Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015
HIỂU ĐÚNG VỀ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN
Nhiều người cho rằng sau khi lấy máu từ những người hiến máu tình nguyện, các bệnh viện sẽ “bán” lại cho bệnh nhân với giá cao. Đây là một suy nghĩ vô cùng sai lầm khiến nhiều người e ngại hiến máu nhân đạo trong khi lượng máu dữ trự hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị. Điều này có nghĩa là bất cứ ai trong chúng ta hoặc người thân chúng ta cũng có thể rơi vào số 46% cần máu nhưng không có máu để dùng.
I. Không có chuyện bệnh viện lấy máu hiến tình nguyện rồi “bán” cho bệnh nhân với giá cao.
Theo quy định của Bộ y tế, một đơn vị máu chuẩn (máu toàn phần, khác với các thành phần máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…) khi bán cho bệnh nhân có giá là:
+ 260.000 đồng cho 1 đơn vị máu (250 ml);
+ 320.000 đồng cho 1,4 đơn vị máu (350 ml)
+ 380.000 đồng cho 1,8 đơn vị máu (450 ml).
Mỗi một người khi đăng ký hiến máu sẽ được khám sức khỏe, dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao để quyết định mỗi người sẽ hiến bao nhiêu ml máu. Thông thường mỗi người chỉ hiến 250ml đến 350ml một lần. Khi hiến máu nhân đạo, bạn sẽ được hưởng các quyền lợi sau
1. Giấy chứng nhận để sau này nếu cần bạn sẽ được nhận lại miễn phí số máu mà mình đã hiến (Giấy chứng nhận này có tên và số CMTND của bạn và chỉ dành cho bạn. Bạn muốn nhường cho anh em bố mẹ cũng không được, cái này là để tránh tình trạng mua bán giấy chứng nhận). Bạn mình đã từng phải cấp cứu vì tại nạn giao thông. Nhờ giữ lại mấy cái giấy chứng nhận mà được miễn phí số máu mà bạn ấy đã cho đi, lượng máu còn lại bạn ấy trả tiền theo giá quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ đi lại 45k.
3. Phần ăn nhẹ tại chỗ 35k.
4. Một phần quà giá trị từ 100k đến 180k (tùy lượng máu bạn hiến)
5. Nếu bạn hiến máu ở trường, thì tùy theo đoàn trường sẽ có hỗ trợ thêm.
==> Tổng số quà bạn nhận được tầm 200k. Trong khi đó, phía viện huyết học phải trả tiền cho địa điểm, nhân viên y tế lấy máu cho bạn. Dùng cụ xét nghiệm. Dụng cụ lấy máu (mỗi người 1 bộ). Sau đó máu của bạn sẽ được mang về viện huyết học xét nghiệm lại 1 lần nữa (xét nghiệm chuyên sâu). Nếu không ok thì máu đó bỏ. Máu ok thì giữ lại bảo quản. Mà chi phí bảo quản cũng không hề rẻ.
==> Tổng chi phí cho 250ml (hoặc 350ml) máu là khoảng 400k
Như vậy, việc lấy “bán” máu tình nguyện chỉ có lỗ chứ không bao giờ có lãi. Máu bán cho bệnh nhân đã có giá niêm yết của bộ, việc bệnh nhân phải mua máu cao hơn thường nằm trong 2 khả năng:
1. Thứ bệnh nhân cần không phải máu mà là các chế phẩm của máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương…. Những chế phẩm này rất đắt bởi phải tốn nhiều đv máu thì mới tách được 1 đv chế phẩm. Nếu là chế phẩm máu thu được từ việc hiến trực tiếp thì chế độ dành cho những người hiến thành phần máu cũng cao hơn hẳn (450k tiền mặt và các quyền lợi khác/lần hiến tiểu cầu)
2. Thiết bị bảo quản máu rất đắt, không phải bệnh viện nào cũng có điều kiện để bảo quản, hoặc lượng máu dự trữ không đủ để cấp cứu, hoặc người bệnh thuộc nhóm máu hiếm. Buộc bệnh nhân phải mua máu từ bên ngoài (mua máu từ những người bán máu chuyên nghiệp) và dĩ nhiên, những người này không có nghĩa vụ phải bán máu cho bệnh nhân theo giá của nhà nước.
II. Hiến máu theo hướng dẫn của bác sĩ không có hại cho sức khỏe
Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn luôn được đổi mới hằng ngày. Máu bạn không cho đi thì nó cơ thể cũng tự thay. Nói cho dễ hiểu thì cơ thể con người cũng giống như cái bể lọc nước, để lâu nó sẽ bị cặn, lâu lâu hiến máu (rửa bể) để cơ thể tái tạo máu mới. Chỉ có lợi chứ không bao giờ có hại.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng việc đi hiến máu không bao giờ khiến bạn bị mắc các bệnh truyền nhiễm về máu vì mỗi người được sử dụng một kim tiêm (lấy máu xét nghiệm), một bộ lấy máu (chỉ dùng một lần). Ngược lại, mỗi lần đi hiến máu là một lần được khám sức khỏe miễn phí. Bạn sẽ được kiểm tra nhóm máu (hệ ABO, hệ Rh), HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai, sốt rét. Bạn sẽ được thông báo kết quả sau khi hiến máu 14 ngày, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.
Hiến máu nhân đạo – không chỉ vì sức khỏe của bản thân mà còn vì cộng đồng. Hiện tại lượng máu dự trự chỉ còn 5000 đv máu, chỉ đủ dùng trong 1 tuần. Có thể xã hội còn nhiều bất công, nhưng đừng vì một vài con sâu làm rầu nồi canh mà tiết kiệm lòng tốt của mình. Bởi mỗi giọt máu cho đi là một cuộc đời ở lại.
Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015
“HẢI QUÂN VIỆT NAM Ở ĐÂU KHI NGƯ DÂN GẶP NẠN” ?
Họ gọi nhau bằng những cái tên mĩ miều như
“nhà đấu tranh”, “nhà dân chủ”, “Người yêu nước”. Họ là những kẻ tự cho rằng
mình được tiếp cận với nền tri thức mạng nên thức thời hơn người, hiểu biết hơn
người. Họ thể hiện cái sự hiểu biết của mình bằng việc chửi chế độ, chống nhà
nước. Họ khẳng định cái tôi bằng việc đi ngược lại với đám đông. Nếu như con ếch
ngồi dưới đáy giếng nhìn lên chỉ thấy bầu trời bằng cái mâm thì những nhà “dân
chủ” chỉ nhìn thấy cuộc đời to bằng cái màn hình máy tính. Cũng chính vì cuộc đời
chỉ to như cái màn hình máy tính nên khi lượm lặt được một hình chụp cảnh tàu của
ngư dân gặp nạn trên biển, những kẻ tự cho rằng mình “dân chủ”, mình “thức thời”
đã cùng nhau lên đồng bài ca “Tàu Hải quân Việt Nam ở đâu khi ngư dân gặp nạn
“Hải quân Việt Nam luôn đồng hành cùng ngư
dân” – đây là câu trả lời duy nhất dành cho những nhà “dân chủ” nửa mùa tối
ngày ôm bàn phím.
+ Ngày 16/11/2014, tàu cá BĐ 96801 TS do ông Nguyễn Đức Toàn (quê quán Hoài Hải, Hoài
Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng hành nghề câu cá ngừ đại dương ở gần
khu vực đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa thì bị hỏng máy không thể khắc phục
được. Tàu cá trôi dạt trong điều kiện sóng to, gió lớn, có nguy cơ bị sóng đánh
chìm. Các ngư dân trên tàu đã dùng các thiết bị liên lạc xin ứng cứu.
Nhận được thông tin, sáng 18/11, tàu HQ 712 đang làm nhiệm vụ tại
quần đảo Trường Sa đã hành quân ra hiện trường để phối hợp với tàu HQ 739 (cũng
thuộc Hải Đoàn 129) tổ chức tìm kiếm tàu cá BĐ 96801 TS bị nạn. Qua kiểm tra,
máy trưởng tàu HQ 712 xác định máy chính của tàu cá bị hỏng nặng, không thể
khắc phục được, Sở chỉ huy Hải Đoàn 129 đã lệnh cho tàu HQ 712 lai kéo tàu cá
BĐ 96801 TS vào bờ để đảm bảo tính mạng, tài sản cho ngư dân. Theo thuyền
trưởng tàu HQ 712, khi nhận lệnh kéo tàu cá về bờ, tuy gió Đông Bắc mạnh cấp 6,
cấp 7, biển động mạnh nhưng cán bộ chiến sĩ tàu đã hiệp đồng, thống nhất phương
án, khắc phục khó khăn khéo léo lai kéo tàu cá BĐ 96801 TS vượt quãng đường
khoảng 600 km từ Trường Sa vào đến bờ an toàn.
+ Vào
lúc 9 giờ 15 phút, ngày 26/03/1015,
Biên đội Tàu 12418 gồm hai tàu 377 và 378 thuộc Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân
đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Vũng Tàu đã phát hiện tàu cá BĐ-40712TS đang cứu
kéo tàu cá BRV- 4186TS. Tàu cá BĐ-407212TS phát tín hiệu cấp cứu vì lý do sóng
lớn không thể tiếp tục cứu kéo tàu BRV-4186TS vào bờ. Nhận được tín hiệu cấp cứu,
Chỉ huy Lữ đoàn 167 đã điều tàu 378 ngay lập tức đến vị trí cứu nạn tàu ngư
dân. Ngay sau đó với sự hỗ trợ của tàu 377, tàu 378 đã lai kéo thành công tàu bị
nạn, cập cảng an toàn và tiến hành các thủ tục bàn giao cho địa phương.
+ Gần
đây nhất, sáng 20/5/2015, trên tần số 7906 kHz, Hệ thống
Đài TTDH Việt Nam nhận được tin tàu cá Quảng Trị QT 91045 TS với 6 ngư dân đang
hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16-32N 110-28E, trong khu vực đảo Hoàng
Sa của Việt Nam thì bị hỏng trục số, không khắc phục được. Tại thời điểm xảy ra
sự cố, tàu thả trôi theo hướng 180 độ. Hệ thống Đài TTDH Việt Nam lập tức thông
báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương, đồng thời phát thông
tin bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng vô tuyến yêu cầu các phương tiện
hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu QT 91045 TS. Tuy
nhiên trong khu vực tàu QT 91045 bị nạn không có tàu cá nào đang hoạt động. Nhận
được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã điều động tàu HQ 951 tiếp cận để
hỗ trợ sửa chữa. Đến tối 20/5, nhờ sự giúp đỡ của tàu HQ 951, tàu QT 91045 đã
khắc phục xong sự cố và tiếp tục ở lại Hoàng Sa đánh bắt.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều những hoạt động của Hải quân Việt
Nam nhằm giúp đỡ ngư dân yên tâm bám biển để vừa khai thác nguồn lợi trên ngư
trường truyền thống của mình, vừa góp phần cùng các lực lượng chức năng giữ gìn
sự bình yên và toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Những “nhà dân chủ”
chỉ biết núp sau bàn phím, nếu các vị đã không thể và không dám bước ra khỏi
cánh cửa nhà mình thì hãy trật tự, để Hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ của mình.
Các vị không đủ tuổi để nói chuyện về họ và về ngư dân Việt Nam.
(Hình ảnh tàu 378 lai kéo tàu của ngư dân
gặp nạn trên biển về bờ)
LẠI CHUYỆN BPHONE
10 giờ sáng ngày 2/6, BKAV bất ngờ công bố việc cho phép người
tiêu dùng công nghệ tại Việt Nam đặt mua Bphone thông qua Website chính thức của
công ty.
Tuy nhiên ngoài tinh thần động viên và khích lệ nhau sử dụng hàng
Việt thì một bộ phận giới trẻ hiện ngày nay lại lựa chọn việc chọc phá sự kiện
BKAV chào bán Bphone bằng cách gửi lệnh đặt mua phiên bản điện thoại giá
trị cao, sau đó lập tức làm lệnh hủy đặt đơn hàng 1-2 tiếng sau đó. Rất nhiều
thanh niên trẻ trâu coi việc đặt mua rồi hủy đơn hàng là một trào lưu giải trí,
thậm chí còn bày “kinh nghiệm” cho những ai có ý định troll Bphone. .
Hành động này một lần nữa minh chứng cho nỗi hổ thẹn của một bộ phận
giới trẻ Việt thời nay dành cho tinh thần ủng hộ sản phẩm nước nhà. Nó làm mình nhớ đến câu chuyện mà mình
hóng hớt được cách đây vài hôm:
“Một
người Việt kể với anh bạn người Nhật chuyện mấy hôm nay thiên hạ
xôn xao việc ông Nguyễn Tử Quảng cho ra "siêu phẩm" điện thoại thông
minh mang tên Bphone. Rằng là ông Quảng đã ấp ủ dự án này dài hơi thế nào, tâm
huyết ra sao, rồi cả chuyện ông ấy "nổ" tung trời bằng những "đại
mỹ từ" dành cho sản phẩm con cưng của mình như thế nào. Bất ngờ, vị khách
Nhật hỏi: "Thế anh đã mua Bphone chưa? Anh sẽ mua chứ? Anh phải bảo thêm
những người Việt mà anh quen mua đi, nếu không ông Nguyễn Tử Quảng sẽ
nguy". Anh người Việt này có phần chưng hửng. Có lẽ khi anh kể câu chuyện
này, anh đoán người bạn Nhật sẽ hùa theo mình với tinh thần "ném đá"
ông Quảng "nổ". Nhưng không. Dù vị người Nhật chưa biết "mặt
mũi", chất lượng Bphone ra sao, nhưng trước mắt đã thể hiện quan điểm rõ
ràng: ưu tiên ủng hộ sản phẩm của đồng bào mình tạo ra cái đã, những chuyện
khác tính sau.”
Cách đây chưa lâu, chúng ta tỏ ra thán phục, khen ngợi khi người
Campuchia khi họ sản xuất được ôtô dù chưa biết mặt ngang mũi dọc cái ô tô ấy
ra làm sao chứ đừng nói là chất lượng. Sau khi khen “nhà hàng xóm”, chúng ta lại
quay về chửi nhà mình “sao không làm được như họ”. Thế nhưng đến khi người Việt
sản xuất được điện thoại thông minh cao cấp thì chúng ta lại quay sang ném đá hội
đồng, bới lông tìm vết, chê bài vùi dập dù chưa một lần được chạm tay vào nó. Tinh
thần dân tộc, lòng tự tôn dân tộc đi đâu hết rồi ? Từ khi có điện thoại di động
xuất hiện trên đời, hầu hết người dân Hàn Quốc đều chọn điện thoại Hàn Quốc để
dùng, kể cả khi họ đang định cư ở nước ngoài. Hơn một lần tôi chứng kiến người
Hàn Quốc say sưa nói về chiếc điện thoại Samsung họ đang dùng, như thể họ chỉ
chực có ai hỏi để nói. Những lần ấy, dù không phải là người Hàn Quốc, tôi vẫn cảm
thấy xúc động khi được chứng kiến một người khác bày tỏ lòng tự hào dân tộc. Tất
nhiên, để xây dựng được tinh thần sử dụng hàng nội, người Hàn Quốc đã có một
quá trình rất dài để hun đúc. Những sản phẩm đầu tiên của Samsung tồn tại rất
nhiều khiếm khuyết, nhưng nhờ được người dân Hàn Quốc ủng hộ và đóng góp thì mới
có những Note 4, S6 ngày nay.
Khi người Việt dám sản xuất sản phẩm công nghệ cao đã là đáng hoan
nghênh, người Việt còn "dám" sản xuất điện thoại thông minh để cạnh
tranh ở phân khúc tầm cao với hai hãng công nghệ hàng đầu thế giới là Apple và
Samsung lại càng đáng hoan nghênh hơn nữa. Khi đất nước khó khăn, có những ê
kíp dũng cảm dấn sâu vào cái khó, lẽ ra, là người Việt với nhau, mọi người phải
ủng hộ về mặt tinh thần trước, rồi tùy chất lượng mà góp ý thêm để sản phẩm
hoàn thiện, hoặc để nhà sản xuất đầu tư sản phẩm mới. Đấy mới là cách để đưa đất
nước đi lên.
NHỮNG NGHỊCH LÝ Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam tồn tại những nghịch lý, những
chuyện thật mà như đùa.
1.
“Người ta” đi biểu tình yêu cây xanh, “người ta” lên
án việc chặt cây là phá đi những
di sản "đời sống tinh thần" của nhân dân vì quy hoạch để thành phố an toàn hơn vào mùa mưa bão, những sau đó cũng chính “người ta” lại chửi rủa chính quyền sao rằng tại sao lại
để cây bật gốc đè vào người.
2.
Cứ nghe nói
chi tiền tỷ xây cái này, làm cái kia thì “người ta” lại
chửi ầm lên là lãng phí, sao không để tiền đó "chia
cho người nghèo", nhưng rồi cũng chính “người ta” lại tiếp tục chửi tại sao bọn tui đóng thuế mà nước mình vẫn chưa giàu được như Mỹ, đẹp được như
Singapo.
3.
“Người ta” cảm
thấy khó chịu đi đọc báo thấy ông này mua siêu xe, cô kia mua siêu váy và thấy ấm
ức vì thiên hạ giàu hơn mình, sau đó “người ta” lại tiếp tục quăng tiền của
mình vào Cinema, quán bar để cố tỏ ra sang chảnh. Khi lê la các quán nhậu và ăn
vặt, “người ta” lại tiếp tục câu chuyện "mấy thằng giàu không chịu
chia tiền cho người nghèo".
4.
“Người ta”
oán than việc đội mũ bảo hiểm là bất tiện, là thiếu thẩm mỹ, là nặng nề, hư
tóc, để rồi sau đó lại tiếp tục oán than sao hàng năm lắm tai nạn giao thông
quá, lắm người chết vì tại nạn giao thông quá….
5.
“Người ta” cứ oán than sao đám CSGT cứ nhận hối
lộ, trong khi bản thân mình nếu bị bắt vì không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn đường
thì lại: "Dạ anh thông cảm, em quên, em là sinh viên, anh xem có thể giải
quyết nhanh hộ em được không, nhà em có việc gấp lắm...".
6.
Người ta thích sáng đi học, chiều lê la trà đá
chém gió, chửi chế độ, chửi nền giáo dục rồi tối diện đồ đi chơi, kiếm chỗ ăn
ngon, nhậu rẻ để rồi ra trường lại tiếp tục đổ cho cái nền giáo dục, như thể
mang cọc tiền tới rồi giao tính mạng, tương lai mình cho trường lớp vậy:
"Đây, em trả tiền cho nhà trường, nhà trường muốn làm gì thì làm đi, tương
lai em ở trong tay các vị cả đấy."
7.
“Người ta”
thích soi mói những người giỏi, những người giàu và chẳng muốn nhìn thấy sự nỗ
lực, cố gắng của họ, nhưng rồi vẫn muốn trở thành một người giàu.
8.
“Người ta”
thích đọc tiểu thuyết 3 xu hơn là những quyển sách về kĩ năng, về những kẻ kiệt
xuất để làm cảm hứng, để học hỏi những trải nghiệm của họ để rồi bảo sách sặc
mùi lý thuyết, chẳng áp dụng được gì nhiều, trong khi chính họ đã đọc được mấy
quyển? Áp dụng được mấy chương?
9.
“Người ta”
thích coi tin sao này chửi lộn với sao kia, người mẫu này lộ hàng, hot boy kia
khoe thân, thích đọc các thể loại cướp, giết, hiếp chứ không bao giờ ngó ngàng
đến xem giá vàng đang ở mức bao nhiêu, kinh tế lên hay xuống, nhưng lại hay lên
đồng chửi đổng “đạo đức xã hội đi xuống”, bla…bla..bla
10.
“Người ta” chỉ
thích dùng hàng ngoại, thần tượng hàng ngoại mà không biết rằng đôi khi món đồ
người ta mua chính là hàng Việt Nam được xuất khẩu sang nước ngoài.
11.
“Người ta” bảo mình yêu nước nhưng lại tìm mọi cách để
trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
12.
“Người ta” sẵn
sàng vượt đèn đỏ, lấn đường, leo vỉa hè nhưng lại chê người khác thiếu văn hóa
nếu họ lấn đường của mình.
Người ta... thật lạ...
TẠI SAO KHÔNG THỂ BẮT GIỮ TÀU DẦU KHÍ TRUNG QUỐC ?
“7
giờ 15 phút sáng ngày 6/6/2015, Tàu thăm dò
Dầu khí Tân Hải 571 của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận),
cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo). Lực
lượng chức năng Việt Nam đã huy động 06 tàu ra giám sát chặt. Tuy nhiên do chiếc
tàu đang di chuyển và chưa có hoạt động tác nghiệp nào nên lực lực lượng chức
năng Việt Nam vẫn dừng ở mức theo dõi. Vùng biển tàu Tân Hải 571 đang di chuyển
cũng là vùng biển có các lô dầu khí của Việt Nam với một số giàn khoan dầu khí
của Việt Nam đang hoạt động. 17h cùng ngày, Tân Hải 571 đã lùi ra xa hơn nhưng
vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lực lượng chức năng đang tiếp
tục theo dõi.”
--------------------------
Khi đọc được thông tin này đã có một lực
lượng cmt đông đảo với nội dung “tại sao không bắt giữ tàu của Trung Quốc” cùng
một lượng cmt không hề nhỏ chê chính phủ Việt
Nam “hèn nhát”, “không dám”
phản kháng, đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo….kèm theo đó là những cmt kích động chiến tranh.
Phải nói rằng dân Việt Nam mình rất yêu nước, yêu biển đảo nhưng lại
lười tìm hiểu về luật biển hay những công ước mà Việt Nam tham gia. Yêu nước
không chỉ cần một trái tim nóng mà còn cần một cái đầu lạnh. Chúng ta dựa vào
Công ước Luật Biển 1982 để yêu cầu Trung Quốc trao trả các đảo đang chiếm giữ
thì chính chúng ta phải là người tuân thủ công ước này trước tiên.
Theo Công ước Luật Biển 1982, tàu bè các nước được quyền qua lại
vô hại qua lãnh hải của nước khác. Lãnh hải là khoảng cách 12 hải lý tính từ đường
cơ sở. Nôm na là từ bờ, từ chỗ nước tiếp giáp với đất liền hay từ chỗ nhô lên
khi thuỷ triều xuống. Tàu nước ngoài, kể cả tàu quân sự, nếu không gây ra các
hành động gây hại, đe doạ hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển thì
được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải của quốc gia ấy mà không cần phải xin
phép, không bị cản trở, không bị thu lệ phí và không bị phân biệt đối xử. Riêng
tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
Việt Nam tham gia công ước trên từ năm 1994 và cụ thể hoá các nội
dung đó vào Luật Biển Việt Nam. Tại các điều 23 và 24 quy định cụ thể về các nội
dung “Đi qua không gây hại trong lãnh hải” và “Nghĩa vụ khi thực hiện quyền đi
qua không gây hại”. Hiện tại google vẫn chưa tính phí nên các bạn có thể thoải
mái tìm hiểu thêm.
Thế nên khi cái tàu dầu khí Tân Hải 517 nó đi cách bờ nhà ta 40 hải
lý, tức là đi ngoài lãnh hải, chúng ta không có quyền bắt giữ hay tấn công. Bắt
giữ hay tấn công lúc này đều là một cái cớ tuyệt vời để Trung Quốc tiến hành
chiến tranh hoặc trả đũa. Người Việt Nam không ngán chiến tranh và sẵn sàng
chơi khô máu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Mỗi tấc đất biên giới
đều thấm đẫm máu người Việt Nam, nhưng chiến tranh là biện pháp bất khả kháng
cuối cùng. Nếu hô hào chiến tranh như một cách biểu thị lòng yêu nước thì có gì
đó vừa khôi hài vừa nhẫn tâm. Khôi hài bởi người ta chưa biết như thế nào là
chiến trận. Nhẫn tâm bởi vì chiến tranh luôn đồng nghĩa với chết chóc, đau
thương. Việt Nam mình, nghìn năm Bắc thuộc, 80 năm chống thực dân Pháp, 21 năm
kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh biên giới phía Bắc, chiến tranh biên giới Tây
Nam… Vậy chưa đủ hay sao ?
Cuối cùng xin mượn câu nói của bác tôi – một tình nguyện quân Việt
Nam đã sống và chiến đấu gần 10 năm trên đất bạn Campuchia: “Chúng tao là những
người lính, chúng tao không sợ chiến tranh, nhưng chúng tao đã chứng kiến đủ sự
khốc liệt và tàn bạo của chiến tranh, 10 năm trên đất bạn, tao không nhớ mình
đã tự tay gói ghém, chôn bao nhiều đứa bạn. Nhiều đứa đến bây giờ vẫn chưa được
về quê mẹ. Thế là quá đủ rồi, cả đời tao chỉ biết cầm súng bắn nhau, tao không
muốn chúng mày phải khổ như tao ngày trước, chiến tranh là chết chóc. Nếu bây
giờ có chiến tranh, cứ để tao đi trước, tao già rồi, có chết cũng chẳng còn gì
hối tiếc, còn tụi bây còn trẻ, phải sống để xây dựng đất nước, để làm thay những
điều chúng tao không làm được”.
SỰ TỐT BỤNG ĐÁNG NGỜ !
“Nước Mỹ tự do” từng làm người hùng "chống cộng, bảo vệ
thế giới tự do" với cái giá vài trăm tỷ USD và hơn 50 ngàn mạng người
trong chiến tranh Việt Nam với mục đích cao cả “ngăn chặn làn sóng đỏ”. Khi ấy
người ta tưởng chừng như nước Mỹ sẽ không bao giờ “đội trời chung” với “cộng sản”.
Ấy thế mà, đùng một cái, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, chuẩn bị ký kết
TPP, thậm chí là mở toang cửa Nhà Trắng mời ông Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam tới thăm - hành động bom nguyên tử có ý nghĩa như
“phản bội” mọi giá trị lâu nay Mỹ tuyên bố: xem “cộng sản” như “kẻ thù nhân loại”.
Đong đếm, kì kèo từng đồng bạc cắc bồi thường nạn nhân chất độc màu da cam
nhưng lại sẵn sàng tài trợ 18 triệu USD để Việt Nam – một nước cựu thù của Mỹ
mua tàu tuần tra. Trong khi anh bạn đồng minh Philippin gào khản cổ thì chỉ được
vài cái máy bay hết date. Một sự “tốt bụng” đến bất ngờ !
Sau khi thua trắng trong ván bài "chống Nga" và chuốc lấy sự bất mãn từ các đồng minh Tây Âu , nước Mỹ có nguy cơ đánh mất vị trí cường quốc số 1 vào tay Trung Quốc. Để ngăn chặn điều này, Mỹ vội vàng nhảy vào Biển Đông bằng con bài TPP, thúc đẩy nâng tầm ngoại giao với các quốc gia ASEAN. Với dã tâm biến ASEAN trở thành con tốt thí đi đầu trong việc chống lại đại gia Trung Quốc. Tuy nhiên, vì phần lớn các nước trong khu vực hoặc đã bị mua chuộc hoặc không có quyền lợi ở Biển Đông. Trong khi Malaysia chỉ được cái to mồm còn Philippin thì quá yếu, chỉ còn lại Việt Nam sẵn sàng chơi khô máu với Trung Quốc vì có quyền lợi sống còn ở Biển Đông. Việc Mỹ dùng “biện pháp nóng” khiêu khích quân sự có thể là đòn hâm nóng khiến các nước nhỏ tưởng Mỹ sẽ nhảy vào nên hung hăng ra trận (ngư ông đắc lợi), hoặc sẽ tham gia cuộc đua vũ trang mua sắm vũ khí cho Mỹ (chả phải tự dưng Nhà Trắng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đâu), hoặc Trung Quốc buộc phải chia sẻ quyền lợi Biển Đông với Mỹ để được yên thân… Túm lại, dù tình hình Biển Đông xoay chuyển theo tình huống nào thì Mỹ vẫn là kẻ đắc lợi nhiều nhất.
Đừng nói Mỹ nhảy vào vì “Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông”. Câu này được các học giả Âu – Mỹ viết dựa trên quan điểm vì lợi ích của nước Mỹ. Một đất nước ở cách Biển Đông nửa vòng trái đất mà đòi có "lợi ích cốt lõi ở Biển Đông" thì không khác gì chuyện dưới thời Pháp thuộc học sinh An Nam lớp đồng ấu cứ phải đọc "tổ tiên chúng ta là người Gô - loa". Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông phải giống như lợi ích của bất kỳ nước nào có tàu bè qua lại ở Biển Đông. Mà cứ cho là Mỹ có “lợi ích cốt lõi ở biển Đông đi”. Xưa kia Mỹ sẵn sàng chi vài trăm tỷ USD trong cuộc chiến tranh Việt Nam để “ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ thế giới tự do”. Ấy thế mà lại tiếc vài chục tỷ USD, không chịu đầu tư cho quân đội đồng minh Philippin trở thành tiền đồn chống Trung Quốc mà lại chọn cách hỗ trợ Việt Nam – một nước “cộng sản” cựu thù. Nghe có vẻ không hợp lý lắm.
Thể hiện vài động tác giựt le kiểu lượn lờ tàu chiến trong phạm vi lãnh hải cách Trung Quốc....12 Hải lý, cho máy bay trinh sát bay xa xa và chở theo một anh phóng viên CNN để thế giới trầm trồ ngưỡng mộ “À! Không phải dạng vừa đâu". Sau đó thì quan chức Mỹ liên tục đưa ra những phát ngôn thề non hẹn biển cùng Việt Nam chống Tàu. 18 triệu USD, 5 cái tàu tuần tra mà so với hải quân Việt Nam thì chỉ như xuồng ba lá xuất hiện tần suất dày đặc trên truyền thông. Phải chăng nước Mỹ đang định dùng nước bọt và dăm ba đồng tiền lẻ làm liều Doping kích thích Việt Nam xông lên chống Tàu, làm bãi chiến trường cho Mỹ giống như Uk ?
Cuối cùng, xin nhắc lại một câu nói được xem như kim chỉ nam của các nước tư bản "Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn"
Sau khi thua trắng trong ván bài "chống Nga" và chuốc lấy sự bất mãn từ các đồng minh Tây Âu , nước Mỹ có nguy cơ đánh mất vị trí cường quốc số 1 vào tay Trung Quốc. Để ngăn chặn điều này, Mỹ vội vàng nhảy vào Biển Đông bằng con bài TPP, thúc đẩy nâng tầm ngoại giao với các quốc gia ASEAN. Với dã tâm biến ASEAN trở thành con tốt thí đi đầu trong việc chống lại đại gia Trung Quốc. Tuy nhiên, vì phần lớn các nước trong khu vực hoặc đã bị mua chuộc hoặc không có quyền lợi ở Biển Đông. Trong khi Malaysia chỉ được cái to mồm còn Philippin thì quá yếu, chỉ còn lại Việt Nam sẵn sàng chơi khô máu với Trung Quốc vì có quyền lợi sống còn ở Biển Đông. Việc Mỹ dùng “biện pháp nóng” khiêu khích quân sự có thể là đòn hâm nóng khiến các nước nhỏ tưởng Mỹ sẽ nhảy vào nên hung hăng ra trận (ngư ông đắc lợi), hoặc sẽ tham gia cuộc đua vũ trang mua sắm vũ khí cho Mỹ (chả phải tự dưng Nhà Trắng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đâu), hoặc Trung Quốc buộc phải chia sẻ quyền lợi Biển Đông với Mỹ để được yên thân… Túm lại, dù tình hình Biển Đông xoay chuyển theo tình huống nào thì Mỹ vẫn là kẻ đắc lợi nhiều nhất.
Đừng nói Mỹ nhảy vào vì “Mỹ có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông”. Câu này được các học giả Âu – Mỹ viết dựa trên quan điểm vì lợi ích của nước Mỹ. Một đất nước ở cách Biển Đông nửa vòng trái đất mà đòi có "lợi ích cốt lõi ở Biển Đông" thì không khác gì chuyện dưới thời Pháp thuộc học sinh An Nam lớp đồng ấu cứ phải đọc "tổ tiên chúng ta là người Gô - loa". Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông phải giống như lợi ích của bất kỳ nước nào có tàu bè qua lại ở Biển Đông. Mà cứ cho là Mỹ có “lợi ích cốt lõi ở biển Đông đi”. Xưa kia Mỹ sẵn sàng chi vài trăm tỷ USD trong cuộc chiến tranh Việt Nam để “ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ thế giới tự do”. Ấy thế mà lại tiếc vài chục tỷ USD, không chịu đầu tư cho quân đội đồng minh Philippin trở thành tiền đồn chống Trung Quốc mà lại chọn cách hỗ trợ Việt Nam – một nước “cộng sản” cựu thù. Nghe có vẻ không hợp lý lắm.
Thể hiện vài động tác giựt le kiểu lượn lờ tàu chiến trong phạm vi lãnh hải cách Trung Quốc....12 Hải lý, cho máy bay trinh sát bay xa xa và chở theo một anh phóng viên CNN để thế giới trầm trồ ngưỡng mộ “À! Không phải dạng vừa đâu". Sau đó thì quan chức Mỹ liên tục đưa ra những phát ngôn thề non hẹn biển cùng Việt Nam chống Tàu. 18 triệu USD, 5 cái tàu tuần tra mà so với hải quân Việt Nam thì chỉ như xuồng ba lá xuất hiện tần suất dày đặc trên truyền thông. Phải chăng nước Mỹ đang định dùng nước bọt và dăm ba đồng tiền lẻ làm liều Doping kích thích Việt Nam xông lên chống Tàu, làm bãi chiến trường cho Mỹ giống như Uk ?
Cuối cùng, xin nhắc lại một câu nói được xem như kim chỉ nam của các nước tư bản "Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn"
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)