Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Khi tay nhanh hơn não


Nhanh tay hơn nhanh não là cụm từ ám chỉ những anh hùng bàn phím có tốc độ gõ phím nhanh hơn tốc độ của noron thần kinh não, có nghĩa là não chưa kịp nghĩ thì tay đã viết xong bình luận. Lực lượng này chiếm phần lớn cộng đồng mạng Việt Nam. Họ là những chuyên gia “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”. Họ có thể chém gió về mọi lĩnh vực, từ những chuyện nhỏ nhỏ như an toàn vệ sinh thực phẩm, vắc xin đến những chuyện to to như an ninh quốc gia. Về mấy chuyện nhỏ nhỏ, thôi nhỏ quá thì bỏ qua, ở đây chúng ta sẽ bàn đến những chuyện to to.

Nhớ lại hồi tháng 6/2015, khi báo chí đăng tin về việc tàu dầu khí Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Việt Nam. Các anh hùng bàn phím nhà ta nhanh như cắt, lao vào bình luận, chửi bới chính quyền, yêu cầu nhà nước phải cử quân đội ra đánh đuổi, nào là “tàu tên lửa chỉ để cho oai, mua tàu ngầm về làm cảnh à mà sao không ra bắn tàu Trung Quốc, hay “sợ Trung Quốc nên không dám làm gì”, bla…bla… Toàn những thanh niên ỉa lên đầu luật pháp, mà không chỉ luật pháp Việt Nam, các thanh niên còn sẵn sàng ỉa luôn lên đầu luật pháp quốc tế. Bất cần biết luật biển quốc tế nó quy định cái gì. Ghét thì đánh. Không đánh là hèn. Chiến tranh ư ? Chuyện nhỏ, quân đội chết trước mà.

Bây giờ khi máy bay Trung Quốc xâm phạm vùng thông báo bay của Việt Nam cũng thế. Không chỉ anh hùng bàn phím mà ngay cả phóng viên, nửa chữ về luật hàng không dân dụng quốc tế không biết những vẫn cứ viết như đúng rồi. Nào là “máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam”, nào là “cho tiêm kích lên ép hạ cánh, không hạ cánh thì bắn luôn không cần nói nhiều”, “bắn chết cmn đi”, “Thổ Nhĩ Kỳ máy bay Nga rồi đấy, có thấy chiến tranh đâu. Việt Nam sợ cái gì mà không dám bắn Trung Quốc”….

Dường như cộng đồng mạng Việt Nam cứ động đến Trung Quốc mà nhất là những vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ thì máu đổ dồn hết lên não. Ai cũng biết là dân Việt Nam yêu nước. Nhưng có yêu nước thì cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Việt Nam chưa đủ mạnh để một mình cân cả thế giới đâu.

Quả thật, nếu có một cuộc thi quốc tế về tốc độ gõ phím thì chắc chắn các anh hùng bàn phím của Việt Nam mà đứng 2 thì không ai dám đứng thứ 1.

Xem thêm về việc tại sao không thể bắt giữ tàu dầu khí cũng như bắn hạ máy bay Trung Quốc:


Về việc máy bay Trung Quốc “xâm phạm không phận” Việt Nam.

Khi đưa tin về việc máy bay Trung Quốc đi vào vùng thông báo bay TP.HCM mà không thông báo, một số tờ báo đã giật tít "máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam" khiến cho dư luận thắc mắc sao ta không cho chiến đấu cơ lên ép hạ cánh hoặc bắn hạ. Các sửu nhi thì phán 1 câu xanh rờn "quan ngại nhưng dân không ngán", một số khác nhai lại luận điệu của bọn phản động "Việt Nam hèn với Trung Quốc"....bla....bla.... khi chính phủ Việt Nam chỉ phản đối và cảnh báo phía Trung Quốc đồng thời gửi thông tin cho ICAO để xử lý theo Luật Hàng không Dân dụng Quốc tế chứ không có những "động thái quyết liệt" như cho tiêm kích lên ép hạ cánh hoặc bắn hạ giống như Thổ Nhĩ Kỳ bắn máy bay Nga.

Về việc này chúng ta cần phải hiểu rõ vùng thông báo bay (FIR) và không phận (airspace) là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Vùng Thông tin bay hay Vùng Thông báo hướng dẫn bay (Flight Information Region - FIR) là khoảng không bao trùm toàn cầu được Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế ( International Civil Aviation Organization - ICAO) vạch ra, chia thành nhiều vùng khác nhau và phân bổ lại cho các quốc gia để quản lý và khai thác thương mại. Bản chất của FIR là một khu vực để khai thác quyền thương mại, theo đó quốc gia được giao FIR sẽ cung cấp dịch vụ thông báo bay và điều tiết hàng không dân dụng trong vùng FIR mà mình quản lý, mọi phương tiện bay hàng không dân dụng đều phải thông báo và trả phí sử dụng dịch vụ thông báo bay của quốc gia quản lý FIR.

Máy bay đi qua FIR cần phải cung cấp thông tin để trạm điều khiển không lưu điều tiết đường bay nhằm tránh va chạm với các máy bay khác. Ngoài ra máy bay khi bay qua FIR còn được cung cấp dịch vụ thông tin bay và dịch vụ báo động khi cần thiết. Đây là những mức dịch vụ cơ bản cho máy bay nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho việc điều hành những chuyến bay một cách an toàn và hiệu quả, cũng như để báo động cho các cơ quan có trách nhiệm khi một máy bay cần cứu trợ hay bị tai nạn để tìm kiếm cứu nạn.

Nhìn trên bản đồ, các bạn sẽ thấy rõ FIR Hà Nội bao trùm lên lãnh thổ phía Bắc Việt Nam và phần Vịnh Bắc Bộ thuộc về Việt Nam. FIR TP.HCM bao trùm lên lãnh thổ phía Nam Việt Nam bao gồm cả vùng hải phận quốc tế cũng như cả một phần vùng trời Lào và một phần vùng trời Campuchia.



2. Không phận là bầu trời do một quốc gia kiểm soát bao phủ lãnh thổ và lãnh hải của quốc gia đó. Theo luật quốc tế thì không phận chủ quyền ăn khớp với lãnh thổ, lãnh hải và nội hải của một quốc gia, tức không gian trên đất và 12 hải lý dọc bờ biến. Không phận nằm ngoài vùng lãnh hải và lãnh thổ được coi là không phận quốc tế, tương đương với hải phận quốc tế.

Như vậy các chuyến bay của Trung Quốc chỉ bay qua FIR TP.HCM nhưng là bay qua vùng trời quốc tế nên họ KHÔNG XÂM PHẠM VÙNG TRỜI của Việt Nam mà chỉ vi phạm nghĩa vụ thông báo bay trong Luật Hàng Không Dân dụng Quốc tế, thuộc thẩm quyền phán xử của ICAO. Vì vậy việc chính phủ Việt Nam gửi thông báo đến ICAO là hoàn toàn phù hợp.

3. Tại sao không cho tiêm kích lên ép hạ cánh hay bắn hạ như Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ của Nga ?

Cần phân biệt rõ việc máy bay Trung Quốc xâm nhập FIR của Việt Nam hoàn toàn khác với việc chiến đấu cơ của Nga (chưa rõ có xâm phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ hay không) bị bắn hạ.

Thứ 1: Máy bay của Nga là chiến đấu cơ, còn máy bay Trung Quốc là máy bay dân dụng.

Thứ 2: Chúng ta có quyền cho tiêm kích lên ép hạ cánh hoặc bắn hạ bằng nhiều cách khác nhau khi máy bay nước ngoài vi phạm KHÔNG PHẬN của Việt Nam trong trường hợp đã cảnh báo nhiều lần mà không chịu ra. Nhưng nếu như máy bay nước ngoài chỉ xâm nhập FIR mà không thông báo, chúng ta chỉ có thể phát tín hiệu yêu cầu họ báo cáo, chứ không được sử dụng không quân và phòng không. Trong trường hợp này mọi động thái quân sự đều bị coi là gây hấn. Điều này hoàn toàn không có lợi cho Việt Nam trên trường Quốc tế.

Vụ việc này cũng giống như việc tàu dầu khí Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo) hồi tháng 6/2015. Khi ấy chúng ta cũng chỉ có thể cử tàu ra giám sát và theo dõi vì tàu Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) - vùng tự do đi lại của quốc tế, chúng ta chỉ có quyền tài phán và tự do khai thác.

Tất nhiên, việc cho máy bay đi vào FIR mà không xin phép cũng là một hành động khiêu khích. Nhưng nó không đủ lý do để có thể sử dụng các lực lượng quân sự.

Chiến tranh không phải trò đùa.

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Đừng đùa với dân Ninh Hiệp


Những lùm xum liên quan đến vụ việc giải phóng mặt bằng tại chợ Ninh Hiệp - Gia Lâm – Hà Nội đang rất được dư luận chú ý trong những ngày vừa qua. Sự việc bắt đầu “nóng” lên khi Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Phát triển Vĩnh Phát gửi thông báo khởi công xây dựng Chợ và trung tâm thương mại (dự kiến vào ngày 22/12/2015). Trước thông tin trên, một bộ phận người dân tại xã Ninh Hiệp tập trung đông người tại trụ sở UBND xã, khu vực quanh chợ Nành để cản trở việc triển khai dự án. Từ ngày 13/12/2015, tại khu vực bãi xe chợ Nành, số người dân đã lập bàn thờ, quan tài, vòng hoa, di ảnh liệt sỹ, chuẩn bị gạch đã, gậy quấn vải (đuốc)… để sẵn sàng cản trở thi công. Đồng thời, huy động đông người, có cả trẻ em học sinh (Tiểu học, Trung học cơ sở) để gây áp lực đòi dừng thi công dự án trên.

Nguyên nhân của cuộc biểu tình này là do người dân phản đối việc xây dựng trung tâm thương mại trên bãi giữ xe của chợ. Khu chợ cũ cũng là chợ đầu tiên ở Ninh Hiệp có bãi xe sát đó thuận tiện cho người dân, khách hàng buôn bán. Nhưng xã lại bán cho tư nhân, giờ muốn giải tỏa để xây TTTM mới. Trong khi đó chợ có 3 TTTM lớn chưa ngồi hết chỗ. Bây giờ việc di chuyển bãi xe rất ảnh hưởng đến các hộ trong chợ cũ. Theo một số người dân tại đây thì “Bà con cùng các cháu cầm cờ đỏ sao vàng, chỉ hô hào và gõ chống chiêng. Không có ý đả kích. Mọi người chỉ nhằm nhận được câu trả lời thích đáng từ chính quyền."

Tuy nhiên do đã đánh hơi được sự mâu thuẫn giữa chính quyền và nhân dân,  những nhà “dân chủ” vốn là chân rết, “phóng viên” của các báo đài “phản động” và của tổ chức phản động “Việt Tân” như Phan Cẩm Hường, Trịnh Bá Phương, Bùi Tiến Hưng, Đoàn Trương Vĩnh Phước… đã ngay lập tức đã có mặt hiện trường để “tác nghiệp” đưa tin trái chiều, chia sẻ thông tin tràn ngập trên các báo mạng cho rằng “chính quyền cướp đất”, đồng thời tiếp xúc, móc nối với một số người dân xã Ninh Hiệp với mục đích “hiệp thông đấu tranh”.

Lợi dụng mâu thuẫn hiện tại giữa người dân và chính quyền xã Ninh Hiệp, những nhà đấu tranh này đã đưa ra chiêu bài đưa những thông tin “ủng hộ” người dân, phản đối chính quyền để tạo sự đồng thuận, lôi kéo người dân xã Ninh Hiệp tham gia vào các hoạt động chống đối hiện nay. Kịch bản trên đã được sử dụng nhiều lần, và đã thành công rực rỡ ở Văn Giang, Dương Nội. Cụ thể sự việc là ngày 22/12/2015, Phan Cẩm Hường khoe lên facebook rằng đã tiếp cận được người dân đang khiếu kiện ở chợ Ninh Hiệp trong vòng 4 phút, cùng những công cụ phản đối chính quyền, doanh nghiệp xây dựng trung tâm thương mại như “đã quấn vải vào đầu gậy chất thành đống lớn, bên cạnh có gần 20 cỗ quan tài, hương, vòng hoa, ban thờ…” cùng bình luận hướng tính chất sự việc đến một cuộc chiến quyết tử với chính quyền để giữ đất của người dân ở đây “Tất cả đều rất sẵn sàng cho 1 trận chiến có vẻ …cân sức?!”. 


Hình ảnh, thông tin thu thập được này, Cẩm Hường tag tên những “đầu nậu chuyên chăn dắt dân oan” nổi tiếng như Trịnh Du ở Mỹ, Trần Thị Nga (thành viên Hội Phụ nữ nhân quyền, công khai tuyên bố là người của Việt Tân) và đại gia đình thủ lĩnh “dân oan” Dương Nội – Cấn Thị Thêu khai thác nhiệt tình.

Tuy nhiên dân Ninh Hiệp không dễ bị dắt mũi như thế. Người dân xã Ninh Hiệp đã sớm nhận ra bản  chất thật sau bộ mặt bỗng dưng tốt bụng của những nhà “dân chủ” rởm. Họ thể hiện sự bức xúc của mình bằng việc phát động phong trào “tìm diệt phản động” như: “Anh em Ninh Hiệp thấy bọn Vịt Tân ở đâu bắt lại đập cho chúng một trận. Nó lợi dụng người dân Ninh Hiệp để gây bạo loạn đấy!”…  các bài viết nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi và nhận được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân.


Ngay sau khi bị dân Ninh Hiệp nhắn tin đe dọa, báo cáo facebook xóa ảnh của Hường, cô này liên tục viết hẳn bài “xã luận” cảm thán, lên án người dân có bức xúc, bất mãn với chính quyền nhưng quá hèn nhát, không dám chống lại và lật đổ chính quyền hiện tại. Ngoài ra cô này và đồng bọn tập trung vào lên án người dân chợ Ninh Hiệp còn “u mê”, “chưa tỉnh ngộ”, vẫn còn sử dụng lá cờ đỏ sao vàng, di ảnh lãnh tụ “cộng sản” để bày tỏ thái độ phản đối chính quyền. Xem ra dân trí càng cao thì càng khó dắt mũi, con đường “đấu tranh” càng dài thì phải.

Cuối cùng, xin trích lời của một người dân Ninh Hiệp thay cho lời kết “Mình và cả làng đều mong chính quyền chấm dứt việc phá bỏ nhà xe xây TTTM mới, phải có kí kết với bà con rõ ràng về việc này để hợp lòng dân.Dân có giàu nước mới mạnh! Còn những đối tượng gây kích động, có ý đồ xấu mình nghĩ là các bạn không có cơ hội làm điều đó đâu. Dân làng chỉ biểu tình lành mạnh đòi quyền lợi chứ không hề muốn bạo động, không đả đảo chính quyền. Chúng tôi tin vào Đảng và Nhà nước! Quyết thắng!”


Suy nghĩ đầu năm


Nhân bài phỏng vấn đầu năm của BBC Tiếng Việt với quan điểm cho rằng người Việt ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm có nghĩa là ăn tết “theo” Trung Hoa. Nói một cách khác thì bài phỏng vấn này đã ngầm cho rằng chừng nào người Việt còn ăn tết âm lịch nghĩa là còn “lệ thuộc” Trung Quốc. Vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch âm và việc người Việt Nam ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm có phải là ăn tết “theo” Trung Hoa như lời của nhà thơ Trần Tiến Dũng trả lời BBC Tiếng Việt hay không.

11.     Âm lịch là gì ? Âm lịch có từ bao giờ ?

Âm lịch là loại lịch được tính dựa trên các chu kỳ của mặt trăng. Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm trước Công nguyên. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch

22.   Âm lịch được sử dụng để làm gì ?

Cũng như lịch dương, lịch âm được dùng để xác định ngày, ghi chép sự kiện. Ngoài ra do được tính dựa trên chu kỳ của mặt trăng, lịch âm còn là cách để xác định triều cường, các mốc thời gian “Đông chí”, “Lập xuân”,…  từ đó có thể tính được ngày canh tác, rất cần thiết cho các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp…. Vì vậy âm lịch được dùng phổ biến tại các nền nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á và phần lớn Châu Á. Lịch Âm còn được coi là một nét văn hóa đặc trưng của phương Đông.

33. Tại sao người Việt ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm ?

Việc ăn tết theo âm lịch là một truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, ăn tết như vậy là để phù hợp với việc trồng trọt và canh tác khi mùa xuân đến. Do đều xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên Trung Quốc cũng sử dụng âm lịch và ăn tết Nguyên Đán theo âm lịch. Giống như việc A và B học chung 1 lớp, do 7h vào lớp nên cả hai cùng đi học lúc 6h30. Việc A và B đi học cùng 1 giờ là do cả hai học chung lớp, chung thời gian biểu chứ không phải A đi học lúc 6h30 là do đi học “theo” B. Tương tự như vậy, người Việt Nam ăn tết âm lịch là để phù hợp với lịch canh tác chứ không phải là ăn tết “theo” Trung Hoa như lời nhà thơ gì đó đã nói trên BBC. Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì tết âm lịch bởi đó là một truyền thống lâu đời. Tết âm lịch không chỉ là khoảng thời gian đón năm mới, nghỉ ngơi chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo mà còn là dịp sum họp gia đình.

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa, dù có tương đồng thì vẫn luôn tồn tại khác biệt. Cùng ăn tết Nguyên Đán theo âm lịch nhưng không có nghĩa là người Việt Nam “sao chép” hay “ăn theo” Trung Hoa. Văn hóa tết của người Việt Nam có bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giày tượng chưng cho trời, có cây nêu, dưa muối…. đây là những thứ mà tết Trung Quốc không có. Việc ăn tết âm lịch là một truyền thống văn hóa của người Việt Nam, kêu người Việt Nam ăn tết dương lịch, bỏ tết âm thật không khác gì bảo người Việt ăn bánh mì, humburger thay cơm gạo trắng. Không rõ từ bao giờ mà người ta cho rằng các giá trị văn hoá phương Tây mới là chân lý và xem thường văn hoá Á Đông ? Từ bao giờ mà người ta quan niệm rằng cứ cái gì của Trung Quốc, mà không cần “của”, chỉ cần có tý liên quan  hay có chút tương đồng với Trung Quốc thì đều là xấu? Càng không rõ dựa vào cái gì mà BBC Tiếng Việt lại mặc định rằng Tết Nguyên Đán là Tết Trung Hoa ? 

Thật khó hiểu, từ khi nào mà người ta lại để những kẻ hoàn toàn mù tịt về văn hóa và truyền thống dân tộc làm nhà thơ, phóng viên vậy ?