Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

NGUYỄN DOÃN KIÊN VÀ CÁI GIÁ CỦA SỰ NGÔNG CUỒNG



Nguyễn Doãn Kiên, Vũ Hồng Tố, Nguyễn Tăng Lượng, Nguyễn Văn Kiệm là nhóm người này tự xưng là “học viên Pháp luân công” đã có những hành động gây “chấn động” dư luận trong thời gian vừa qua.  Điển hình như sự việc sáng ngày 14/01 Kiên cùng một số kẻ tự nhận là học viên Pháp luân công đã tụ tập ở quảng trường phía trước Lăng cùng băng rôn, biểu ngữ với những lời lẽ xuyên tạc thân thế và xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh. 3h30 sáng ngày 23/01/2014, Nguyễn Doãn Kiên cùng 3 người khác đã mang dây cáp ra tượng đài Lênin trên đường Điện Biên Phủ với ý đồ kéo đổ nhưng không thành công do…đứt cáp. Sự ngông cuồng của Kiên và đồng bọn lên đến đỉnh điểm khi 10h30 sáng ngày 03/02/2014, tức ngày mùng 4 tết, nhóm “học viên Pháp luân công” do Kiên cầm đầu đã cầm…búa tạ tiến về phía Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích…phá lăng.

CHUẨN BỊ

 Ngày 02/02/2014, để loan báo cho hành động của mình, kẻ tự xưng “chính vương” Nguyễn Doãn Kiên viết trên trang cá nhân của mình rằng: “Tôi, Nguyễn Doãn Kiên – một học viên Pháp Luân Công, từ vạn cổ xa xưa là Vương ở trên Trời, mang theo thệ ước thiêng liêng giáng hạ từng tầng, từng tầng xuống thế gian con người trợ giúp Phật Chủ - Sư phụ Lý Hồng Chí thực hiện hạnh nguyện hồng đại Chính Pháp vũ trụ, cứu độ chúng sinh.” Cùng với đó là “hiệu triệu” đồng bào cùng hắn xuống đường “phổ độ chúng sinh”. Có lẽ xem quá nhiều phim kiếm hiệp nên Kiên luôn ảo tưởng rằng mình là một “người giời”, Kiên cho rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam là “ma giáo” và Chủ tịch Hồ Chí Minh là “đại ma đầu” nên “người giời” nhận thiên lệnh xuống trần cứu thế.

Tự cho mình là “người giời” nên khi quyết định “tấn công” vào Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt của Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng, 4 người nhóm Kiên chỉ cần dùng…búa tạ. Không rõ hành động này của Kiên xuất phát từ “ảo tưởng sức mạnh” hay chính việc tấn công Lăng của Kiên chỉ là cái cớ nhằm “đánh bóng tên tuổi”, giống như việc đi kéo tượng mà bị…đứt cáp (?)

HÀNH ĐỘNG

10h sáng ngày 04/02, Kiên cùng đồng bọn đi trên 2 xe gắn máy tiến đến Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Một số trang mạng tường thuật lại sự việc trên bằng những mỹ từ chỉ có trong truyện của Kim Dung, họ coi Nguyễn Doãn Kiên và đồng bọn là những “anh hùng”, cầm “búa thần”, cưỡi “ngựa sắt”….

 Khi Kiên cùng đồng bọn lăm lăm búa tạ tiến vào quảng trường, trong vòng vài phút ngắn ngủi lực lượng bảo vệ Lăng đã nhanh chóng áp sát và bắt giữ nhóm người này, không để nơi linh thiêng bị ô uế. Vậy đấy, hóa ra “người giời” cầm búa cũng chả khác chi “người phàm”.

TRẢ GIÁ

Không may mắn như hai lần gây rối trước, lần này Kiên cùng đồng bọn đã phải trả giá cho sự “ngông cuồng của mình. Phiên tòa ngày 27/03 vừa qua đã tuyên án Nguyễn Doãn Kiên đã phải trả 6 năm tự do để đổi lấy thứ “vinh quang” ảo tưởng. 4 vị “hộ pháp” của “chính vương” lĩnh án mỗi người 5 năm. Hy vọng Kiên và đồng bọn đủ thời gian để suy ngẫm về cuộc đời mình.

Còn nhớ khi Kiên mới “nổi”, những kênh truyền thông như BBC, RFA săn đón Kiên như một ngôi sao đầy hứa hẹn. Ấy thế mà lúc Kiên sa cơ lỡ vận, họ không có lấy một dòng đưa tin. Không thấy những dòng tin “chặt tay”, không thấy những tiếng hô “tuyệt thực”. Kiên chìm nghỉm một cách đáng thương. Thấy mà tội.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

BIỂU TÌNH – GIỐNG VÀ KHÁC NHAU


Lâu nay các nhà “dân chủ” Việt Nam mỗi khi đọc tin tức thấy nước A biểu tình, nước B đảo chính thường nhảy ngược lên “em có một khát khao, em có một ước ao là biểu tình, là biểu tình”... Họ thường viện dẫn và so sánh rằng nước ngoài cho phép người dân biểu tình còn Việt Nam mình thì không. Vậy thực hư việc này ra sao, xin mời quý vị cùng nhìn nhận sự khác nhau giữa nước mình và nước ngoài.

Đầu tiên, biểu tình được hiểu là một dạng đấu tranh bất bạo động, những người tham gia biểu tình tập trung ở nơi đông người hoặc diễu hành nhằm đòi quyền lợi hoặc lên tiếng trước một vấn đề nào đó hoặc biểu dương lực lượng. 

Ở NƯỚC NGOÀI

Xét về những cuộc biểu tình ở nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), cá nhân mình chia thành bốn dạng.

Dạng thứ 1: Biểu tình vì mâu thuẫn, dạng biểu tình này rất ít khi xảy ra nhưng một khi đã xảy ra là có đổ máu. Đơn cử như vụ biểu tình bạo lực vì bóng đá ở Ai Cập năm 2009 khiến 35 người bị thương.

Dạng thứ 2: Biểu tình phản đối chiến tranh là những cuộc biểu tình nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Các cuộc biểu tình này đã khiến chính phủ các nước gây chiến buộc phải có biện pháp kết thúc chiến tranh sớm hơn dự định. Điển hình như cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ngày 15/10/1969 của hơn 2 triệu người Mỹ. Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq tại các thành phố lớn ở Mỹ, ở Tây Ban Nha, Italia, Anh… 

Dạng thứ 3: Biểu tình đòi quyền lợi là những cuộc biểu tình thể hiện sự phẫn nổ của người dân khi tiếng nói của họ không được lắng nghe và quyền lợi của họ không được đáp ứng. Các phong trào đình công của công nhân cũng được coi là biểu tình đòi quyền lợi. Phong trào chiếm phố Wall là một ví dụ tiêu biểu. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính. Hay như cuộc biểu tình đòi quyền cởi trần của phụ nữ Mỹ.

Dạng thứ 4: Biểu tình lật đổ chính quyền có thể nói dạng biểu tình này diễn ra thường xuyên nhất, lâu dài nhất, số lượng người tham gia đông nhất và cũng để lại hậu quả nặng nề nhất. Các cuộc biểu tình này xuất phát từ mâu thuẫn của người dân với các chính sách của chính phủ hoặc do năng lực lãnh đạo yếu kém hoặc có sự can thiệp của các nước bên ngoài. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì những cuộc biểu tình lật đổ này đều đặt đất nước lên cán cân may rủi. May mắn thành công, đưa đất nước tiến lên, quyền lợi của nhân dân được đảm bảo như Cách mạng hoa hồng ở Gruzia. Không may thất bại thì đất nước chìm trong bất ổn liên miên như: Bạo động ở Ai Cập, Cách mạng hoa nhài ở Tunisia hay cuộc biểu tình chưa hồi kết ở nước hàng xóm Thái Lan….

BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM

Sau khi giành được độc lập, Việt Nam có thể nói là quốc gia ổn định, ít có biến động nhưng biểu tình không phải là không có. Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq trước cửa đại sứ quán Mỹ của các em học sinh sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội năm 2003 là một ví dụ tiêu biểu.

Thời gian đầu mới diễn ra, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được một lượng không nhỏ nhân dân tham gia, ảnh Bác Hồ, ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cờ tổ quốc đỏ rực phố phường. Những người tham gia biểu tình phần lớn là dân thường, họ tham gia để thể hiện quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo và cũng vì lòng yêu nước đang sục sôi. Nhưng dần dần, dưới bàn tay của những “nhà yêu nước” máu trên máu dưới như Bùi Hằng, Thanh Nghiên,… những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” đã biến tướng trở thành nơi núp bóng của những hoạt động gây rối, chống phá nhà nước. Khi nhân dân dần nhận ra điều này, lượng người tham gia biểu tình ngày càng thưa thớt.

Vài năm trở lại đây, dù vẫn được gọi là “chống Trung Quốc” nhưng những cuộc biểu tình đã mất đi tính chất ban đầu và biến thể trở thành một cuộc tụ tập gây rối của những thành phần bất hảo. Và không chỉ là “chống Trung Quốc”, với bất cứ lý do gì, những “nhà yêu nước” đều có thể sử dụng làm mục đích để biểu tình. Từ “phổ biến nhân quyền” đến “trả tự do” cho những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều do những “nhà yêu nước” chuyên tham gia biểu tình kia tổ chức. Thử hỏi có “công dân yêu nước” nào lập đàn cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam như Bùi Hằng ? Có “luật sư yêu nước” nào trốn thuế như Lê Quốc Quân ? Có lẽ không đâu có cái sự “yêu nước” như ở Việt Nam.

Không lừa được nhân dân dưới cái mác “biểu tình”, những “nhà yêu nước” chuyển sang “tưởng niệm”. Họ đi “tưởng niệm” những liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới nhưng lại cười đùa, vui vẻ như đi hội (!) Có lẽ chúng ta phải xem lại nhân cách của những “nhà yêu nước” này, liệu họ thực sự tiếc thương các liệt sĩ hay họ chỉ mượn cớ đó nhằm mục đích riêng.

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN

Nếu như ngày đầu nhân dân hồ hởi tham gia biểu tình chống Trung Quốc bao nhiêu thì bây giờ họ lánh xa bấy nhiêu. Họ đã nhận ra lòng yêu nước của mình đang bị lợi dụng trong một âm mưu hèn hạ. Nhìn dúm người vừa đi vừa hét vừa chửi nhà nước người dân chỉ còn cười khinh bỉ. Thậm chí đối với những “nhà yêu nước”, “nhà dân chủ” có hành vi quá đáng, nhân dân sẵn sàng phản ứng. Lê Thị Công Nhân gây rối bị bà bán nước cầm chổi đánh, Bùi Hằng bị cô hàng bún tạt mắm tôm, những kẻ giả mạo cựu chiến binh tham gia “tưởng niệm” đã bị những cựu chiến binh xịn vạch mặt… Và tất nhiên, những con người bình thường ấy bỗng chốc được phong chức thành công an chìm, an ninh mật hay trùm dư luận viên.


Một đất nước chỉ có thể phát triển khi đất nước đó bình yên và ổn định về chính trị. Sẽ là rất tốt nếu mọi người yêu nước và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng lòng yêu nước phải đặt đúng chỗ. Một công dân tốt ngoài tuân thủ pháp luật còn biết tự nâng cao nhận thức để lòng yêu nước của mình không bị lợi dụng nhằm trục lợi. 

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

BÙI HẰNG VÀ CON ĐƯỜNG GHI DANH VÀO LÀNG “DÂN CHỦ”



Như đã nói ở phần trước, mặc dù xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng nhưng với bản tính ngang ngược, ương bướng từ bé cộng với thói gian manh Bùi Hằng đã tự đưa mình rẽ theo một lối khác – một con đường tăm tối đầy tội lỗi. Chán việc chửi mẹ, đánh em, với bản tính hung hăng và “hoang dã”của mình, Bùi Hằng nhanh chóng ra nhập tổ chức của những kẻ chuyên chống phá nhà nước. Con đường từ một ả giang hồ trở thành một “nhà dân chủ cấp tiến” của thị cũng thú vị như chính con người thị vậy.

KHỞI ĐẦU TỪ “DÂN XÃ HỘI”

Sau gần 4 năm xuất khẩu lao động tại Liên Xô, Bùi Thị Minh Hằng trở về. Bỏ mặc đứa con nhỏ cho mẹ già và các em, thị quyết đi theo “tiếng gọi của tình yêu”, cùng nhân tình vào Vũng Tàu “lập nghiệp”. Khi mới tới đất này, Hằng đã thể hiện là người đàn bà đa đoan, ăn chơi có tiếng, giao du với nhiều loại người, trong đó có cả dân "anh chị". Chẳng cần giữ gìn đạo đức, nên ngay cả sau khi lập gia đình với Trần Văn Dục, sinh năm 1944, trú tại 83/5B Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (đã chết), có với nhau 2 mặt con, Bùi Thị Minh Hằng vẫn qua lại, quan hệ với nhiều người, để rồi đến năm 1993 bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 9 tháng tù treo, 12 tháng thử thách vì "vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng". Với bản tính giang hồ nên cách hành xử của Hằng cũng rất "xã hội đen", chính vì thế ngày 29-11-1996, Hằng đã bị CA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố bị can về tội "cưỡng đoạt tài sản", sau này được đình chỉ điều tra để xử phạt hành chính. Cũng chính vì sự "nổi tiếng" kiểu anh chị của chủ quán nên quán cà phê "Minh Hằng" được thị mở đầu năm 1990 trên đường Lê Hồng Phong, phường 4, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ngày càng thưa khách...

Chán làm ăn buôn bán, thị gia nhập đội quân “dân chủ”, tối ngày lê la khắp các diễn đàn, blog hành nghề chửi muốn. Một hàng xóm của Hằng ở Vũng Tàu trong một lần lên mạng đã giật mình khi thấy hình ảnh Bùi Thị Minh Hằng, người mà họ vẫn gọi là Hằng ''cà phê'', Hằng ''tay ba'' hay Hằng ''dân xã hội'' xuất hiện tràn lan trên mạng và thị được người ta tung hô là “nhà dân chủ”, là “công dân yêu nước”….. Người hàng xóm này kể: ''Tôi biết Minh Hằng từ khi cô ấy ngơ ngác từ Bắc vào TP Vũng Tàu và qua nhiều thời gian, tôi thấy Hằng là mẫu người ưa sự ''nổi tiếng'' từ tai tiếng. Ngoài quan hệ với những thành phần bất hảo, để sau mỗi lần ăn nhậu, Hằng và ''các anh em'' thường quậy lột xác, nhiều lần làm ầm ỹ cả khu dân cư. Có lần chủ nhà hàng Hương Đẻn phải gọi cả Cảnh sát 113 đến mà Hằng vẫn không chịu thôi. Đến khi bị Cảnh sát 113 bắt, Hằng còn chống trả và toan cởi đồ để tẩu thoát... Chẳng biết "chiến tích" này có làm Hằng nâng tiếng tăm lên hay không, nhưng mọi người đều nhận thấy Hằng ngày càng trở nên ngang ngược, chẳng coi ra gì. Vậy nên, bọn tôi phải né tránh, không dám dây dưa với Hằng''. 

BƯỚC VÀO LÀNG “DÂN CHỦ”

Khi mới đặt chân vào làng “dân chủ”, Bùi Hằng khởi đầu như một con rối, chuyên dùng để kích động quần chúng trong các buổi tự tập gây rối hoặc biểu tình. Thị chửi bới đã thành nghề, điệu nào cũng chửi được, giọng nào cũng chửi được nên từ “chống Trung Quốc” kiêm chống phá nhà nước cho đến biểu tình đòi thả những phạm nhân vi phạm pháp luật như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân cái nào thị cũng tham gia. Nhưng vì trình độ học vấn thấp lại là dân chợ búa, nên sau bao năm cố gắng, công việc của thị vẫn chỉ là hét thật to, hô thật lớn. Nói không ngoa thị chỉ như một con rối mà lúc nào người ta giật dây thì nói, và với những gì được nói ra chưa chắc thị đã hiểu.

Không an phận làm cái loa cho người khác, thị tìm mọi cách tự nâng “tầm” của mình bằng những chiêu trò vu khống mà đối tượng không ai khác chính là công an. Từ việc nhà thị bị ném mắm thôi đến việc con trai thị bỏ nhà đi chơi. Tất tần tật thì đều đổ tại công an. Cả một lực lượng công an được đào tạo bài bản chỉ .để ném mắm vào nhà thị và “bắt cóc” con trai thị. Gần đây nhất là việc thị tham gia tụ tập gây rối đã bị một chị bán bún đậu bức xúc ném mắm tôm vào người. Ngay lập tức từ cái miệng của “nhà dân chủ” Bùi Hằng, những lời lẽ đầu đường xó chợ, vô văn hóa tuôn ra nhằm thẳng chị bán hàng tội nghiệp. Không hiểu thị có  “thâm thù đại hận” gì với công an nhưng nhìn đâu thị cũng thấy công an mật, nhìn đâu thị cũng thấy an ninh chìm. Là thị nhạy cảm hay có tật thì giật mình ?

MẸ NÀO CON NẤY

Lâu này Bùi Hằng vốn coi thường công an Việt Nam, ấy thế mà khi cần, thị vẫn tìm đến công an như thường. Tháng 3-2011, khi từ Hà Nội trở về Vũng Tàu, Bùi Thị Minh Hằng phát hiện một số tài sản của gia đình bị mất, gồm 3 máy điều hòa, 1 cặp loa và dàn âm ly, 2 chiếc ti vi, 3 tượng gỗ, 1 máy giặt… Ngày 3-11-2011, Hằng làm đơn trình báo với Công an phường 7. Trong đơn ghi: "Tôi gửi nhà cho hàng xóm và bạn bè để ra Hà Nội. Trong thời gian đó tôi được hàng xóm và bạn bè thông báo về việc mất tài sản một lần trước đó (nhưng có nghi ngờ việc đó là con trai tôi Trần Bùi Trung làm)". Sau khi tiếp nhận đơn của Hằng, Công an TP Vũng Tàu đã điều tra và phát hiện kẻ gian chính là Trần Bùi Trung. Ngoài ra cơ quan công an còn xác định em trai của Trung – Bùi Trung Nhân cũng đã lấy cắp tài sản của mẹ với số tiền là 7 triệu đồng.


Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

BÙI HẰNG – ĐỨA CON BẤT TRUNG BẤT HIẾU



Nổi danh từ năm 2011, người ta biết đến cái tên Bùi Thị Minh Hằng hay còn được gọi là Bùi Hằng với danh xưng “Hoa hậu biểu tình” hay “Người phụ nữ của năm”. Không công ăn việc làm nhưng thị có mặt trong phần lớn các cuộc biểu tình lớn nhỏ từ “Chống Trung Quốc bành chướng” (thực chất là đả phá nhà nước) cho đến “Đồng hành cùng luật sự trốn thuế Lê Quốc Quân” hay quảng cáo “nhân quyền” gì gì thị đều tham gia. Nói không ngoa chứ nơi nào có biểu tình/gây rối, nơi đó có Bùi Hằng.

Sau đây là đôi dòng về tiểu sử của Hoa hậu biểu tình – Bùi Thị Minh Hằng.

Sinh năm 1964, trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại thị xã Sơn Tây, bố là thiếu tá quân đội, mẹ là cán bộ thương nghiệp, là chị lớn thứ hai trong 4 chị em gái, Bùi Thị Minh Hằng được nuôi dưỡng và tạo điều kiện học tập đầy đủ. Tuy vậy, không như những gì mà bố mẹ Hằng kỳ vọng, ngay từ bé, Hằng đã nổi tiếng là một đứa trẻ ương bướng và ngỗ nghịch. Theo những gì mà bà Phạm Thị Hoán - mẹ đẻ Hằng (năm nay đã 86 tuổi, hiện đang sống ở 15 phố Đệ Nhị (Đốc Ngữ) thị xã Sơn Tây, Hà Nội) kể lại, thì ngay từ năm học lớp 3, lớp 4, Hằng đã ăn cắp gạo của mẹ đi bán để lấy tiền ăn quà và đi chơi. Cũng theo bà Hoán, trong 4 đứa con, Hằng là đứa khó dạy nhất và bị đòn nhiều nhất. Sinh thời, cha thị - ông Bùi Sỹ Kỷ, sinh năm 1917, nguyên là một thiếu tá quân đội, Trưởng ban Tuyên huấn chính trị Trường Sỹ quan Pháo binh (đã qua đời) là người rất ít đánh, mắng các con. Vậy mà khi Hằng vào tuổi mới lớn, ông Kỷ đã có lần phải đánh Hằng vì bị Hằng dọa mua một quả bộc phá để phá tan ngôi nhà cả gia đình đang ở. Năm Hằng học lớp 9, do hỗn hào với thầy cô và vô kỷ luật, Hằng đã bị đuổi học khiến bà Hoán phải nhờ người xin chuyển lên học ở cấp 3 Quảng Oai và ở nhờ nhà một người quen. Từ đó đến lúc Hằng lấy chồng rồi đi nước ngoài về là vô vàn những chuyện phiền toái lớn nhỏ mà vợ chồng ông bà Hoán phải gánh chịu. 

Năm 1981, rời nhà bố mẹ đẻ ở thị xã Sơn Tây, Bùi Thị Minh Hằng được đi học tại Trường Trung cấp Kỹ thuật công nghiệp nhẹ tại Nam Định. Vừa ra trường, Hằng lấy chồng và về làm nội trợ tại số 36 Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm. Năm 1987, bỏ lại đứa con gái nhỏ còn đang ẵm ngửa cho mẹ đẻ trông nom, Hằng đi xuất khẩu lao động tại Liên Xô. Trở về sau gần 4 năm, Hằng bỏ chồng và cùng nhân tình vào Vũng Tàu... Tại đây, Hằng đã có 2 con trai với người chồng sau là Trần Văn Dục, sinh năm 1944, trú tại 83/5B Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (đã chết). Ở Vũng Tàu, Hằng không chịu yên phận mà thường xuyên đi khỏi nơi cư trú, gây ra nhiều chuyện thị phi. "Quậy" ngoài xã hội chưa đủ, Hằng cũng không để cho gia đình yên ấm, khiến mẹ già nhiều lần rơi nước mắt; nhất là sau khi bố đẻ qua đời, mẹ đẻ bán nhà, chia tiền cho 4 chị em gái. Nhận đủ số tiền được chia nhưng Hằng vẫn thường xuyên về thị xã Sơn Tây gây rối, tranh chấp với các chị em gái và cho rằng gia đình giả mạo chữ ký để bán nhà, kiện chính quyền bao che việc bán đất. Đỉnh điểm là ngày 9-4-2009, Hằng về nhà chửi bới, gây sự với mẹ đẻ và các em gái, mang bàn thờ của bố đẻ ra đặt ở vỉa hè. Cơ quan công an đã đến làm việc, nhắc nhở và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng, nhưng Hằng không ký biên bản. Ít ngày sau, Hằng lại cùng đồng bọn xông vào nhà em gái, xô xát với em rể rồi trộn dầu nhớt lẫn mắm tôm để khủng bố em gái út vì ''tội'' đã dám nuôi Quỳnh Anh - đứa con gái ruột mà Hằng đã bỏ rơi... Trước những hành vi ngang ngược của Hằng, gia đình đã buộc phải làm đơn tố cáo Hằng vi phạm pháp luật, bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, phá hoại gia đạo.

Bà Hoán nói trong nước mắt: ''Các cụ xưa thường nói ''con dại cái mang''. Từ nhỏ đến lớn, Hằng chưa báo hiếu được vợ chồng chúng tôi một ngày nào mà chỉ toàn gây ra những chuyện đau lòng. Lúc bé là học sinh cá biệt, bỏ học, ham chơi, cãi láo với bố mẹ; lớn lên lại mâu thuẫn, ruồng bỏ gia đình, anh chị em đi theo những thành phần bất hảo, gây ra biết bao chuyện trời không dung, đất không tha. Kể ra điều này, tôi vô cùng đau đớn và xấu hổ vì có một đứa con mà cả xã hội đều lên án''.


Ngay đến con đẻ của mình thị cũng sẵn sàng bỏ rơi để đi theo “tiếng gọi từ trái tim”, ngay đến bàn thờ của cha mình thị cũng sẵn sàng mang vứt vỉa hè vì tranh chấp tiền bạc với mẹ và các em. Từ một ả giang hồ, thị một bước lên mây thành nhà “dân chủ cấp tiến”. Thật là chuyện hoang đường chỉ có tại làng “dân chủ” Việt Nam. 

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

THẢM SÁT MỸ LAI – 16/03/1968



Đã 46 năm nhưng những ký ức về buổi sáng ngày 26/03/1968 – một buổi sáng đầy nắng, một đại đội lính Mỹ được điều đến Mỹ Lai với "Mệnh lệnh là bắn vào bất cứ thứ gì động đậy". Sáng hôm ấy, ngôi làng nhỏ Mỹ Lai thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành nạn nhân của một vụ thảm sát kinh hoàng. Binh lính Mỹ đã xả súng giết chết tất cả, từ đàn ông già cả, đàn bà, trẻ con,…đến cả những con bò con chó,….những cơ thể phụ nữ còn hằn dấu vết bị làm nhục. 504 người dân thường thiệt mạng, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già trong đó 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.Và dĩ nhiên với sự chống cự đáng yếu ớt của đám dân lành “tay không tấc sắt”, không một ai trong số lính Mỹ bị bắn. Quân đội Mỹ đã che đậy vụ việc trong hơn một năm rưỡi, cho đến khi nhà báo Seymour Hersh điều tra ra và cho công chúng cả thế giới biết sự thực. Khi đó, tháng 11/1969, phong trào phản chiến đã lên cao cả ở Mỹ và các nước trên thế giới. Với cả một thế hệ những người châu Mỹ, châu Âu và châu Á, vụ thảm sát Mỹ Lai là một vết nhơ của nước Mỹ.

DIỄN BIẾN VỤ THẢM SÁT MỸ LAI

Đại đội Charlie thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 20, sư đoàn bộ binh 23 của quân đội Mỹ đến Việt Nam năm 1967 và hầu như không tham chiến trong những tháng đầu tiên ở nước này.

Sau cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, thông tin tình báo của Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam đang trú ẩn ở làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Nam. Quân đội Mỹ ra lệnh tấn công vào các ngôi làng, giao cho binh lính nhiệm vụ "tìm và diệt", đốt nhà cửa, giết vật nuôi, hủy hoại lương thực thực phẩm và có thể đầu độc cả các giếng nước.

Sáng 16/3/1968, đại đội Charlie tiến vào Mỹ Lai, trung đội 1 mở đường, hai trung đội khác bao vây hai bên sườn, sau khi đã nã một loạt pháo và đạn dội xuống từ trực thăng. Không có một người lính "Việt Cộng" nào trong làng. Lính Mỹ bắt đầu bắn giết bừa bãi các dân thường, gồm trẻ em, phụ nữ và những ông già. Sau khi các thường dân đầu tiên ngã xuống, chúng bắn vào bất cứ thứ gì chuyển động.

"Những tên lính dường như phát điên, bắn hạ tất cả những người không mang vũ khí, kể cả trẻ sơ sinh. Những gia đình ẩn nấp trong các ngôi nhà lá hoặc các căn hầm mong được yên thân cũng không được tha. Những người đã giơ tay hàng cũng không thoát khỏi cảnh bị bắn giết. ... Khắp trong làng, những cảnh bắn giết dã man diễn ra. Phụ nữ bị hãm hiếp tập thể; những người khác bị đánh, tra tấn, đập vào đầu bằng báng súng rồi sau đó bị đâm bằng lưỡi lê", hãng tin BBC mô tả.

Sau đó, hàng chục thi thể nạn nhân đã bị những tên lính đẩy xuống một cái mương. Có những người thậm chí còn bị khắc chữ cái C - chữ đầu tiên của tên đại đội lính Mỹ - lên ngực.

"Trông chẳng khác nào một bể máu dưới kia? Cái quái gì đang diễn ra thế", một viên phi công lái trực thăng phía trên bầu trời làng Mỹ Lai khi đó thốt lên.

GIẢI CỨU

Phi công trực thăng Hugh Thompson, khi đó 24 tuổi, thuộc phi đội thám không, đã tận mắt chứng kiến hàng trăm người dân chết hoặc hấp hối khi bay qua làng. Anh và phi đội nhìn thấy một phụ nữ không vũ trang đang rũ xuống, bị đá vào người rồi bị bắn. Họ liên lạc bằng radio để tìm kiếm sự trợ giúp cho những người bị thương. Sau đó, chiếc trực thăng hạ cánh bên một con mương, nơi đó đầy những thi thể, và có cả những người bị thương. Thompson yêu cầu một người lính ở đó giúp đỡ những người còn sống.

Tiếp đó, họ thấy một nhóm thường dân Việt Nam (lại chỉ toàn trẻ con, phụ nữ và ông già) trong một căn hầm mà lính bộ binh Mỹ đang tiến đến. Thompson hạ cánh và tuyên bố nếu toán lính bắn vào dân, anh sẽ giúp họ thoát khỏi nơi này. Có chừng 12-16 người trong hầm được đưa lên trực thăng thoát khỏi vụ thảm sát.

Năm 1998, ba quân nhân Mỹ, gồm Hugh Thompson (phi công), Glenn Andreotta và Lawrence Colburn (phụ trách súng trên máy bay) được chính phủ Mỹ trao huân chương vì đã ngăn chặn đồng ngũ giết chóc thường dân, giảm số thương vong trong vụ Mỹ Lai. Thompson và Colburn sau này đều trở lại ngôi làng và gặp lại những người được cứu sống.

ĐƯA RA ÁNH SÁNG

Nhà báo chuyên điều tra nổi tiếng thế giới Seymour Hersh, sau nhiều cuộc nói chuyện với William Laws Calley - người sau này bị buộc tội đã ra lệnh tiến hành vụ thảm sát Mỹ Lai - là người cho thế giới biết đến tội ác này. Tháng 11/1969, một loạt tạp chí gồm Time, Life và Newsweek đều đưa vụ việc lên trang nhất. Báo chí đăng những bức ảnh chi tiết về các dân làng bị chết dưới tay lính Mỹ ở Mỹ Lai.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Melvin Laird bình luận: "Có quá nhiều xác trẻ em nằm đó; những bức ảnh đó là sự thực".

Tin tức kinh hoàng về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Nhân dân Mỹ và thế giới đòi rút quân đội Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam. Vụ Mỹ Lai cũng khiến nhiều thanh niên Mỹ có thêm lý do để phản đối việc đăng lính; những người vốn có tư tưởng phản chiến được tiếp thêm sức mạnh, những người đang lưỡng lự ngả hẳn sang phe phản chiến.

Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất của vụ Mỹ Lai đối với người Mỹ và thế giới, đó là nó làm thay đổi thái độ của công chúng đối với cuộc chiến phi nghĩa và tàn bạo này. Những người vốn thờ ơ với cuộc tranh luận về chiến tranh hay hòa bình đã bắt đầu chú ý phân tích cuộc chiến một cách sâu sắc hơn. Những câu chuyện kinh hoàng về cuộc chiến cũng được dần đưa ra ánh sáng.

Lạ là trước một sự kiện như thế này nhưng những kênh truyền thông vốn rất "nhạy cảm" với Việt Nam như RFA, VOA lại không có lấy một dòng đưa tin. Phải chăng đài của quý vị chỉ đăng tin về chiến tranh giữa Việt Nam - Trung Quốc và từ chối những tin bài về chiến tranh Việt Nam - Mỹ (?)



Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

TỪ NHỮNG BÀI VIẾT KHÔNG MANG QUAN ĐIỂM CỦA RFA


Lâu nay Đài Á Châu tự do – RFA- Việt ngữ được biết đến như một kênh truyền thông thiếu “thân thiện” với Việt Nam thay vì đạo đức nghề nghiệp: “không đả phá bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào”. Vì “không có bất kỳ phóng viên hay cộng tác viên nào thường trú tại Việt Nam” nên nguồn tin của RFA được lấy từ những cá nhân nổi tiếng với thành tựu chống phá nhà nước. Mặc dù cố gắng thể hiện mình là một cơ quan truyền thông “trung lập” và “phi chính trị” nhưng tất cả những gì RFA thể hiện lại cho thấy điều ngược lại. Có lẽ để thực hiện mục tiêu “tạo dựng một diễn đàn cho những tiếng nói khác nhau” như “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp” (1) của mình, RFA đã cho ra đời mục “Bạn đọc viết” và “Blog” – nơi tập hợp những bài viết mà “Nội dung không phản ảnh quan điểm” nhưng nhất thiết phải mang tư tưởng của RFA.

DÂN CHỦ NÀO CHO TÔI (!)

Tôi phải thốt lên những lời này bởi lẽ lâu nay RFA vẫn ru ngủ khán thỉnh giả rằng đài này được thành lập với mục đích “cổ vũ cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm” nhưng thực tế sau một khoảng thời gian dài theo dõi, tôi đã nhận ra rằng nếu không phục vụ ý đồ hay mục đích của họ thì những “quan điểm” khác biệt đừng mong có cơ hội được lên sóng.

 Lý lẽ mà nhà đài cho ra đời mục “Bạn đọc viết” và “blog” là để khán thính giả của đài có cơ hội nói lên tiếng nói, quan điểm của mình. Nếu làm đúng, điều này rất tốt, nó thể hiện sự tôn trọng khán thính giả, đồng thời nó cũng làm phong phú nội dung và thể hiện tính khách quan của đài. Tuy nhiên đấy chỉ là lý thuyết bởi thực tế RFA đã làm điều ngược lại. Dân chủ ở chỗ nào khi mà có tìm đỏ mắt người đọc cũng không thấy bài viết nào mang tư tưởng “khác biệt” với nhà đài ? Thậm chí chỉ là bài viết của một tác giả không cùng quan điểm với nhà đài cũng không có. Tôi khẳng định như vậy bởi lẽ tôi là một cá nhân không cùng quan điểm với RFA, nhờ lợi gợi ý của anh phóng viên Mặc Lâm, chiều ngày 12/03/2014 tôi đã gửi lên RFA bài viết tường thuật lại sự kiện ngày 14/03/1988 – Hải chiến Gạc Ma theo địa chỉ vietweb@rfa.ofg. Tuy là bài viết tường thuật kỷ niệm ngày 14/03 nhưng đến hôm nay – 15/03 tôi vẫn không thấy bài viết của mình được đăng, cũng không thấy nhà đài hồi âm. Tại sao vậy ? Bài viết của tôi tưởng thuật đầy đủ, chi tiết và chính xác sự kiện ngày 14/03/1988, không có những lời lẽ khiếm nhã, không đả phá bất kỳ chính phủ hay cá nhân nào, tại sao không được đăng ? Lẽ nào tôi phải tự an ủi mình rằng nhà đài đang “kiểm duyệt” nội dung bài viết, cũng có thể là kiểm duyệt tác giả (?)

TỰ DO NGÔN LUẬN = TỰ DO XÚC PHẠM + TỰ DO BỊA ĐẶT ?

Trong bài Lời cuối cùng cho nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ của tác giả Nguyễn Ngọc Già đăng ngày 28/10/2013 có đoạn “Tôi biết nhóm bạn "phản bác tuyên bố 258" có đọc bài "Hoàng Thị Nhật Lệ và Nguyễn Hạnh Phúc". Điều này không làm tôi vui, thay vào đó tôi vô cùng lo ngại. Lo ngại bởi tính "khôn lỏi" của thế hệ trẻ như nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ, nhưng tôi không trách, bởi tôi biết, ít nhiều bạn trẻ hiện nay bị cộng sản "nhồi sọ" quá lâu”… Hay “Nhóm cô Lệ vì bị "tẩy não" quá lâu, nên sanh ra tính thực dụng bẽ bàng: thấy ý kiến gì có vẻ "hay hay" và nghĩ có lợi cho mình là ... "tranh thủ" chụp giựt, từ đó "sản xuất" ra cái "Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” (2) Việc tôi phản đối “Tuyên bố 258” và “Mạng lưới blogger Việt Nam” là quan điểm của tôi tại sao “người ta” lại cho rằng tôi “khôn lỏi” ? Phải chăng chỉ cần không theo “họ” chống phá nhà nước thì là bị “nhồi sọ”. Tôi ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là mong muốn của tôi về một Việt Nam vươn ra thế giới, cớ sao “người ta” lại cho rằng tôi bị “tẩy não”. Tác giả không hề có bằng chứng về việc tôi bị “nhồi sọ” hay “tẩy não” mà đã vội vàng kêt luận, đây là hành vi vu khống và xúc phạm danh dự của tôi vậy sao RFA vẫn cho đăng ?
Bài “Ông Trần Nhật Quang chửi ai” của tác giả Cánh Cò đăng ngày 19/02/2014 có đoạn viết “Trong ngày 16 tháng Hai, khi nhóm nhân sĩ, đồng bào tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới, xuất hiện một ông trùm dư luận viên, đầu đội nón sắt, miệng nồng mùi rượu rao giảng những điều mà khi nghe qua người đứng chung quanh không thể không che miệng để tránh mùi nồng nặc của rượu, của món nhậu đã ôi và cả cái luận cứ đầy bẩn thỉu của Đảng mớm cho hòa tan vào nhau nôn ra một thứ mùi hố xí không thể diễn tả”. Trước sự phản ứng dữ dội của chú Trần Nhật Quang cũng như cộng đồng mạng, RFA đã cho gỡ bài viết này khỏi trang tuy nhiên bài này vẫn hiển thị trên trang wordpress của đài (3) Chú Trần Nhật Quang bức xúc trước việc một “nhóm người” tự cho rằng mình yêu nước thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình gây rối núp dưới danh nghĩa tưởng niệm vậy nên chú quyết định vạch mặt những kẻ này. Thay vì xấu hổ trước hành vi giả mạo cựu chiến binh của mình, “họ” lại lớn tiếng nói chú là “ông trùm dư luận viên” và “người nộng nặc mùi rượu” dù lúc đó chú hoàn toàn tỉnh táo. Tác giả Cánh Cò dựa vào cái gì để khẳng định những điều mình đã viết ?Một bài viết với những lời lẽ nặng nề, vu khống, xúc phạm công dân Việt Nam mà RFA vẫn cho đăng. Tại sao vậy ?

=====================
RFA nói rằng mình “không đả phá bất kỳ một chính phủ, cá nhân hay quốc gia nào” vậy thì việc đài này cho đăng tải những bài viết mang nội dung đả phá, xúc phạm danh dự công dân Việt Nam thì là gì ? Cuối các bài viết đều nói “Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA” nhưng thiết nghĩ câu nói này không thể giúp RFA không thể chối bỏ trách nhiệm của mình với những bài viết được đăng trên trang chính.  Đừng ngụy biện rằng vì chúng tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của khán thính giả nên không can thiệp vào ý kiến cá nhân. Người đọc có quyền tự do thể hiện ý kiến của mình dưới dạng bình luận dưới các bài viết chứ không tự do vu khống hay xúc phạm dưới dạng một bài viết công khai được nhà đài tiếp tay bằng cách đưa lên trang chính. Vậy đấy, hóa thứ tự do ngôn luận mà RFA cổ súy phải chỉ là thứ tự do ngôn luận một chiều, không chấp nhận ý kiến khác biệt, tự do vu khống, tự do xúc phạm, tự do miệt thị những người không cùng quan điểm. Nhờ những hành động, những bài viết này của RFA mà tôi càng khẳng định rằng nhà nước Việt Nam cần duy trì điều 258 bộ luật hình sự để bảo vệ những người như tôi, như chú Quang trước sự xúc phạm, vu khống của những con diều hâu mượn danh tự do ngôn luận.

Chú thích:

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

HẢI CHIẾN TRƯỜNG SA: VÒNG TRÒN BẤT TỬ



Từ cuối năm 1987 đầu năm 1988, tình hình ở quần đảo Trường sa thuộc vùng biển Đông Nam của Tổ quốc đã trở nên phức tạp. Tháng 10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ra lệnh chuyển lên trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao cho các đơn vị thuộc quần đảo Trường Sa và lệnh cho một số đơn vị, trong đó có công binh E83 Quân chủng Hải quân sẵn sàng đi xây dựng, chi viện đảo. 

Tháng 1/1988, Trung đoàn đã bắt đầu lần lượt điều các khung đi xây dựng tại các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đầu tháng 3/1988, đối phương tăng cường lực lượng hải quân xuống khu vực quần đảo của ta. Bộ Tư lệnh Quân chủng đã có chỉ thị cho Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 chuẩn bị lực lượng sẵn sàng ra Trường Sa. 20h đêm 11/3/1988, tàu HQ-604 của Đoàn 125 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng đã nhổ neo tại căn cứ của công binh E83, tiếp tục đưa hai khung của Trung đoàn và các đồng chí của Đoàn 146 đi đóng giữ bảo vệ đảo. 2h sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin. Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma.

Tối 13/3/1988, đối phương uy hiếp mạnh một số đảo của ta, ngay trong đêm 13/3/1988, Sở Chỉ huy đã chỉ thị cho bộ phận đi đóng giữ đảo: Quyết giữ vững mục tiêu, khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm xuống bám giữ đảo, đồng thời chuyển vật liệu xây dựng lên làm nhà. 

Đến 6h sáng 14/3/1988, 49 lính Trung Quốc mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn bao vây bộ đội ta theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc. Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chĩa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt cán cờ tổ quốc. Một tên khác xông lên chĩa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn. 3 tàu chiến Trung Quốc tăng tốc áp sát đảo, cách tàu HQ 604 chừng 300 mét. Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo.

Cùng lúc đó HQ 505 đã hoàn thành nhiệm vụ cắm mốc chủ quyền trên đảo Cô lin. 6h30 sáng, 3 tàu chiến Trung Quốc liên tục nã pháo vào HQ 505, đạn trúng vào buồng máy, khu thông tin, đài chỉ huy, kho tàu bốc cháy. Gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh, máy bị hỏng nên tàu trôi xa khỏi đảo hơn một hải lý. Pháo 85, 100 ly trên tàu Trung Quốc vẫn không ngừng nã đạn khiến HQ 505 bốc cháy ngùn ngụt, thân tàu thủng, nước tràn vào các khoang, dầu trôi ra lênh láng mặt biển. Hệ thống liên lạc bị hỏng, không thể báo cáo tình hình với cấp trên. Ngay lập tức, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ hội ý với Ban chỉ huy tàu và yêu cầu phải sửa chữa bằng được máy móc để đưa tàu lên đảo. Trong vòng 3-4 phút, phương án này được thống nhất. Dù bị thương nhưng máy trưởng, đại úy Nguyễn Đại Thắng vẫn xông xáo chỉ đạo anh em sửa máy bằng được. Lúc lá cờ tổ quốc tung bay trên nóc con tàu dài gần 100 mét, rộng 28 mét vừa yên vị trên bãi thì cũng là lúc tàu chiến Trung Quốc tiếp tục nã đạn. Thuyền trưởng Lễ yêu cầu anh em hủy tài liệu mật, sơ tán khỏi tàu nhằm hạn chế thương vong, đồng thời chuyển vũ khí lên đảo chuẩn bị chiến đấu.

Bên phía đảo Gạc Ma, các chiến sĩ của ta dù thương vong nặng nhưng vẫn giằng co quyết liệt với địch, nhưng trước sự kiên cường của chiến sĩ ta, đối phương rời đảo. Rút về tàu chiến và nổ súng vào các cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đang bám giữ đảo và cả tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đang ở đó khiến vị thuyền trưởng anh hùng ôm chặt bánh lái cùng HQ 604 nằm lại dưới biển sâu. 

Trời sáng, lính Trung Quốc rút khỏi Gạc Ma. Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương, xé áo nút lại chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng, dùng báng súng làm chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.

12h trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu, sau đó về đảo Sinh Tồn. Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng. Dù có thể rút về đảo Sinh Tồn nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe nhưng thuyền trưởng Lễ cùng các chiến sĩ đã bám trụ lại đảo Cô Lin đến tháng 6/1988, khi các hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc đã giảm và chủ quyền trên đảo Cô Lin được giữ vững.

Sau trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 lịch sử, 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân ta đã anh dũng hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ được Cô Lin và Len Đao.

NHỮNG ANH HÙNG GẠC MA

Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ sau nhắc đến.Một năm sau trận hải chiến ngày 14.3.1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho:

Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân).

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân).

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.)

Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy, thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân).

Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).

Và hơn tất cả, các anh là những đứa con sống mãi trong lòng dân tộc.


[Hoàng Thị Nhật Lệ]

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

"ÔNG TRÙM DLV" TRẦN NHẬT QUANG VẠCH MẶT NHỮNG KẺ MẠO DANH "YÊU NƯỚC"



Sự kiện được gọi là “Tưởng niệm Liệt sĩ biên giới Phía Bắc 17/2/1979” diễn ra ở Hà Nội ngày 16/02 vừa qua đã gây nhiều sóng gió cho cộng đồng mạng, nổi bật lên là sự việc chú cựu chiến binh (CCB) Thắng Còng vạch mặt một số “cựu chiến binh” giả, và chú Trần Nhật Quang lật tẩy âm mưu, mục đích kích động quần chúng của những kẻ tổ chức và tham gia buổi “tưởng niệm”. Xung quanh sự việc này đã có rất nhiều luồng ý kiến, đối với những người tham gia buổi “tưởng niệm” thì chú Thắng là một tên “Việt gian” rồi “Hán gian”, còn với những người ở hải ngoại thì chú Quang là “ trùm dư luận viên…nồng nặc mùi rượu…” Nhưng bạn bè các chú thì lại cho rằng các chú là những anh hùng đã dám vạch trần sự thật giữa một bầy lang sói. Để biết thực hư câu chuyện này ra sao kính mời bạn đọc cùng theo dõi cuộc phỏng vấn ngắn với chú Trần Nhật Quang.

Pv: Cháu chào chú ạ. Cháu được biết ngày 16/02 vừa qua chú có tham gia buổi “Tưởng niệm Liệt sĩ biên giới Phía Bắc 17/2/1979” nhưng với tư cách là một người vạch trần sự thật. Vậy lý do gì thôi thúc chú tham gia sự kiện đó và sự thật mà chú vạch trần là gì ?

- Từ năm 2011, khi trang Nhật ký yêu nước của bọn phản động người Việt ở nước ngoài, lần đầu tiên thông báo, hướng dẫn biểu tình “chống” Trung Quốc cho bọn phản động trong nước, chú đã cực kỳ phẫn nộ vì hiểu ngay mục đích, ý đồ của bọn phản động trong và ngoài nước. Suốt từ năm 2011 đến nay, chú đã theo chúng suốt 12 cuộc biểu tình, vì vậy ngay từ đầu chú đã thấy rõ âm mưu, mục đích đen tối của chúng. Chúng biểu tình “chống” Trung Quốc, hay biểu tình “tưởng niệm” các Liệt sĩ biên giới Phía Bắc, nhưng thực chất là chúng hòng lừa bịp, lôi kéo quần chúng nhân dân chống lại đường lối ngoại giao và quốc phòng của Đảng và nhà nước. Chú căm phẫn tột độ những kẻ mạo xưng “yêu nước” để phá hoại sự bình yên của đất nước. Chú muốn vạch trần bộ mặt thật của chúng, để chúng không thể lừa bịp nhân dân, dụ dỗ những thanh niên trẻ người non dạ bước vào con đường chống lại đất nước như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha,… Chú cũng xin nói rõ, các cháu có thể lịch sự gọi chúng là “họ”, nhưng đối với chú, bọn phản động chống phá sự bình yên của đất nước là kẻ thù không đội trời chung, chú không thể gọi chúng là “họ” được. Chú văn minh, lịch sự với nhân dân, còn bọn phản động ấy không phải là “Nhân dân”, chúng giống như bọn trộm cướp, buôn lậu, lừa đảo…không bao giờ là “Nhân dân” cả. Cả hai nhóm thành phần này, phản động và tội phạm hình sự, đều là kẻ thù của nhân dân. Thế hệ các chú sinh ra, lớn lên trong chiến tranh, nên yêu – ghét rõ ràng, lập trường kiên định, nếu không như vậy, cha anh ta không thể đánh thắng kẻ thù xâm lược và bọn tay sai bán nước.

- Pv: Vậy chú có thể cho cháu biết ngày hôm đó đã xảy ra sự việc gì không ạ ?

- Hôm đó khi vừa tới nơi chú đã đi thẳng vào giữa đám biểu tình và lắng nghe. Không chịu nổi những luận điệu và hành vi cười toe toét để quay phim, chụp ảnh trong buổi “tưởng niệm” của chúng, chú đã chất vấn một tên đang cuồng nhiệt nhất. Không ngờ chúng nhanh chóng bao vây chú để quay phim, chụp ảnh, ghi âm cảnh đám đông la hét, chửi bới, mạt sát, nhạo báng chú là “Việt gian” rồi “Hán gian” này. Trong đầu chú lóe lên ý nghĩ thách thức bọn quay phim đang chĩa vào chú: Hãy quay và có dám tung lên mạng lời ta sẽ nói vạch trần bộ mặt thật của chúng bay không ?

- Pv: Và chú đã nói những gì với họ ?

- Chú nói: Nào quay đi nhé, tung lên mạng đi nhé, lời của ta. Cùng trong năm 1979, ngày 7/1 các Liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đất và cuộc sống của nhân dân biên giới Tây –Nam, tại sao các ngươi không hề nhắc đến, không hề đòi tưởng niệm gì cả, mà các ngươi cứ chăm chăm đòi tưởng niệm chỉ các Liệt sĩ biên giới Phía Bắc 17/2 ? Các ngươi “thương” nhân dân biên giới phía bắc chứ không thương gì nhân dân biên giới Tây – Nam chăng ? Không phải, rõ ràng các ngươi (lợi dụng sự hy sinh của các Liệt sĩ – Chú Quang) chống phá chứ các ngươi “tưởng niệm” gì các Liệt sĩ ! Các ngươi chống phá (đường lối ngoại giao – quốc phòng của Đảng, Chính phủ - Chú Quang) chứ các ngươi “yêu nước” cái gì ! - Tại sao ngày 19/1 là ngày bọn giặc tay sai bán nước VNCH đánh nhau với giặc cướp Trung Quốc, là cuộc đánh nhau tranh ăn giữa quân bán nước và quân cướp nước, thì các ngươi lại tưởng niệm ? Nhục nhã chưa ? Đến đây hãy cho chú hỏi cháu: Bọn bán nước ấy sau khi đánh nhau với bọn cướp nước ở Hoàng Sa, trở về chúng sẽ làm gì ? Chúng sẽ tiếp tục bắn vào Quân Giải phóng, bắn vào Dân quân Du kích, bắn vào nhân dân yêu nước ở miền Nam, đúng không ? Các ngươi kích động Việt Nam và Trung Quốc lại đối đầu thù địch, hòng mong mượn bàn tay Trung Quốc cấm vận Việt Nam, hòng mong cho nền kinh tế Việt Nam vì thế có phần sụt giảm, nhân dân có phần đói khổ, hòng mong nhân dân vì thế bất mãn cho các ngươi cướp chính quyền ? Dã tâm của các ngươi thật nham hiểm và độc ác !

Pv: Sau khi sự việc ngày 16/02 kết thúc thì đã có chuyện gì xảy ra với chú?

- Ngay buổi chiều hôm ấy khi vào trang cá nhân (facebook) chú bàng hoàng khi thấy các clip về mình, các bình luận tràn lan trên các trang fanpage. Ý nghĩ đầu tiên ập đến là có nguy hiểm gì cho mình không, nhưng ngay sau đó lại một ý nghĩ khác: Lời vạch trần bộ mặt thật của bọn phản động đã đến được với một bộ phận khá đông đảo cư dân mạng. Chú cũng vui sướng thấy qua các bình luận trên facebook là, một bộ phận lớn các bạn trẻ cũng hiểu rõ bộ mặt thật của bọn phản động, cũng căm ghét bọn phản động lắm. Đêm đầu tiên chú đã nhận được rất nhiều tin nhắn ủng hộ. Nhiều bạn trẻ inbox cho chú: “Lần sau chú cho cháu đi với !”, “ Chúng cháu sẽ đi cùng bác !”…Những inbox này làm chú cảm động, vui sướng, càng thêm yêu mến và tin tưởng vào thế hệ trẻ, vào tương lai của đất nước ta, đất nước mà chú và gia đình đang sống. Tuy nhiên cũng có không ít những tin nhắn chửi bới tục tĩu, đe dọa, không chỉ với bản thân chú, mà có cả lời đe dọa “không an toàn cho gia đình mày”…Riêng những người ở hải ngoại cho đến bây giờ vẫn xuyên tạc chú là một “đầu trùm dư luận viên” và bịa đặt chú “người nồng nặc mùi rượu”, mặc dù những tên trong nước không hề nhắc đến một từ “rượu” nào trong các bài viết, bình luận và tin nhắn chửi bới của chúng.

Pv: Chú có suy nghĩ gì về những lời lẽ xúc phạm, đe dọa ấy ?

- Nếu đã xem clip chắc các cháu cũng thấy những thái độ xấc xược, ngôn từ tục tĩu, nhạo báng, những điệu cười khả ố của kẻ tự cho mình là “nhân sĩ trí thức” ngay trong buổi sáng mà chúng gọi là “Tưởng niệm Liệt sĩ biên giới Phía Bắc”. Còn chú, chú không hề suy nghĩ gì về lời lẽ, thái độ hỗn xược của chúng, chú không quan tâm, chú chỉ chờ nghe những gì chúng nói ra, nói đúng thì chú “giật mình” xem xét lại, nói sai thì chú vạch trần. Nếu là bạn bè chửi mắng thì chú sẽ rất đau lòng và suy nghĩ, nhưng với kẻ thù, thì những lời chửi bới, đe dọa của chúng, thì chú dẫm xuống chân. Từ câu hỏi này của cháu, chú gửi tới chúng sự khinh bỉ và căm ghét tột độ, cháu nhé.

Pv: Sự kiện đó có ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và suy nghĩ hay niềm tin của chú không ?

- Suốt một tuần sau khi sự việc xảy ra, trang cá nhân của chú nhận được rất nhiều lời mời kết bạn, những tin nhắn ủng hộ, những tin nhắn bày tỏ sự lo lắng mong chú đề phòng, giữ mình. Xen kẽ là những tin nhắn chửi bới, đe dọa. Trong gia đình, hai cô em gái gọi điện cho chú và mẹ chú - vì bạn bè hai cô gọi điện nên hai cô mới biết – để bày tỏ sự bất bình với chú. Rồi hai em rể, 4 đứa cháu của hai cô đến nhà, cả nhà xúm vào chỉ trích chú. Cả nhà phản đối vì lo sợ cho an toàn của chú. Chú phản biện, giải thích quá nhiều, cũng không giải tỏa được nỗi lo mơ hồ, vô căn cứ, phi thực tiễn của người thân. Mẹ chú vẫn một mực: Mẹ già yếu bệnh tật, giờ lại ngày đêm nghĩ đến con, ốm thêm vì con. Bạn bè thân quen cũng khắp nơi gọi điện, bạn bè cơ quan cũng tranh thủ gặp chú. Người thì ủng hộ, khích lệ, người thì phản đối, khuyên chú dừng lại. Giống như trong gia đình, lý do phản đối duy nhất, độc nhất của bạn bè là “mày - anh - chú…thôi đi, chúng tìm chúng giết đấy”. Nhưng chú không sợ, chúng có thể tìm cách làm hại chú, nhưng không thể giết chết lòng căm ghét bọn phản động trong lòng chú. Kẻ thù cũng không bao giờ lay chuyển được lập trường kiên định của chú, những lời chửi bới, đe dọa của chúng không hề làm mất đi hay giảm đi cuộc sống lạc quan, lòng tin tưởng vào tương lai của đất nước trong lòng chú.

Pv: Vậy nếu sau này có những sự kiện tương tự chú có sẵn sàng tham gia không ạ ?

- Hãy tin ở chú, vì lòng căm thù bọn phản động phá hoại sự bình yên của đất nước, là động cơ duy nhất cho mọi hành động của chú trước đây cũng như mãi mãi sau này. Chú đã thề với đám biểu tình: “Lần sau các ngươi còn tiếp tục quậy phá, ta sẽ lại đến đây vạch trần bộ mặt thật của các ngươi !”. Và lời nói đó quyết không phải là lời nói suông.

Pv: Cảm ơn chú về bài phỏng vấn và cháu xin phép được đồng hành cùng chú trong những lần sau !