Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

TƯ NHÂN HÓA NGÀNH ĐIỆN – CHUYỆN ĐÂU PHẢI ĐÙA !



Trong kinh doanh, có càng nhiều đối thủ thì sự cạnh tranh càng lớn, nhiều sản phẩm đồng nghĩa với việc người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến giá thành sản phẩm ngày càng rẻ trong khi chất lượng ngày càng tăng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người nghĩ đến việc tư nhân hóa ngành điện – nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây là một trong những ngành trọng điểm của quốc gia, chuyện đâu phải đùa.

Giá điện tăng – dân tình bức xúc. Người đòi tư nhân hóa ngành điện, người đòi công khai minh bạch. Thôi, tạm thời bỏ qua chuyện EVN có minh bạch hay không, lỗ lãi như thế nào. Bài viết này chỉ tính đến chuyện tư nhân hóa ngành điện.

Tư nhân hóa quá trình chuyển đổi về hình thức sở hữu của một doanh nghiệp từ nhà nước sang tay tư nhân. Nói một cách dễ hiểu thì tư nhân hóa ngành điện nghĩa là các doanh nghiệp tư nhân (trong nước và ngoài nước) được phép đầu tư vào ngành điện, cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước (EVN). Theo như lý giải của một số người thì sự cạnh tranh này sẽ làm giảm giá điện. Nghe thì rất đơn giản nhưng điện là một ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia. Nếu ngành điện rơi vào tay tư nhân thì chuyện gì sẽ xảy ra. Thương trường là chiến trường, đừng ai đòi hỏi sự công bằng trong kinh doanh. Xưa kia điện thoại có Nokia, Motorola, SamSung, LG, Apple… thì nay chỉ còn SamSung, LG, Apple… Bạn có thể nói rằng các hãng kia hoạt động không tốt nên bị sáp nhập. Ok. Chuyện cái điện thoại, có bị sáp nhập hay thao túng cũng không ảnh hưởng gì mấy đến nền kinh tế quốc gia. Nhưng nếu như ngành công nghiệp năng lượng – ngành trọng điểm bị thao túng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Điều ấy có nghĩa là nền kinh tế của cả quốc gia ấy sẽ phụ thuộc vào một người.

Bạn có thể nói rằng sự cạnh tranh sẽ khiến doanh nghiệp nhà nước phải thay đổi, phải kinh doanh hiệu quả, phải có lãi, phải bla…bla…bla nhưng có một điều này bạn cần nhớ: tư nhân họ chỉ làm vì lợi nhuận, nếu một việc không có lợi, chắc chắn họ sẽ không làm. Còn nhà nước thì bên cạnh lợi nhuận còn có nhiều yếu tố khác. Lãnh thổ Việt Nam có tới ¾ là đồi núi. 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh chiếm 86,2% dân số sống ở đồng bằng. Các dân tộc khác chủ yếu sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa. Ở đồng bằng, nhu cầu sử dụng điện của người dân cao thì thôi ta không nói, còn ở vùng sâu vùng xa, vùng núi thì sao ? Nếu bạn là một doanh nghiệp, liệu bạn có bỏ hàng trăm tỷ đồng kéo điện lên bản – nơi mà chỉ có khoảng 30 – 50 nóc nhà, mỗi nhà sử dụng một bóng đèn để thắp sáng và một tivi chỉ được bật khoảng 2 tiếng buổi tối. Bạn có sẵn sàng đầu tư vào một nơi mà hàng tháng người dân chỉ sử dụng từ 10 đến 20.000 tiền điện và để thu được số tiền ấy ít ỏi ấy nhân viên của bạn phải mất mấy ngày vượt rừng băng suối. Tôi dám cá với bạn nếu không phải EVN thì chả có doanh nghiệp nào làm như vậy. Bạn có thể nói rằng nhiều nơi vẫn chưa có điện, ừ thì chưa có nhưng không có nghĩa là không có. Và nếu tư nhân hóa ngành điện thì tôi dám cá với bạn những nơi chưa có ấy sẽ vĩnh viễn không có điện.


Tư nhân hóa ngành điện có thể là việc sẽ xảy ra trong nay mai, nhưng tư nhân hóa như thế nào và tư nhân hóa ra làm sao thì hãy để các chuyên gia phân tích, tính toán. 

“HẢI QUÂN VIỆT NAM Ở ĐÂU KHI NGƯ DÂN GẶP NẠN” ?




Họ gọi nhau bằng những cái tên mĩ miều như “nhà đấu tranh”, “nhà dân chủ”, “Người yêu nước”. Họ là những kẻ tự cho rằng mình được tiếp cận với nền tri thức mạng nên thức thời hơn người, hiểu biết hơn người. Họ thể hiện cái sự hiểu biết của mình bằng việc chửi chế độ, chống nhà nước. Họ khẳng định cái tôi bằng việc đi ngược lại với đám đông. Nếu như con ếch ngồi dưới đáy giếng nhìn lên chỉ thấy bầu trời bằng cái mâm thì những nhà “dân chủ” chỉ nhìn thấy cuộc đời to bằng cái màn hình máy tính. Cũng chính vì cuộc đời chỉ to như cái màn hình máy tính nên khi lượm lặt được một hình chụp cảnh tàu của ngư dân gặp nạn trên biển, những kẻ tự cho rằng mình “dân chủ”, mình “thức thời” đã cùng nhau lên đồng bài ca “Tàu Hải quân Việt Nam ở đâu khi ngư dân gặp nạn
“Hải quân Việt Nam luôn đồng hành cùng ngư dân” – đây là câu trả lời duy nhất dành cho những nhà “dân chủ” nửa mùa tối ngày ôm bàn phím.
+ Ngày 16/11/2014, tàu cá BĐ 96801 TS do ông Nguyễn Đức Toàn (quê quán Hoài Hải, Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng hành nghề câu cá ngừ đại dương ở gần khu vực đảo Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa thì bị hỏng máy không thể khắc phục được. Tàu cá trôi dạt trong điều kiện sóng to, gió lớn, có nguy cơ bị sóng đánh chìm. Các ngư dân trên tàu đã dùng các thiết bị liên lạc xin ứng cứu.
Nhận được thông tin, sáng 18/11, tàu HQ 712 đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa đã hành quân ra hiện trường để phối hợp với tàu HQ 739 (cũng thuộc Hải Đoàn 129) tổ chức tìm kiếm tàu cá BĐ 96801 TS bị nạn. Qua kiểm tra, máy trưởng tàu HQ 712 xác định máy chính của tàu cá bị hỏng nặng, không thể khắc phục được, Sở chỉ huy Hải Đoàn 129 đã lệnh cho tàu HQ 712 lai kéo tàu cá BĐ 96801 TS vào bờ để đảm bảo tính mạng, tài sản cho ngư dân. Theo thuyền trưởng tàu HQ 712, khi nhận lệnh kéo tàu cá về bờ, tuy gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, biển động mạnh nhưng cán bộ chiến sĩ tàu đã hiệp đồng, thống nhất phương án, khắc phục khó khăn khéo léo lai kéo tàu cá BĐ 96801 TS vượt quãng đường khoảng 600 km từ Trường Sa vào đến bờ an toàn.
+ Vào lúc 9 giờ 15 phút, ngày 26/03/1015, Biên đội Tàu 12418 gồm hai tàu 377 và 378 thuộc Lữ đoàn 167, Vùng 2 Hải quân đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Vũng Tàu đã phát hiện tàu cá BĐ-40712TS đang cứu kéo tàu cá BRV- 4186TS. Tàu cá BĐ-407212TS phát tín hiệu cấp cứu vì lý do sóng lớn không thể tiếp tục cứu kéo tàu BRV-4186TS vào bờ. Nhận được tín hiệu cấp cứu, Chỉ huy Lữ đoàn 167 đã điều tàu 378 ngay lập tức đến vị trí cứu nạn tàu ngư dân. Ngay sau đó với sự hỗ trợ của tàu 377, tàu 378 đã lai kéo thành công tàu bị nạn, cập cảng an toàn và tiến hành các thủ tục bàn giao cho địa phương.
+ Gần đây nhất, sáng 20/5/2015, trên tần số 7906 kHz, Hệ thống Đài TTDH Việt Nam nhận được tin tàu cá Quảng Trị QT 91045 TS với 6 ngư dân đang hoạt động đánh bắt tại vị trí có tọa độ 16-32N 110-28E, trong khu vực đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị hỏng trục số, không khắc phục được. Tại thời điểm xảy ra sự cố, tàu thả trôi theo hướng 180 độ. Hệ thống Đài TTDH Việt Nam lập tức thông báo tới các đơn vị tìm kiếm cứu nạn khu vực và địa phương, đồng thời phát thông tin bằng các phương thức nghiệp vụ trên sóng vô tuyến yêu cầu các phương tiện hoạt động trong khu vực tăng cường quan sát và hỗ trợ tàu QT 91045 TS. Tuy nhiên trong khu vực tàu QT 91045 bị nạn không có tàu cá nào đang hoạt động. Nhận được thông tin, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã điều động tàu HQ 951 tiếp cận để hỗ trợ sửa chữa. Đến tối 20/5, nhờ sự giúp đỡ của tàu HQ 951, tàu QT 91045 đã khắc phục xong sự cố và tiếp tục ở lại Hoàng Sa đánh bắt.
Đây chỉ là 3 trong số rất nhiều những hoạt động của Hải quân Việt Nam nhằm giúp đỡ ngư dân yên tâm bám biển để vừa khai thác nguồn lợi trên ngư trường truyền thống của mình, vừa góp phần cùng các lực lượng chức năng giữ gìn sự bình yên và toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Những “nhà dân chủ” chỉ biết núp sau bàn phím, nếu các vị đã không thể và không dám bước ra khỏi cánh cửa nhà mình thì hãy trật tự, để Hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ của mình. Các vị không đủ tuổi để nói chuyện về họ và về ngư dân Việt Nam.  

(Hình ảnh tàu 378 lai kéo tàu của ngư dân gặp nạn trên biển về bờ)

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

SỰ THẬT VỀ CHIẾC TÚI ĐƯA DI CỐT THIẾU TÁ NGUYỄN ANH TÚ VỀ QUÊ



Thiếu tá Nguyễn Anh Tú là một trong hai phi công hy sinh trong vụ máy bay rơi ở trên biển ngày 16/04. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cơ quan chức năng đã tìm được thi thể hai phi công và tiến hành trục vớt các mảnh vỡ máy bay. Lễ truy điệu thiếu tá Nguyễn Anh Tú và thượng tá Lê Văn Nghĩa diễn ra vào sáng ngày 3/5 tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng.

Riêng thiếu tá Nguyễn Anh Tú, theo nguyện vọng của gia đình muốn đưa anh về quê nên sáng ngày 05/05, chiếc máy bay chở di cốt thiếu tá Tú đã đáp xuống sân bay Cát Bi – Hải Phòng đưa người anh hùng trở về quê hương.

Sự kiện này đã được báo chí đưa tin từ rất sớm. Những hình ảnh đầu tiên mà báo chí đăng là tấm hình chụp lại cảnh di cốt thiếu tá Nguyễn Anh Tú được đồng đội đặt trong một chiếc túi xách đen vừa đưa xuống từ máy bay. Đây là cũng là hình ảnh duy nhất được truyền tải đến độc giả mà không kèm theo bất kỳ chú thích nào. Điều này đã gây nên một làn sóng phản ứng dữ dội trong dư luận khi nhiều người cho rằng việc đặt di cốt liệt sĩ vào túi xách và không phủ Quốc kỳ là rất phản cảm. Người dân không biết thông tin nên phản ứng đã đành, đằng này nhiều nhà báo còn góp phần vào làn sóng ấy bằng việc ngồi trong phòng lạnh, viết những bài báo lên án nọ kia thay vì đi tìm hiểu.

TẠI SAO ĐỂ DI CỐT LIỆT SĨ VÀO TÚI XÁCH ?

Chiếc túi xách đen đó là một kỷ vật của thiếu tá Tú, việc ban tổ chức tang lễ đặt di cốt anh vào túi xách là thể theo nguyện vọng của gia đình. BTC đã phủ Quốc kỳ lên túi xách ngay khi di cốt của anh được đưa lên xe ô tô để về quê. Đây mới là những hình ảnh mà báo chí cần truyền tải đến độc giả. Nhưng rất tiếc gần như không có một báo nào đăng tin, thậm chí một vài dòng chú thích nhằm giải thích lại cho dư luận cũng không có.

Báo chí là công cụ để truyền tải thông tin, định hướng dư luận, vì vậy cần lắm những nhà báo có đủ cả đức lẫn tài để dư luận không phải nhiều phen hú vía.

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

NỘI CHIẾN KIỂU “VIỆT – MỸ” ?



21 năm đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Geneva và sự có mặt của người Mỹ. 21 năm sau khi người Pháp ra đi, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc chiến giành độc lập. Khi mà chính Mac Namara đã thừa nhận sai lầm của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì vẫn có rất nhiều người Việt Nam khoác áo “đấu tranh dân chủ - nhân quyền” cứ mãi thẩm du cái suy nghĩ “21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nội chiến”. Nếu như Nixon có học thuyết “thay màu da trên xác chết” thì những “nhà dân chủ” kia có học thuyết “thay màu da cho lịch sử” – một kiểu cào bằng, trà đạp lên sự hy sinh của hàng triệu người đã cống hiến xương máu đề giành lại độc lập – tự do cho dân tộc.

Cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm sau khi người Pháp ra đi là cuộc chiến giữa người Việt Nam với chính phủ Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Đây là cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Nhưng “người ta” vẫn cố sống cố chết bám vào cái suy nghĩ đây cuộc chiến giữa hai ý thức hệ Quốc – Cộng mà không biết rằng sự đối nghịch này chỉ có từ khi Pháp đưa ra “giải pháp Quốc gia”, dựng lên “Chính quyền Quốc Gia” Bảo Đại năm 1949 và sự thành lập “Quân đội Quốc gia” năm 1950. “Người ta”, vì nhiều lý do mà không muốn thừa nhận rằng nước Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam nên cứ cố gán ghép cho nó cái tên “nội chiến” hay “ủy nhiệm”.

Thực tế, nội chiến là cuộc chiến giữa hai phe nhóm trong cùng một quốc gia mà không có sự nhúng tay hay sự hiện diện của người ngoài. Còn ủy nhiệm nghĩa là ủy nhiệm cho một người khác làm nhiệm vụ thay mình. Cả “nội chiến” hay “chiến tranh ủy nhiệm” đều không phù hợp với Việt Nam. Từ “ủy nhiệm” chỉ có thể áp dụng cho phía  “Việt Nam quốc gia” và “Việt Nam Cộng Hòa”  chứ không thể áp dụng cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Đơn giản bởi người Pháp dựng lên “Việt Nam quốc gia” để tái lập nền đô hộ tại Việt Nam núp dưới danh nghĩa chống Việt Minh – Cộng sản. Còn người Mỹ đã phá bỏ Hiệp định Geneva, xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam nhằm chia cắt đất nước, tiếp tục thay chân người Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam – nói cách khác thì chính phủ Mỹ đã xây dựng một đội quân đánh thuê để “dùng người Việt trị người Việt”.

Sự góp mặt của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là điều không thể chối cãi. Lĩnh Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam góp phần làm nên những thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng và hội chứng Việt Nam ở phần lớn các cựu binh Mỹ. Không quân Mỹ trực tiếp tham gia đánh bom rải thảm hòng đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá và đã có 4.181 chiếc “hạ cánh vĩnh viễn”. Pháo binh Mỹ từ hạm đội 7 đã góp phần biến Thành cổ Quảng Trị thành chiếc “cối xay thịt”. Nước Mỹ đã mang tặng Việt Nam hàng triệu lít chất “khai quang” màu da cam khiến hàng chục nghìn ha rừng bị tàn phá và sau chiến tranh hàng triệu trẻ em Việt Nam bị tật nguyền bởi di chứng của chất độc màu da cam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ đã huy động hơn 6 triệu lượt người Mỹ, trong đó có 4.649.000 lượt người dưới 20 tuổi. Huy động 40% các nhà khoa học vật lý, 260 trường đại học, 22.000 xí nghiệp lớn với 5,5 triệu công nhân phục vụ cho cuộc chiến. Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới 100 triệu USD. Gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống đói nghèo ở Mỹ. Chỉ trong 2 năm 1962 – 1963 đã có 18.000 “cố vấn” Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Tính từ năm 1961 đến năm 1974 đã có tổng số 57.259 người Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam; trong đó có 8.000 người da đen và 37.000 người dưới 21 tuổi. Có khoảng 10.300 lính Mỹ chết vì những lý do không gắn với chiến tranh như bệnh tật, tai nạn, tự sát. Nếu bây giờ những “ai đó” vẫn giữ khăng khăng quan điểm “nội chiến” thì phải chăng đây là một cuộc nội chiến kiểu Việt – Mỹ ?

Cuối cùng, tác giả xin trích lời của tướng Taylo – cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Về phong trào “#40 năm quá đủ”




Việt Tân – một tổ chức phản động lưu vong chuyên tập huấn và tổ chức các hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam. Đây là nơi quy tụ những kẻ 40 năm trước đã rời bỏ tổ quốc ra đi trong lúc đất nước khó khăn nhất cùng các thế hệ F1, F2 của họ. Luôn mơ về những ngày sống trong nhung lụa, đè đầu cưỡi cổ nhân dân thời chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn còn tồn tại. Những đầu não của Việt Tân luôn mong muốn và tìm mọi cách để lật đổ chính quyền hiện tại. Đối với Việt Tân và những người chống cộng cực đoan (CCCĐ) thì 30/4 được coi là ngày “Quốc hận” – ngày họ phải rời bỏ cuộc sống nhung lụa, giàu sang. 30/4 năm nay là tròn 40 năm họ mang mối “hận” ấy ra đi. Việt Tân đã mạnh tay chi tiền để quảng bá cho cuộc thi với tên gọi “#40 năm quá đủ” với hy vọng tập luyện dần cho nhân dân Việt Nam tư tưởng chống đối chính quyền.

Thể lệ tham dự cuộc thi  này khá đơn giản trong khi phần thưởng hấp dẫn (400USD) cho một bức ảnh đạt giải là "mồi câu" mà Việt Tân đáng đánh trúng vào nhu cầu, thị hiếu của độc giả. Đây cũng là các PR khá hoàn hảo của tổ chức này. Bởi trong bối cảnh khó khăn hiện nay, khi mà chính quyền sẵn sàng mạnh tay với những kẻ gây rối, giới rân chủ nửa mùa trong nước còn khó khăn để duy trì cuộc sống qua ngày bằng các hoạt động chống phá của mình thì nay lại phải chia sẻ phần ăn cho những cá nhân khác có bức ảnh đạt giải. Rõ ràng, cuộc thi này sẽ tạo nên một cạnh tranh khốc liệt, những nhà rân chủ nửa vời kia sẽ càng phải cố gắng chống phá hơn nữa để đảm bảo cuộc sống của mình. 

 Việt Tân đang cố tình tập trung tác động vào lớp trẻ người Việt. Đây là tầng lớp sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã hòa bình, trong đó một bộ phận không quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước. Bởi vì những sở thích như chụp ảnh, hay khả năng sáng tạo theo ý tưởng của Việt Tân chỉ có lớp trẻ mới đáp ứng được. Chụp hình theo sự sai khiến của Việt Tân cũng chính là cách mà chúng đang muốn bôi xấu xã hội Việt Nam, chia rẽ nhân dân với chính quyền, vu cáo chính sách của Đảng, nhà nước…

Đây cũng được coi là một trò xúi trẻ con ăn cứt gà của Việt Tân. Khi mà tổ chức này được chính quyền coi là một tổ chức khủng bố, phản động lưu vong thì ắt hẳn những ai có liên hệ, cộng tác với tổ chức này đều là vi phạm pháp luật. Hãy thử cộng tác với Việt Tân và biết đâu được, một ngày đẹp zời nào đó, bạn sẽ được mặc pajama kẻ sọc vì các hành vi tiếp tay cho Việt Tân nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam.

40 năm đã là quá đủ để cho thấy một Việt Nam thực hiện tốt chính sách hòa giải dân tộc, xây dựng một đất nước không ngừng lớn mạnh. 40 năm là quá đủ để cộng đồng người Việt Nam ở trong và ngoài nước thấy được bản chất thật sự của bè lũ cờ vàng. Cuối cùng, tác giả xin được trích dẫn câu nói của ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Ban chấp hành, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam “Chúng tôi chỉ mong tất cả đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nếu trong 40 năm qua chưa có dịp về nước thì nên về”. Hãy về để thấy một Việt Nam đang lớn mạnh từng ngày.