Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

TỪ NHỮNG BÀI VIẾT KHÔNG MANG QUAN ĐIỂM CỦA RFA


Lâu nay Đài Á Châu tự do – RFA- Việt ngữ được biết đến như một kênh truyền thông thiếu “thân thiện” với Việt Nam thay vì đạo đức nghề nghiệp: “không đả phá bất kỳ cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào”. Vì “không có bất kỳ phóng viên hay cộng tác viên nào thường trú tại Việt Nam” nên nguồn tin của RFA được lấy từ những cá nhân nổi tiếng với thành tựu chống phá nhà nước. Mặc dù cố gắng thể hiện mình là một cơ quan truyền thông “trung lập” và “phi chính trị” nhưng tất cả những gì RFA thể hiện lại cho thấy điều ngược lại. Có lẽ để thực hiện mục tiêu “tạo dựng một diễn đàn cho những tiếng nói khác nhau” như “Quy tắc đạo đức nghề nghiệp” (1) của mình, RFA đã cho ra đời mục “Bạn đọc viết” và “Blog” – nơi tập hợp những bài viết mà “Nội dung không phản ảnh quan điểm” nhưng nhất thiết phải mang tư tưởng của RFA.

DÂN CHỦ NÀO CHO TÔI (!)

Tôi phải thốt lên những lời này bởi lẽ lâu nay RFA vẫn ru ngủ khán thỉnh giả rằng đài này được thành lập với mục đích “cổ vũ cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm” nhưng thực tế sau một khoảng thời gian dài theo dõi, tôi đã nhận ra rằng nếu không phục vụ ý đồ hay mục đích của họ thì những “quan điểm” khác biệt đừng mong có cơ hội được lên sóng.

 Lý lẽ mà nhà đài cho ra đời mục “Bạn đọc viết” và “blog” là để khán thính giả của đài có cơ hội nói lên tiếng nói, quan điểm của mình. Nếu làm đúng, điều này rất tốt, nó thể hiện sự tôn trọng khán thính giả, đồng thời nó cũng làm phong phú nội dung và thể hiện tính khách quan của đài. Tuy nhiên đấy chỉ là lý thuyết bởi thực tế RFA đã làm điều ngược lại. Dân chủ ở chỗ nào khi mà có tìm đỏ mắt người đọc cũng không thấy bài viết nào mang tư tưởng “khác biệt” với nhà đài ? Thậm chí chỉ là bài viết của một tác giả không cùng quan điểm với nhà đài cũng không có. Tôi khẳng định như vậy bởi lẽ tôi là một cá nhân không cùng quan điểm với RFA, nhờ lợi gợi ý của anh phóng viên Mặc Lâm, chiều ngày 12/03/2014 tôi đã gửi lên RFA bài viết tường thuật lại sự kiện ngày 14/03/1988 – Hải chiến Gạc Ma theo địa chỉ vietweb@rfa.ofg. Tuy là bài viết tường thuật kỷ niệm ngày 14/03 nhưng đến hôm nay – 15/03 tôi vẫn không thấy bài viết của mình được đăng, cũng không thấy nhà đài hồi âm. Tại sao vậy ? Bài viết của tôi tưởng thuật đầy đủ, chi tiết và chính xác sự kiện ngày 14/03/1988, không có những lời lẽ khiếm nhã, không đả phá bất kỳ chính phủ hay cá nhân nào, tại sao không được đăng ? Lẽ nào tôi phải tự an ủi mình rằng nhà đài đang “kiểm duyệt” nội dung bài viết, cũng có thể là kiểm duyệt tác giả (?)

TỰ DO NGÔN LUẬN = TỰ DO XÚC PHẠM + TỰ DO BỊA ĐẶT ?

Trong bài Lời cuối cùng cho nhóm Hoàng Thị Nhật Lệ của tác giả Nguyễn Ngọc Già đăng ngày 28/10/2013 có đoạn “Tôi biết nhóm bạn "phản bác tuyên bố 258" có đọc bài "Hoàng Thị Nhật Lệ và Nguyễn Hạnh Phúc". Điều này không làm tôi vui, thay vào đó tôi vô cùng lo ngại. Lo ngại bởi tính "khôn lỏi" của thế hệ trẻ như nhóm bạn Hoàng Thị Nhật Lệ, nhưng tôi không trách, bởi tôi biết, ít nhiều bạn trẻ hiện nay bị cộng sản "nhồi sọ" quá lâu”… Hay “Nhóm cô Lệ vì bị "tẩy não" quá lâu, nên sanh ra tính thực dụng bẽ bàng: thấy ý kiến gì có vẻ "hay hay" và nghĩ có lợi cho mình là ... "tranh thủ" chụp giựt, từ đó "sản xuất" ra cái "Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” (2) Việc tôi phản đối “Tuyên bố 258” và “Mạng lưới blogger Việt Nam” là quan điểm của tôi tại sao “người ta” lại cho rằng tôi “khôn lỏi” ? Phải chăng chỉ cần không theo “họ” chống phá nhà nước thì là bị “nhồi sọ”. Tôi ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là mong muốn của tôi về một Việt Nam vươn ra thế giới, cớ sao “người ta” lại cho rằng tôi bị “tẩy não”. Tác giả không hề có bằng chứng về việc tôi bị “nhồi sọ” hay “tẩy não” mà đã vội vàng kêt luận, đây là hành vi vu khống và xúc phạm danh dự của tôi vậy sao RFA vẫn cho đăng ?
Bài “Ông Trần Nhật Quang chửi ai” của tác giả Cánh Cò đăng ngày 19/02/2014 có đoạn viết “Trong ngày 16 tháng Hai, khi nhóm nhân sĩ, đồng bào tập trung trước tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới, xuất hiện một ông trùm dư luận viên, đầu đội nón sắt, miệng nồng mùi rượu rao giảng những điều mà khi nghe qua người đứng chung quanh không thể không che miệng để tránh mùi nồng nặc của rượu, của món nhậu đã ôi và cả cái luận cứ đầy bẩn thỉu của Đảng mớm cho hòa tan vào nhau nôn ra một thứ mùi hố xí không thể diễn tả”. Trước sự phản ứng dữ dội của chú Trần Nhật Quang cũng như cộng đồng mạng, RFA đã cho gỡ bài viết này khỏi trang tuy nhiên bài này vẫn hiển thị trên trang wordpress của đài (3) Chú Trần Nhật Quang bức xúc trước việc một “nhóm người” tự cho rằng mình yêu nước thường xuyên tổ chức những cuộc biểu tình gây rối núp dưới danh nghĩa tưởng niệm vậy nên chú quyết định vạch mặt những kẻ này. Thay vì xấu hổ trước hành vi giả mạo cựu chiến binh của mình, “họ” lại lớn tiếng nói chú là “ông trùm dư luận viên” và “người nộng nặc mùi rượu” dù lúc đó chú hoàn toàn tỉnh táo. Tác giả Cánh Cò dựa vào cái gì để khẳng định những điều mình đã viết ?Một bài viết với những lời lẽ nặng nề, vu khống, xúc phạm công dân Việt Nam mà RFA vẫn cho đăng. Tại sao vậy ?

=====================
RFA nói rằng mình “không đả phá bất kỳ một chính phủ, cá nhân hay quốc gia nào” vậy thì việc đài này cho đăng tải những bài viết mang nội dung đả phá, xúc phạm danh dự công dân Việt Nam thì là gì ? Cuối các bài viết đều nói “Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA” nhưng thiết nghĩ câu nói này không thể giúp RFA không thể chối bỏ trách nhiệm của mình với những bài viết được đăng trên trang chính.  Đừng ngụy biện rằng vì chúng tôi tôn trọng quyền tự do ngôn luận của khán thính giả nên không can thiệp vào ý kiến cá nhân. Người đọc có quyền tự do thể hiện ý kiến của mình dưới dạng bình luận dưới các bài viết chứ không tự do vu khống hay xúc phạm dưới dạng một bài viết công khai được nhà đài tiếp tay bằng cách đưa lên trang chính. Vậy đấy, hóa thứ tự do ngôn luận mà RFA cổ súy phải chỉ là thứ tự do ngôn luận một chiều, không chấp nhận ý kiến khác biệt, tự do vu khống, tự do xúc phạm, tự do miệt thị những người không cùng quan điểm. Nhờ những hành động, những bài viết này của RFA mà tôi càng khẳng định rằng nhà nước Việt Nam cần duy trì điều 258 bộ luật hình sự để bảo vệ những người như tôi, như chú Quang trước sự xúc phạm, vu khống của những con diều hâu mượn danh tự do ngôn luận.

Chú thích:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét