Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

Suy nghĩ đầu năm


Nhân bài phỏng vấn đầu năm của BBC Tiếng Việt với quan điểm cho rằng người Việt ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm có nghĩa là ăn tết “theo” Trung Hoa. Nói một cách khác thì bài phỏng vấn này đã ngầm cho rằng chừng nào người Việt còn ăn tết âm lịch nghĩa là còn “lệ thuộc” Trung Quốc. Vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch âm và việc người Việt Nam ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm có phải là ăn tết “theo” Trung Hoa như lời của nhà thơ Trần Tiến Dũng trả lời BBC Tiếng Việt hay không.

11.     Âm lịch là gì ? Âm lịch có từ bao giờ ?

Âm lịch là loại lịch được tính dựa trên các chu kỳ của mặt trăng. Âm lịch được cho là lịch cổ nhất được phát minh bởi loài người. Những người Cro-Magnon được coi là đã phát minh ra âm lịch vào khoảng 32.000 năm trước Công nguyên. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch

22.   Âm lịch được sử dụng để làm gì ?

Cũng như lịch dương, lịch âm được dùng để xác định ngày, ghi chép sự kiện. Ngoài ra do được tính dựa trên chu kỳ của mặt trăng, lịch âm còn là cách để xác định triều cường, các mốc thời gian “Đông chí”, “Lập xuân”,…  từ đó có thể tính được ngày canh tác, rất cần thiết cho các hoạt động nông – lâm – ngư nghiệp…. Vì vậy âm lịch được dùng phổ biến tại các nền nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á và phần lớn Châu Á. Lịch Âm còn được coi là một nét văn hóa đặc trưng của phương Đông.

33. Tại sao người Việt ăn tết Nguyên Đán theo lịch âm ?

Việc ăn tết theo âm lịch là một truyền thống ngàn đời của người Việt Nam, ăn tết như vậy là để phù hợp với việc trồng trọt và canh tác khi mùa xuân đến. Do đều xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên Trung Quốc cũng sử dụng âm lịch và ăn tết Nguyên Đán theo âm lịch. Giống như việc A và B học chung 1 lớp, do 7h vào lớp nên cả hai cùng đi học lúc 6h30. Việc A và B đi học cùng 1 giờ là do cả hai học chung lớp, chung thời gian biểu chứ không phải A đi học lúc 6h30 là do đi học “theo” B. Tương tự như vậy, người Việt Nam ăn tết âm lịch là để phù hợp với lịch canh tác chứ không phải là ăn tết “theo” Trung Hoa như lời nhà thơ gì đó đã nói trên BBC. Hiện tại Việt Nam vẫn duy trì tết âm lịch bởi đó là một truyền thống lâu đời. Tết âm lịch không chỉ là khoảng thời gian đón năm mới, nghỉ ngơi chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo mà còn là dịp sum họp gia đình.

Mỗi quốc gia có một nền văn hóa, dù có tương đồng thì vẫn luôn tồn tại khác biệt. Cùng ăn tết Nguyên Đán theo âm lịch nhưng không có nghĩa là người Việt Nam “sao chép” hay “ăn theo” Trung Hoa. Văn hóa tết của người Việt Nam có bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh giày tượng chưng cho trời, có cây nêu, dưa muối…. đây là những thứ mà tết Trung Quốc không có. Việc ăn tết âm lịch là một truyền thống văn hóa của người Việt Nam, kêu người Việt Nam ăn tết dương lịch, bỏ tết âm thật không khác gì bảo người Việt ăn bánh mì, humburger thay cơm gạo trắng. Không rõ từ bao giờ mà người ta cho rằng các giá trị văn hoá phương Tây mới là chân lý và xem thường văn hoá Á Đông ? Từ bao giờ mà người ta quan niệm rằng cứ cái gì của Trung Quốc, mà không cần “của”, chỉ cần có tý liên quan  hay có chút tương đồng với Trung Quốc thì đều là xấu? Càng không rõ dựa vào cái gì mà BBC Tiếng Việt lại mặc định rằng Tết Nguyên Đán là Tết Trung Hoa ? 

Thật khó hiểu, từ khi nào mà người ta lại để những kẻ hoàn toàn mù tịt về văn hóa và truyền thống dân tộc làm nhà thơ, phóng viên vậy ?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét