Những đầu ngày tháng 5 năm 2014, cả đất nước nóng lên
cùng chảo lửa biển Đông khi Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD – 981 vào
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ căng mình trên mặt trận ngoại
giao; còn quân đội, kiểm ngư thì căng mình trên biển. Những thông tin về tàu kiểm
ngư Việt Nam đâm va với tàu kiểm ngư Trung Quốc được đăng tải liên tục khiến
lòng người nóng hơn bao giờ hết. Để rồi sau đó, những cuộc biểu tình chống
Trung Quốc nổ ra, ban đầu là tuần hành ôn hòa, rồi chuyển sang bạo động, đốt
phát nhà máy, xí nghiệp; thậm chí là xô xát, hôi của, đánh nhau.
Tại Vũng Áng, 6000 người xô xát chỉ vì 1 câu nói: khoảng
6h ngày 14/5, chừng 40 người mặc quần áo công nhân, đội mũ bảo hiểm màu xanh đi
trên 20 xe máy từ hướng xã Kỳ Long tiến đến cổng chính dự án Formosa tại khu
công nghiệp Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Họ giơ 2 băng rôn có in ảnh Hồ Chủ tịch
với nội dung: "Tôi yêu Việt Nam", "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam" và cầm cờ Tổ quốc. Đám đông người Việt Nam bỗng lớn dần lên, ước
chừng tới 5.000 người và gây gổ với 1.000 người Trung Quốc sau câu nói “có lao động Việt Nam bị đánh chết”. Kết quả
của cuộc chiến không cân sức ấy là 1 người chết (người Trung Quốc)
149 người bị thương (cả người Việt
Nam lẫn người Trung Quốc). Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Anh bị bao vây, hầu hết các trường
hợp bị thương tại Vũng Áng phải đưa thẳng lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.
Trong số này, có 2 ca phải mổ cấp cứu ngay trong đêm, một bị dập phổi, một gẫy
xương đòn cánh tay. Nhiều nhà
máy bị đốt, phá, cướp tài sản.
Trước đó vài ngày tại khu công nghiệp Việt
Nam - Singapore ở
Bình Dương cũng đã xảy ra những cuộc tuần hành lớn rồi dẫn tới bạo động, đốt
phá xí nghiệp khi công nhân vừa ra khỏi nhà máy đã được phát áo, phát tiền, thậm
chí được phát cả bản photo vị trí doanh nghiệp Trung Quốc,
Đài Loan. Cao
trào của các
cuộc diễu hành, một số công nhân còn
nhận
được tin nhắn kêu gọi biểu tình sẽ được cho 200.000-300.000 đồng/ ngay. Hậu biểu tình, 169 nhà máy bị đập
phá, 14 công ty có nhà máy bị đốt, giám đốc người Hàn Quốc của công ty Apex,
lúc 10 giờ đêm ngày 13-5-2014
bị truy đuổi phải nhảy từ lầu 2
xuống
bị thương. Nhiều doanh nhân
HongKong sợ hãi đã mua vé máy bay về nước, một số cố thủ ở tại các khách sạn để lẩn trốn.
Khi những cuộc biểu tình qua đi, những cái đầu nóng dần
nguội lại người ta mới nhận ra rằng vì nghe theo lời kích động của những đối tượng
xấu mà họ đã tự tay đập vỡ nồi cơm của chính gia đình mình. Những cuộc biểu
tình, bạo loạn ấy luôn có dấu răng của tổ chức khủng bố Việt Tân khi 3 nhà “dân
chủ” đã bị bắt trong vụ gây rối ở Bình Dương năm 2014. Đã từng có một Bình
Dương, một Vũng Áng như thế, bây giờ khi chính phủ sắp công bố nguyên nhân và
thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung hồi đầu
năm nay, liệu bài học 2014 có giúp chúng ta tỉnh táo trước những lời kích động
biểu tình, bạo loạn của giới “đấu tranh dân chủ” ?
Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những
trái tim nóng và những cái đầu lạnh, để đảm bảo quyền lợi và nồi cơm cho đồng
bào mình và cho cả chính bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét