Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

CÓ HAY KHÔNG “THẢM SÁT MẬU THÂN” ?



Sáng sớm ngày 31 tháng 1 năm 1968, trong dịp Tết Nguyên Đán, Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng lúc tấn công bất thình lình tại nhiềuthành phố và địa phương trên miền Nam Việt Nam - trong đó có Sài Gòn và Huế. Tại Huế, sau 28 ngày giành giật, trước sự phản công dữ đội địch, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam buộc phải rút lui.

Kết quả là thành phố Huế trở thành một bãi chiến trường khốc liệt, 116.000 người mất nhà ở. Quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chịu khoảng 4.400 lính thương vong, trong khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Viêt Nam cũng tổn thất trên 4.000 quân. Trong số 17.134 ngôi nhà tại Huế, 9.776 bị phá hủy hoàn toàn, 3169 bị hư hỏng nặng. Cho đến ngày nay số dân thường chết hoặc bị thương hoặc mất tích vẫn là một ẩn số lớn gây tranh cãi.

Mỗi khi nhắc đến cuộc tổng tấn công này, có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trong đó có một số ý kiến cho rằng đây là một cuộc “thảm sát” do Việt cộng – Quân giải phóng gây ra. Nhưng sự thật đã chứng minh điều trái ngược.

1.     Không có việc Quân giải phóng tàn sát người vô tội.

Trong suốt chiều dài cuộc chiến, Việt Cộng luôn ở thế yếu so với lực lượng quân sự hung mạnh cũng vũ khí hiện đại của Mỹ và chư hầu. Sẽ không tồn tại Việt Cộng, Việt Minh hay Quân giải phóng nếu không có sự hậu thuẫn của nhân dân. Đối với một lực lượng lấy nhân dân làm nòng cốt thì câu chuyện “ Việt Cộng tàn sát dân lành” đã trở nên vô lý đến độ hoang đường.

Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường trả lời phỏng vấn đài PBS năm 1982 có nói: “Đầu tiên, về những người bị giết, trong số đó tất nhiên thì có một số người do quân đội của chúng tôi, họ không đầu hàng và đã bắn vào chúng tôi, khiến binh sĩ chúng tôi bị thương và họ buộc phải bắn trả, trong số đó có viên Phó tỉnh trưởng Huế. Tuy nhiên số này không nhiều... còn một số trường hợp khác là những người dân có thân nhân bị tra tấn hoặc tù đày (bởi chế độ Sài Gòn). Khi quân Cách mạng vào thành phố, họ đi tìm những tên bạo chúa để trừ khử giống như trừ khử rắn độc, bởi nếu để còn sống thì chúng sẽ tiếp tục gây tội ác trong chiến tranh.”

 Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng hòa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp) có viết trong hồi ký của mình rằng: “do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đã có những vụ giết hại vô cớ”.

Gareth Porter - là một sử gia, nhà báo điều tra, và nhà phân tích về các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nói: "Các bằng chứng có được - không phải từ nguồn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, mà từ nguồn chính thức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và từ các quan sát viên độc lập - cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa bãi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh Huế đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường trình chi tiết nhất "có thẩm quyền" mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đã không đứng vững trước các thẩm định."

Noam Chomsky, nhà ngôn ngữ học người Mỹ, và Edward S. Herman, nhà kinh tế học người Mỹ, trong "Tài liệu về Kinh tế và Nhân quyền" tập 1 đã viết: "Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ san bằng TP Huế. Rồi sau đó khi Mỹ và VNCH phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất nhiều. Thứ nữa là lực lượng quân Giải phóng đã tử trận trong lúc chiến đấu. Tất cả đều là người Việt với nhau và Mỹ gộp vô hết. Tất cả những điều đó được Mỹ dựng thành một vụ thảm sát tưởng tượng”

Như vậy việc Quân giải phóng tàn sát dân thường chỉ là một đòn tâm lý chiến của Mỹ hòng bôi nhọ hình ảnh Quân giải phóng và đánh lạc hướng dư luận khỏi những cuộc tắm máu như “Thảm sát Mỹ Lai”.

2.     Con số thương vong:

Cho đến ngày nay con số thương vong vẫn là một ẩn số lớn gây tranh cãi. Đáng chú ý nhất là sự mâu thuẫn giữa các con số. Ngay sau Tết Mậu Thân, Trưởng ty Cảnh sát Huế Đoàn Công Lập đã ước lượng con số nạn nhân bị thảm sát do “NLF” MTGPMN và VNDCCH gây ra là khoảng 200 người và những mồ chôn tập thể những quan chức địa phương và những thường dân khác là khoảng 300 người. Trong một bản báo cáo đưa ra cuối tháng 4/1968 của lực lượng tuyên truyền chính phủ Saigon khẳng định rằng khoảng 1000 người đã bị Việt Cộng giết tại Huế và khoảng gần một nửa trong số nạn nhân đã bị chôn sống. Nhưng các ước lượng ban đầu của Bộ Di dân và An sinh Xã hội Việt Nam Cộng hòa, số dân thường thiệt mạng do giao tranh và bom pháo là 3.776, trên tổng số dân thường bị thương, chết hoặc mất tích là 6.700 người. Sau đó trong bản báo cáo của  Douglas Pike thì con số thương vong lại lên đến 7600 người. Và cho đến ngày nay, vẫn chưa có ai hay tài liệu nào đưa ra con số chính xác là bao nhiêu, tất cả vẫn chỉ là “suy đoán”.

3.     Người chết là ai ?

 “Thứ Trưởng Không Quân Mỹ Townsend Hoopes viết trong cuốn The Limits of Intervention, trang 141, về quân đội Mỹ và VNCH đã làm gì ở Huế, tàn sát bao nhiêu dân, phá hủy bao nhiêu nhà cửa v…v.. ‘80 phần trăm nhà cửa bị phá hủy thành đống gạch vụn, và dưới những đống gạch vụn đó là 2000 thường dân bị chết (vì bom đạn của Mỹ và VNCH). Ba phần tư dân chúng trở thành vô gia cư và cướp bóc lan tràn, những quân sĩ thuộc quân lực VNCH là những kẻ tệ nhất”.

Rất nhiều học sinh, sinh viên, giảng viên trở thành đối tượng trả thù khi quân lực VNCH tái chiếm Huế do những người này đã từng có quan hệ mật thiết hoặc đã từng giúp đỡ Quân giải phóng.

Lực lượng Quân giải phóng cũng đã thiệt hại nặng nề, trong các hố chôn tập thể nhiều tử thi đội mũ tai bèo và mặc quân phục.

4.     Nguyên nhân:

Ngay sau khi Huế thất thủ, Mỹ và VNCH lập tức tiến hành phản công. Để tiêu diệt quân Giải phóng trong đô thị, quân Mỹ dùng pháo hạm và máy bay ném bom bắn phá suốt ngày đêm. Các loại vũ khí có sức sát thương hàng loạt như súng không giật 107 mm bắn đạn tạo mưa đinh, bom napan, đạn pháo tăng, súng phun lửa, hỏa tiễn 6.8 inch, bom 250, 500, 750 cân Anh,…được sử dụng tối đa. Ngoài ra phải kể đến sự góp mặt của pháo kích từ hạm đội 7 ngoài khơi Thái Bình Dương bắn vào. Một nhà nhiếp ảnh chiến trường đã viết hầu hết các nạn nhân “đã bị giết bởi bom đạn được bắn một cách kinh hoàng chưa từng thấy của Mỹ”.

Trong một bài mô tả, một nhà báo người Ý Oriana Fallaci, trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế đã kết luận rằng: “Tất cả có khoảng 1100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố). Hầu hết là sinh viên, giảng viên, giáo sĩ. Những trí thức và người dân Huế đã không bao giờ che giấu cảm tình của họ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng. Dân chúng rất nhiều người vì ủng hộ cộng sản đã ở lại Huế giúp quân giải phóng nên đã trở thành đối tượng để bị quân Cộng Hòa sát hại theo lệnh Nguyễn Văn Thiệu khi tái chiếm Huế.

Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng cho biết thêm “Những ngày Mậu Thân suốt tháng trời đó, máy bay Mỹ dội bom, quân đội Sài Gòn bắn pháo dữ dội suốt tháng trời khắp các nẻo đường. Quân Giải phóng cũng chống trả quyết liệt. Bom pháo, súng đạn đó không biết cách phân biệt "Việt Cộng" hay người dân, tất cả đều bị chìm trong khói lửa. Vì thế, không thể đổ việc nhiều người chết cho một bên nào được”.

5.     Sự thật về các hố chôn tập thể:

Alje Vennema, một bác sỹ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngãi, người tình cờ có mặt tại bệnh viện tỉnh Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân và là người đã tự thẩm tra các địa điểm mộ. Vennema công nhận rằng có 14 mộ tại trường Gia Hội, nhưng ông nói rằng trong các ngôi mộ đó tổng cộng chỉ có 20 xác. Vennema còn khẳng định rằng tại hai địa điểm còn lại trong khu Gia Hội chỉ có 16 tử thi thay vì 77 như chính quyền tuyên bố, và rằng tại những địa điểm trong khu vực lăng vua ở tây nam Huế chỉ có 29 tử thi thay vì 201 như được tuyên bố trong các báo cáo chính thức.

Theo Vennema, do đó, tổng số tử thi tại bốn địa điểm chính được phát hiện ngay sau Tết là 68, chứ không phải con số 477 như đã được tuyên bố chính thức. Trong trường hợp các địa điểm trong khu lăng vua, ông khẳng định rằng hầu hết các tử thi có dấu vết của quân phục bởi các chiến sĩ Việt Cộng không bao giờ bỏ lại xác của đồng đội đã hy sinh mà cố đem ra ngoài mặt trận rồi mới chôn cất.

6.     Quân giải phóng không đàn áp tôn giáo.

Một số cá nhân khẳng định khi Quân giải phóng tiến vào thành phố Huế đã tàn sát rất nhiều đồng bào công giáo nhưng trên thực tế thì: “một linh mục Công giáo nói với Len Ackland rằng không có một ai trong số các giáo dân của ông bị hại”

Bằng chứng từ cả các tài liệu của Cộng sản và nhân chứng cho thấy chính sách của MTDTGPMN không hướng về phía chống lại Giáo hội Công giáo và tài liệu chỉ ra rằng chỉ có các mục sư bị phát hiện "che dấu địch" mới là đối tượng trừng phạt, và mức độ trừng phạt cụ thể còn tùy vào mức độ mà chống đối cách mạng của cá nhân đó trong quá khứ.

7.     Không tồn tại việc hành quyết.

Nhiều nguồn tin viết rằng các tử thi trong hố chôn tập thể bị trói bằng dây điện thoại sau đó bị cuốc bổ vào đầu dẫn đến cái chết. Nhưng thực tế thì các xác chết trong hố tập thể đều có vết tích của bom Mỹ, các dây trói theo kiểu do quân đội Hoa Kỳ chuyên nghiệp đào tạo, và theo pháp y việc trói xảy ra sau khi người đã chết vài ngày do đó không phải do Việt Cộng xử tử hình. Một binh sĩ thủy quân lục chiến có mặt trong buổi khai quật đầu tiên đã thấy những dấu vết ở hiện trường chứng tỏ đã xử dụng xe ủi đất (cái này Việt cộng không có). Một số “nhân chứng” nói rằng Việt Cộng đã sử dụng súng phun lửa để tàn sát trong khi đây là một thứ hàng xa xỉ với Quân giải phóng.

Những đoạn phim được công chiếu trong thời gian sau khi quân Mỹ tái chiếm thành phố thực chất chỉ là một đòn tâm lý chiến của chính phủ Nixon. Bác sĩ Alje Vennema tuy không khẳng định rằng không có ai trong số các tử thi này đã là nạn nhân bị MTGPDT hành quyết, nhưng ông nói rằng các bằng chứng cho thấy hầu hết họ là nạn nhân của các cuộc giao chiến trong vùng chứ không phải do giết chóc chính trị. Ông kể rằng đã hỏi chuyện các dân làng gần đó, họ nói rằng trong các ngày 21 đến 26 tháng Hai khu vực trung gian đã bị bom và pháo dữ dội. Và, trái với các tuyên bố của chính phủ rằng nhiều nạn nhân đã bị chôn sống tại đó, Vennema nói rằng tất cả các tử thi đều có các vết thương.

8.     Mỹ và VNCH đã bưng bít thông tin.

Trong các tháng Ba và Tư, khi các tử thi được cho là của nạn nhân các cuộc hành quyết của Cộng sản đang được khai quật, chính quyền Sài Gòn không cho phép bất kỳ phóng viên nào xem các địa điểm có mộ hay các tử thi, mặc dù tại thời điểm đó có rất nhiều phóng viên nước ngoài đang có mặt tại Huế. Cuối tháng Hai, Đại tá Tỉnh trưởng Pham Van Khoa tuyên bố rằng 300 thường dân là viên chức chính phủ đã bị Cộng sản hành quyết và đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể ở phía đông nam thành phố. Nhưng không một phóng viên nào được đưa đến thăm những nơi được cho là mộ đó. Thực tế, nhiếp ảnh gia người Pháp, Marc Riboud, người đã vài lần yêu cầu được nhìn thấy những ngôi mộ, đã liên liếp bị từ chối cấp phép. Khi cuối cùng anh ta dùng trực thăng để đến địa điểm đã thông báo thì phi công từ chối hạ cánh với lí do là vùng đất đó "không an toàn". Riboud không bao giờ nhìn thấy địa điểm đó, và đến khi danh mục chính thức theo thời gian của các phát hiện và bản đồ tọa độ của các địa điểm có mộ được công bố, không có địa điểm nào giống với cái mà Đại tá Khoa miêu tả - Gareth Porter viết trong bài đăng trên tạp chí "Indochina Chronicle", số 33 ngày 24/6/1974.

Một thông tin thú vị là việc các nhà báo độc lập không bao giờ được phép có mặt tại những cuộc khai quật mộ tập thể. Sự ước lượng về những nạn nhân của thảm sát tại Huế đã tăng vọt lên một cách đáng kể để đáp ứng lại với những nhu cầu chính trị bất ngờ đột xuất của chính quyền Nixon. Không có nhà báo phương Tây nào đã được dẫn đến những mồ chôn tập thể khi các hố chôn đó được khai quật cả. Ngược lại một nhà nhiếp ảnh người Pháp, Marc Riboud, đã nhiều lần bị từ chối yêu cầu muốn đi xem một trong số địa điểm nơi mà ông tỉnh trưởng tuyên bố "có 300 cán bộ chính phủ đã bị Việt cộng giết". Người tổ chức AFSC tại Huế cũng không thể khẳng định bản báo cáo về những hố chôn tập thể, những nhà báo độc lập không hề được phép có mặt tại hiện trường và họ rất khó xác định chỗ chính xác nơi những hố chôn tập thể mặc dù đã nhiều lần yêu cầu được đến xem. Điều này đặt câu hỏi về việc tại sao Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa sau khi tái chiếm được Huế đã không cho các phóng viên tới hiện trường để điều tra viết bài về sự kiện chấn động này, trong khi nếu sự việc có thật thì lẽ ra họ phải tận dụng vì đây sẽ là cơ hội tuyên truyền rất tốt cho họ.

DƯ LUẬN NƯỚC MỸ LÚC BẤY GIỜ

Trong “cơn ác mộng” hậu Mậu Thân, tình hình nước Mỹ trở nên hỗn loạn chưa từng có trong lịch sử. 16 triệu thanh niên Mỹ đã đốt thẻ và chống lệnh đi quân dịch. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình của sinh viên Trường ĐH Kent State diễn ra vào ngày 4-5-1970 tại bang Ohio. Trong sự căng thẳng tột độ, lực lượng vệ binh quốc gia đã xả súng vào hàng ngàn sinh viên trong khuôn viên trường đại học, khiến bốn sinh viên thiệt mạng và chín người khác bị thương. Ngọn lửa phản chiến bùng lên dữ dội hơn bao giờ hết, trở thành một cuộc chiến thật sự, một cuộc đối đầu giữa chính quyền và nhân dân Mỹ ở ngay trong lòng nước Mỹ, đẩy quốc gia này vào một sự chia rẽ sâu sắc chưa từng có.

            Bức hình người Mỹ biểu tình phản đối chiến tranh năm 1968

Tạm kết: Lịch sử và sự thật cần được tôn trọng và bảo vệ. Có những “sự thật” là điều dối trá được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu chúng ta làm ngơ trước những luận điệu xuyên tạc nhằm bóp méo lịch sử, biết đâu sau này “họ” sẽ nói “Thảm sát Mỹ Lai là do Việt cộng làm”.

Đọc thêm tại :

4 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn tác giả về bài viết. Vậy mà người ta vẫn có thể coi quân nhân VNCH tử trận ở Hoàng Sa 1974 là liệt sĩ cơ đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lính chết không gọi là liệt sĩ thì gọi là cái gì?đàn bà biết cái déo gì mà tham gia trính trj

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa