng đồng mạng Việt Nam cả tin đến mức nào. Trên 1 số trang báo mạng đưa tin về sự việc này cũng bắt đầu xuất hiện những cmt kiểu như “có khi nào là do “nước lạ” dùng áp chế điện tử khống chế không”, “tôi nghĩ chắc bị bắn hạ rồi”,vân vân và mây mây…. Tôi biết các bạn đang rất lo lắng và khát thông tin nhưng cũng mong các bạn hãy thật bình tĩnh và tỉnh táo trước những thông tin không chính thống. Nghĩ trước khi share bất cứ thứ gì.