Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Cá tôm – nhà máy – sự tỉnh táo. Bạn chọn gì ?





"Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi”- phát biểu của ông Chu Xuân Phàm, trưởng phòng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã gây nên một cơn bão trong dư luận những ngày vừa qua. Tuy nhiên một câu nói khó có thể khiến người đọc có những hình dung đầy đủ, sau đây chúng tôi xin trích nguyên văn đoạn trả lời phỏng vấn của ông Chu Xuân Phàm:

“Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên. Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép Nhà nước Việt Nam. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên Nhà nước phải có sự cân nhắc.

Nếu xả thải thì đương nhiên sẽ thay đổi sinh học ở đây, ở vùng biển quanh đây. Nhưng bây giờ mà nói tôi không thể xây dựng nhà máy thép ở đây mà không ảnh hưởng đến con cá, con tôm. Đương nhiên mình cố gắng làm một nhà máy đạt được tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Có khi được cái này thì phải mất cái kia chứ. Cũng như việc vùng đất này lấy làm nhà máy thì không thể trồng lúa gì được. Hai cái này mình phải lựa chọn một, tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay tôi muốn xây dựng một ngành thép hiện đại? Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này.

Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của Việt Nam.

Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”.

Về đoạn trả lời của ông Phàm: “nước xả thải là nước ngọt hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên” có một số ý kiến cho rằng đây là điều vô lý, vì ở cửa biển (nơi sông đổ ra biển) vẫn có cá tôm sống. Ý kiến chủ quan của người viết cho rằng nước ở cửa biển là nước lợ, những loại cá tôm sống ở cửa biển là loài nước lợ nên dĩ nhiên không có vấn đề gì. Còn việc Formosa xả thải nước ngọt ra biển,  khiến nước biển tại nơi xả bị lợ, ảnh hưởng đến những loài cá tôm chỉ sống trong môi trường nước mặn là điều đương nhiên.

Quay lại chủ đề chính của bài viết, khoan hãy bàn đến trách nhiệm của Formosa, chiều nay công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước biển, khi ấy chúng ta quy trách nhiệm cho Formosa cũng không muộn, ở đây người viết muốn bàn đến cách nhìn nhận và đánh giá sự việc của cộng đồng mạng Việt Nam.

1.     Vai trò của báo chí trong cơn bão dư luận.

Ngay khi báo chí đưa tin về hiện tượng cá chết ở các tỉnh miền Trung và sự liên hệ với KCN Vũng Áng, sau đó là ngư dân trong khi lặn đã phát hiện ra đường ống xả thải thì ngay lập cộng đồng mạng Việt Nam dồn mọi sự chú ý đến Formosa. Đồng hành cùng cơn sốt của cư dân mạng là những bài báo lá ngón, đầu độc tâm lý cộng đồng. Những chuyện chả liên quan cũng được gán ghép vào. Từ việc anh thợ lặn từng tham gia quá trình xây dựng cảng chết không rõ nguyên nhân được giật tít thành “thợ lặn của Formosa chết bất thường” do anh làm việc cho công ty Niblec, thi công cảng Sơn Dương thuộc KCN Vũng Áng có công ty Formosa. Cho đến việc ngư dân phát hiện ra ống xả thải bị “mất tích” do anh này đi biển đánh cá, không có sóng nên điện thoại không liên lạc được.  

Cô phóng viên phỏng vấn ông Chu Xuân Phàm cắt bỏ đoạn trả lời phỏng vấn của ông này, chỉ giữ lại câu nói “chọn cá tôm hay chọn nhà máy”. Khiến cho dư luận hiểu ràng ông này thừa nhận nguyên nhân cá chết là do việc xả thải của Formosa.

Sau đó phóng viên VTC 14 về tận Vũng Áng làm thực nghiệm rằng cá thả vào nước biển trong vòng 2 phút thì chết, phóng sự đăng chưa được bao lâu thì 18 chủ bè nuôi cá ở cảng Vũng Áng, đặc biệt là chủ bè Lý Hộ - người được nhắc đến trong clip thực nghiệm đã phẫn nộ lên tiếng “đây là clip thử nghiệm vu khống, bịa đặt” – Theo phóng viên Dương Quang.

Sáng nay, báo chí rầm rộ đăng tin phát hiện cá chết trôi dạt vào biển Đà Nẵng khiến dư luận dậy sóng ầm ầm, dù chưa xác định rõ những chú cá xấu số kia là cá của người dân sau khi đánh lưới bỏ sót lại hay cá trôi dạt từ đâu vào. Một người bạn của mình đang làm ở Đà Nẵng xác nhận rằng sáng nay đi tập thể dục, bạn có thấy 01 con cá chết trôi dạt vào bờ biển và vài con cá chết khác là của ngư dân bỏ sót lại.

Câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà báo có thực sự công tâm khi đưa tin về sự việc này hay lẩn khuất trong đó là những toan tính về lượt view.

2.     Cách nhìn nhận, đánh giá của cư dân mạng.

Khi chuyện con cá được báo chí đẩy lên đến đỉnh điểm, phản ứng của cộng đồng mạng từ bức xúc chuyển sang tiêu cực. Người ta chuyền tay nhau những bức ảnh cá chết hàng loạt mà không quan tâm nguồn gốc của bức hình. Những bức ảnh được coi là thảm họa môi trường đó vốn xuất phát từ Campuchia, Chile,… nhưng đã được khéo léo lồng vào hiện tượng cá chết ở miền Trung. 

Tiếp theo đó là hình ảnh đường vào KCN Vũng Áng được photoshop ghép thêm hình cột mốc. Thật khó tin khi thời đại công nghệ rồi mà vẫn có hàng nghìn người tin rằng bức ảnh đó là thật và người ta dựng cột mốc ở giữa đường đi. 

Hình ảnh ống cống đang xả thứ nước màu vàng đục xuống biển là ảnh ở Anh quốc được dùng để minh họa cho ống xả của Formosa mà không có bất kỳ chú thích nào.


Lẩn khuất trong dư luận, trong những bài báo là tâm lý bài Trung kịch liệt, tư tưởng dân tộc hẹp hòi. Trung Quốc – kẻ được coi là kẻ thù truyền kiếp, nhưng dù muốn hay không thì Việt Nam vẫn nằm cạnh Trung Quốc trên bản đồ địa lý. Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn phải chơi với những doanh nghiệp Trung Quốc. Mà không chỉ Việt Nam, cả thế giới đều phải chơi với họ. Chúng ta muốn tẩy chay Trung Quốc, nhưng lại không ủng hộ doanh nghiệp trong nước. Tâm lý đố kị, thấy doanh nghiệp Việt Nam nào ăn lên làm ra thì phải ném đá cho đến khi chịu bán cho nước ngoài mới thôi. Cứ như vậy mà đòi “thoát Trung” thì thoát kiểu gì

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Chỉ cần có tài thì có thể làm Đại biểu Quốc hội ?



Trong số những người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 có rất nhiều những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ”, tiêu biểu như Nguyễn Quang A, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phan Văn Phong, Nguyễn Đình Hà,… Về tiểu sử và thành tích chống chính quyền của những người tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ” này thì khỏi phải bàn. Biểu tình, tụ tập đông người trái phép, lợi dụng “tưởng niệm” để gây rối trật tự công cộng, cố ý tạo ra các tình huống xô xát với lực lượng chức năng, trả lời phỏng vấn của các báo đài chống cộng, công khai chống đối các chính sách của Đảng và nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và các lãnh đạo nhà nước khác,…. Đây cũng là những người thường xuyên sử dụng cụm từ “đồng bào” và “nhân dân”, ở trên mạng xã hội, họ nhận được rất nhiều lượt like và cmt ủng hộ. Nhưng trên thực tế thì……

Sau đây là kết quả hiệp thương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với một số “nhà dân chủ”:

-         Nguyễn Quang A: 7/75 phiếu ủng hộ, trong đó 1 phiếu là ông A tự bàu cho mình.
-         Nguyễn Kim 3/81: 3 phiếu ủng hộ này là của vợ và 2 con.
-         Nguyễn Xuân Diện: 6/66, trong đó có 2 phiếu của vợ chồng ông Diện.
-         Nguyễn Trang Nhung: 1/63.
-         Đỗ Việt Khoa: 13/75
-         Hoàng Dũng 7%
-         Nguyễn Kim Anh: 2/80

Những người này đều được nhận xét là “sống khép kín, không giao thiệp với hàng xóm láng giềng, không tham gia các hoạt động của khu dân cư, không có đóng góp cho địa phương”.

Ngay sau đó, rất nhiều người là “đồng nghiệp” của những “ứng cử viên dân chủ” này đã lập luận rằng “Là một Đại biểu Quốc hội thì chỉ cần có tài, không cần phải quan hệ tốt hay thân thiết với hàng xóm láng giềng”.

Một số người khác lại cho rằng “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, truyền đạt tiếng nói của người dân đến Quốc hội. Đại biểu Quốc hội mà không gần dân, không lắng nghe tiếng nói của người dân thì làm sao đại diện cho nhân dân được. Những người mà đến hàng xóm láng giềng là những người sát vách với mình mà không còn gần gũi thì không xứng đáng trở thành Đại biểu Quốc hội”

Còn bạn. Theo bạn thì một Đại biểu Quốc hội cần phải có những phẩm chất gì ? Chỉ cần có tài, không cần đức hay cần cả hai. Xin vui lòng bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình thông qua những bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp những bình luận của các bạn trong bài viết lần sau.


(Quan điểm cá nhân của người viết: Tiêu chí đầu tiên của một Đại biểu Quốc hội là phải gần dân để lắng nghe ý kiến của người dân. Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một con người. Một người dù ưu tú đến đâu những nhân cách có vấn đề cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức. Không rõ những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ” kia có tài cán đến đâu, nhưng cái cơ bản nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng mà cũng không làm được thì làm sao đủ tư cách đại diện cho nhân dân. Cùng là tự ứng cử, họ có thấy thẹn không khi nhà báo Trần Đăng Tuấn được 100% sự ủng hộ của cử tri nơi cư trú? )

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Toàn cảnh buổi hội nghị hiệp thương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang A

Ứng viên đại biểu quốc hội đứng dưới cờ vàng ba sọc của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn
2h chiều ngày 09/04/2016 tại Nhà văn hóa phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã diễn ra buổi hội nghị hiệp thương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử – ông Nguyễn Quang A. Ngoài những cử tri nơi ông Quang A cư trú – những người có quyền tham gia hội nghị hiệp thương thì còn có rất nhiều những kẻ tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ” tụ tập bên ngoài nơi tổ chức hội nghị hiệp thương.
13h30 chúng tôi có mặt tại nhà văn hóa phường Gia Thụy. Vẫn còn nửa tiếng nữa mới đến hội nghị hiệp thương tuy nhiên lúc này bên ngoài nhà văn hóa phường Gia Thụy đã tập trung rất nhiều những “đồng nghiệp” của ông Quang A. Những gương mặt điển hình như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Đình Hà, Thảo Teresa, Lê Hoàng, Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng,… Họ tác nghiệp bằng đủ thứ dụng cụ, từ điện thoại, máy ảnh đến máy quay.
13h50 ông Nguyễn Quang A, những “đồng nghiệp” kia xúm vào tự như các em trẻ nhìn thấy ngôi sao Kpop, sau đó lần lượt là các cử tri phường Gia Thụy bước vào hội trường nơi tổ chức hội nghị hiệp thương, những “nhà dân chủ” đáng tuổi con, tuổi cháu đứng ngay ngoài cửa, chỉ chỏ, cười cợt lớp người tuổi cha chú. Những “nhà đấu tranh” này không cư trú tại phường Gia Thụy, không thuộc diện được tham gia hội nghị hiệp thương, điều này họ biết rất rõ, nhưng vẫn cố tình đòi tham gia hội nghị, cố ý tạo tình huống xô xát với lực lượng chức năng. Trong khi những diễn viên “dân chủ” đã diễn màn xô xát với công an thì cô Đoan Trang nhanh chóng diễn lại kịch bản mà cô đã vạch ra từ trước với những luận điệu không thể cũ hơn hòng tố cáo chính quyền bầu cử không dân chủ, không cho người dân tham gia hội nghị hiệp thương, bla…bla.
Trong khi chờ đợi kết quả của buổi hội nghị hiệp thương, chúng tôi tranh thủ phỏng vấn 1 số “nhà dân chủ” là “đồng nghiệp” của ông Quang A về mục đích của việc tụ tập tại đây ngày hôm nay. Tuy nhiên tất cả đều là những cái lắc đầu, Nguyễn Lân Thắng nói không có gì để trả lời, Đoan Trang cáo bận, Hoàng Thành lảng tránh câu hỏi. Duy chỉ “nhà dân chủ” Lê Hoàng liên tục khiêu khích để chúng tôi chú ý tới mà mời phỏng vấn nhưng rất tiếc anh Lê Hoàng lại không có gì đáng để chúng tôi hỏi cả. Qua buổi tiếp xúc ngày hôm nay, chúng tôi đã nhận ra một nét “văn hóa” rất đặc trưng của các “nhà dân chủ” này đó là lấy thịt đè người, lấy số đông để lấn át, nói chuyện với người đối diện bằng thái độ lấc cấc, áp đảo người khác bằng nước bọt. Vâng ! một nét văn hóa rất đặc trưng của giới “đấu tranh dân chủ ở Việt Nam”
Trở lại với nội dung chính, 16h, hội nghị hiệp thương kết thúc, các cử tri cũng ra về. “Nhà dân chủ” Nguyễn Chí Tuyến còn được biết đến với cái tên Chí Phèo nhanh chóng nhập vai, anh chửi rất hăng, chửi từ chính quyền đến công an, chửi từ người trẻ đến người già. Anh này lớn tiếng xúc phạm các cử tri lớn tuổi là “già rồi nên lú lẫn”… Ngay sau đó, ông Quang A bước ra như một “ai đồ” trả lời phỏng vấn. Các “nhà dân chủ” cũng nhanh chóng bu lấy quay lấy quay để, như muốn ăn tươi nuốt sống từng lời ông Quang A. Chính tại đây ông Quang A rất bức xúc khi tổ dân phố nơi ông sống nói ông không bao giờ tham gia họp tổ dân phố hay các hoạt động của khu phố, bởi ông Quang A có tận 1 lần tham gia họp tổ dân phố. Vì vậy nói ông Quang A từ khi về khu dân cư này sinh sống đến nay gần chục năm, ông Quang A đã tham gia họp tổ dân phố 01 lần mới là chính xác.
Ngay sau đó, anh Nguyễn Chí Đức tiến đến hỏi ông Quang A về việc ông đứng dưới cờ vàng, xem chừng sắc mặt ông A hơi biến sắc và ngay lập tức, các “đồng nghiệp dân chủ” của ông Quang A vây lấy anh Chí Đức, người kéo tay, kẻ vỗ vai lôi anh Chí Đức ra một góc để “hỏi chuyện”. Vâng ! lại thêm một nét “văn hóa” nữa của giới đấu tranh ở Việt Nam.
Khi phỏng vấn một số cử tri tại hiện trường thì phần lớn chúng tôi nhận được những cái lắc đầu, họ đều cho rằng ông Quang A không xứng đáng trở thành đại biểu quốc hội, họ không có nhu cầu mời ông A làm đại diện cho ý chí, tiếng nói và nguyện vọng của họ. Kết thúc buổi hiệp thương, ông Quang A đã thành công rực rỡ với số phiếu ủng hộ đạt 6/75, thêm 1 phiếu tự bầu của ông A là 7/75. Xin chúc mừng ông

Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Chữ ký ủng hộ ông Quang A “tươi” hay “héo” ?


Ứng viên khoác áo “nhà đấu tranh dân chủ” Nguyễn Quang A – ngọn cờ đầu của phong trào tự ứng cử đại biểu quốc hội. Ngay từ những ngày đầu tiên ra ứng cử đại biểu quốc hội, ông Quang A đã khiến dư luận đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên ông khiến hàng xóm láng giềng vô cùng “cảm động” khi cả chục năm về địa phương sinh sống thì mùng 4 tết vừa qua là lần đầu tiên ông cùng vợ đi chúc tết họ hàng, làng xóm (thực chất là “vác rá” đi xin chữ ký). Tiếp theo, ông khoe rằng mình có hàng nghìn chữ ký “tươi” ủng hộ. Có lẽ ông kỳ vọng rằng mình sẽ trúng cử nhờ số chữ ký “tươi” ấy, hoặc cùng lắm sau này khi không trúng cử, ông sẽ mang đống chữ ký ấy ra để lòe thiên hạ, lên BBC, RFA than vãn rằng bầu cử không khách quan, bla….bla….

Ông Quang A rất tự hào về số lượng chữ ký “tươi” này, đã có lần ông ngầm so sánh rằng ông có hơn 5000 chữ ký ủng hộ, hơn hẳn số phiếu biểu quyết của Quốc hội dành cho những chức danh như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư hay Chủ tịch quốc hội,…. Thậm chí ông còn gửi danh sách chữ ký đến Ủy ban bầu cử  kèm theo kiến nghị yêu cầu đưa việc thu thập chữ ký vào luật bầu cử. Chắc hẳn ông rất tự tin về số lượng chữ ký “tươi” của mình. Bởi lẽ 5000 chữ ký là một con số không hề nhỏ với nhiều chữ ký ghi thông tin chung chung kiểu như Nguyễn Văn A - Bình Lộc - Long Khánh - Đồng Nai hay Trần Thị B - TP HCM.  Khó có thể kiểm chứng được trong số 5000 chữ ký “tươi” của ông có bao nhiêu % là người thật việc thật, bao nhiều % là được bịa ra. Có lẽ ông Quang A tự tin cho rằng không ai rảnh việc đi kiểm tra 5000 chữ ký đó là thật hay giả. Tuy nhiên người tính không bằng trời tính. Đã có người kiểm tra và xác nhận ông làm giả mạo chữ ký. Đó là ông  Vũ Văn Cần, công tác tại Trường trung học Văn hóa Nghệ thuật Phú Thọ, xã Thụy Vân, Việt Trì, Phú Thọ, đứng thứ 386 trong bản danh sách chữ ký ủng hộ của ông Nguyễn Quang A.

Ông Vũ Văn Cần đã phát hiện ra tên mình có trong bản danh sách ký tên ủng hộ của ông Quang A mặc dù ông Cần không hề biết chứ đừng nói đến ủng hộ ông Quang A. Bức xúc trước việc bị mạo danh, ông Cần đã làm đơn tố cáo ông Nguyễn Quang A. Trong đơn tố cáo của mình, ông Cần đã nêu rõ “ Tôi không hề quen biết, không biết gì về ông Quang A” và “Không có chuyện tôi ký tên ủng hộ ông ta ứng cử đại biểu quốc hội”. Đồng thời ông Cần nhấn mạnh rằng việc ông Quang A mạo danh ông Cần là một sự xúc phạm đến danh dự của ông và “việc làm đó là vi phạm đạo đức của người ứng cử Đại biểu Quốc hội”.




Trước đó khi thông tin ông Nguyễn Quang A có con ngoài giá thú bị rò rỉ ra ngoài cũng khiến nhiều người bất ngờ. Bởi ở cái tuổi ngoài 70 ông có con trai 25 tuổi ?! Người ta hơi bất ngờ về sự chênh lệch tuổi tác chứ thật ra việc có con ngoài giá thú cũng không có gì ghê gớm, thời buổi bây giờ người ta cũng không quá khắt khe vấn đề này. Tuy nhiên thay vì thừa nhận một cách đơn thuần, ông Quang A lại viết trên facebook cá nhân của mình rằng “Tôi mất cha năm 1952, lúc mẹ tôi vừa 30 tuổi, bà đã không đi bước nữa và đã nuôi dạy hai anh em tôi nên người. Tôi không sao bù lại sự mất mát to lớn ấy của bà. Việt Nam có bao nhiêu phụ nữ phải chịu cảnh góa bụa hay cô đơn sau chiến tranh ?”. Đồng thời ông đưa ra con số thống kê số lượng phụ nữ góa chồng, sự chênh lệch tỷ lệ nam – nữ. Ông Quang A viết stt này nhằm mục đích gì ? Hmm… đoạn này hơi khó hiểu, thôi ai hiểu theo nghĩa nào thì hiểu.


Quay lại vấn đề ký tên ủng hộ. Chắc hẳn sau sự việc này sẽ có nhiều người kiểm tra bản danh sách chữ ký ủng hộ của ông Quang A. Và biết đâu được, ai đó sẽ lại thấy tên mình “vô tình” có trong danh sách đó mà không hiểu tại sao.