Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Sự thật về nhà văn Nguyễn Văn Nghĩa qua lời kể của nhà đấu tranh Nguyễn Văn Tính

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Tính – một “nhà đấu tranh” đã có thâm niên chống cộng hơn 50 năm. Giai đoạn năm 1964 – 1965, khi cả nước đang dồn sức người sức của cho cuộc chiến tranh đánh đuổi ngoại xâm, thống nhất đất nước thì ông Tính yên vị và an toàn tù với tội danh chống lại nhà nước dân chủ nhân dân. 3 lần ngồi tù đều vì tội chống phá nhà nước, hiện tại ở cái tuổi ngoài 70, ông Tính không còn nghĩ đến chuyện treo băng rôn khẩu hiệu trên cầu vượt Lai Cách như những năm 2008 nữa, sẽ không có bản tố cáo như trên mạng nếu như vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không cạn tàu ráo máng, chơi xấu ông Tính để kiếm tiền. Cũng nhờ vậy mà chúng ta mới có thêm một góc nhìn về những người khoác áo đấu tranh.

Tiếp chúng tôi trong một ngôi nhà nhỏ ở thành phố Hải Phòng. Ông Tính vô cùng thân thiện và cởi mở. Suốt buổi nói chuyện, ông đã rất thẳng thắn chia sẻ những quan điểm của mình về nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng như về phong trào đấu tranh của giới dân chủ ở Việt Nam. Mặc dù ông Nghĩa được ca ngợi là một nhà đấu tranh kiên định, sống hết lòng vì anh em bạn bè nhưng có vẻ như những điều ông Tính chia sẻ hoàn toàn ngược lại với những nhận xét ấy.
 Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là một người bước chân vào phong trào chống cộng sau ông Tính hàng chục năm nhưng với bản tính khôn lỏi, ông Nghĩa đã gây dựng được hình ảnh cá nhân khá tốt đẹp trong mắt cộng đồng chống cộng hải ngoại. Lý giải cho việc này, ông Tính cho rằng ông Nghĩa rất gian manh, ông Nghĩa biết người hải ngoại rất cực đoan, vì vậy trong những bài viết của mình, ông Nghĩa sử dụng lối viết rất cực đoan và tục tĩu, rất được lòng cộng đồng chống cộng hải ngoại. Cộng với tài khua môi múa mép, ông Nghĩa tự quảng cáo mình là người chuyên “dẫn dắt” các nhà đấu tranh, từ đó số tiền từ hải ngoại gửi về chảy thẳng vào túi ông Nghĩa.
Với mối quan hệ thân thiết suốt một thời gian dài, không có gì lạ khi ông Tính biết quá rõ chuyện nhà ông Nghĩa. Từ việc vợ chồng nhà văn này nợ nần hơn 50tr VND. Nhưng rồi từ khi làn gió đấu tranh thổi đến, vợ chồng ông Nghĩa không những trả hết nợ mà còn “đầy tiền vàng trong tủ”. Bản thân ông Tính đã nhiều lần làm chứng dối để ông Nghĩa lấy tiền từ ông Thanh Giang. 1000 USD đổi được 17tr VND (năm 2008) nhưng cuối cùng ông Tính chỉ nhận được 100.000đ, số tiền còn lại vợ chồng ông Nghĩa dùng để mua xe máy. Ngoài ra ông Tính còn tiết lộ thêm rằng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa không chỉ ăn chặn của đồng đội mà còn hèn hạ đến mức ăn quỵt cả tiền xe ôm.
Từ những chia sẻ của ông Tính, ta đã có thêm một góc nhìn về những kẻ khoác áo đấu tranh. Hóa ra những “dân oan” đang giương khẩu hiệu, kêu nghèo, kể khổ ngoài kia là những con nghiện được thuê với giá 400.000đ. Hóa ra có những kẻ khoác áo “dân chủ” chỉ để kiếm tiền. Hóa ra tình nghĩa anh em chỉ đáng giá vài triệu đồng. Ngẫm mà thấy xót xa cho những kiều bào nhẹ dạ cả tin, gửi những đồng tiền mồ hôi nước mắt về cho những kẻ khốn nạn ăn chơi đàn đúm.

4 năm đã qua, ở cái tuổi gần đất xa trời, đã không còn sức để đấu đá. Những chuyện này ông Tính tưởng như sẽ sống để bụng chết chôn theo nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Vợ chồng ông Nghĩa không ngừng tấn công, vu khống ông Tính để làm tiền với cộng đồng chống cộng hải ngoại, buộc ông Tính phải công khai tất cả để bảo vệ chút danh dự tàn. Chút tình nghĩa anh em đồng chí cuối cùng cũng tan tành theo những đồng tiền được gửi về từ hải ngoại.


Rời nhà ông Tính, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở cách đó không xa. Đúng như ông Tính nói, ngôi nhà của ông Nghĩa đang được “lên tầng 2”. Một chiếc máy photocopy ở giữa nhà có vẻ như là kế sinh nhai của vợ chồng nhà văn. Ban đầu ông Nghĩa đồng ý nói chuyện với chúng tôi, tuy nhiên khi nhắc đến ông Tính, ông Nghĩa bất ngờ thay đổi thay đổi. Trước những câu hỏi của chúng tôi về việc những điều ông Tính viết là thật hay giả, ông Nghĩa trước sau chỉ nói “Tôi và ông Tính từ lâu rồi không còn liên lạc”. Không rõ là ông Nghĩa chưa từng đọc những điều ông Tính viết hay ông Nghĩa không dám phủ nhận những điều ấy. Nhìn thái độ thiếu tự nhiên của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa thì có lẽ những điều ông Tính viết hoàn toàn là sự thật. Xem ra lại có thêm một nhà dân chủ làm “kinh tế” từ những phong trào đấu tranh. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét