Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

10 ĐIỀU NGU CỦA CÁC NHÀ "DÂN CHỦ"



Sau những tháng này đấu tranh cùng các nhà “dân chủ”, tôi đã rút ra được một số cái ngu của các vị ấy như sau :

1.       1. Cái ngu kinh điển nhất :
      Xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Bác Hồ, trong khi cả thế giới, cả kẻ thù đều kính trọng và ca ngợi.

2. Cái ngu kinh tởm: 
Gân cổ, chày cối cho rằng chiến tranh Việt Nam là "Nội chiến" trong khi lờ đi việc lúc cao điểm có tới nửa triệu lính Mỹ ở Việt Nam, Bom pháo Mỹ tống vào thành cổ Quảng Trị thôi đã bằng 6 quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Bị đánh tơi bời mới "Việt Nam hoá chiến tranh"..

3. Cái ngu đáng phỉ nhổ: 
Việt Nam Cộng Hòa là tay sai do Mỹ dựng lên, đã khước từ nguyện vọng thống nhất của nhân dân, đàn áp giết hại bao nhiêu đồng bào, nhưng các nhà "dân chủ" cho rằng đó là 1 nhà nước "đầy ắp dân chủ, căng tràn tự do"...

4. Cái ngu tệ hại: 
Phủ nhận sạch trơn mọi công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam.

5. Cái ngu đáng..kinh ngạc: 
Nguỵ tạo chứng cớ, bịa đặt để xuyên tạc. Từ Văn bản "chặn Facebook" đến clip "đảo chính ở Việt Nam", rồi thì suốt ngày dùng ..tiết lợn bôi lên người để la lối "công an đánh"...!!!

6. Cái ngu..Phi phàm: 
Cứ ai chửi đảng, chửi nhà nước một câu thì suy tôn ngay thành "anh hùng", "nữ hào kiệt, thành "người con của sông núi", thành "nhân sỹ" bất kể đó là thành phần bệnh hoạn như Lý Tống hay giang hồ như Chí Đức, máu trên máu dưới như Bùi Hằng. Thậm Chí là những kẻ giết người như Đặng Ngọc Viết, u mê như Phương Uyên (với bọn này, chỉ ai giơ cờ Mỹ hay cờ ba que mới là yêu nước, còn ai đứng dưới cờ đỏ sao vàng đc cả thế giới công nhận thì đều..ko yêu nước.!!!

7. Cái ngu bệnh hoạn: 
Ỉa chảy hay táo bón đều là tại Đảng và Nhà Nước" đó là lý lẽ của các nhà dân chủ cuội, bất kể là việc con trâu nó có sừng hay việc con voi nó có vòi thì họ đều quy cho trách nhiệm thuộc về đảng và nhà nước...

8. Cái ngu đáng cười: 
Miệng nói dân chủ, nhưng thực tế chẳng hiểu dân chủ là gì, hỏi dân chủ là gì thì câu tra lời dâu có 1 vài câu hay dài dằng dặc thì chung quy cũng là "giống như..nước ngoài ấy"???
Chẳng khác gì hỏi fan cuồng Kpop rằng nghệ thuật là gì thì nhận được câu trả lời "giống Kpop ấy"...

9. Cái ngu đáng nguyền rủa: 
Biểu tình phản đối VN gia nhập WTO, dâng thỉnh nguyện thư kiến nghị Hoa Kỳ và phương Tây cấm vận VN, kích động chiến tranh Việt - Trung, "cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam" và nhiều trò phản quốc tương tự..

10. Cái ngu nhất trong các thể loại ngu :
Ngu mà không biết mìn ngu.


HÓA RA THẬT ĐƠN GIẢN



1. Có một người vào thi để xin việc làm trong một công ty nọ, khi đi dọc hành lang đến phòng thi, anh thấy có mấy tờ giấy vụn dưới đất, liền cúi xuống nhặt lấy và bỏ vào thùng rác. Người phụ trách thi vấn đáp vô tình trông thấy từ xa, đã quyết định nhận anh ta vào làm việc cho công ty. Hóa ra để được trọng dụng thật là đơn giản, chỉ cần tập những thói quen tốt.

 2. Có một cậu bé vào tập việc trong một tiệm sửa xe đạp, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư, cậu bé không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người đang học việc khác cười nhạo cậu bé đã dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, cậu bé liền được người khách nhận đưa về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao. Hóa ra để thành đạt trong đời thật đơn giản, chỉ cần cố gắng chịu thiệt thòi một chút…

3. Có một em bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ rất đẹp !” Bà mẹ hỏi: “Ơ, sao con lại khen mẹ như thế ?” Em bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ… không nổi giận như mọi ngày !” Hóa ra muốn có một vẻ đẹp khả ái cũng thật đơn giản, chỉ cần không nổi giận là được.

 4. Có một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh: “Nếu quả bóng rơi vào trong đám cỏ, thì làm thế nào để tìm nó ? Một người nói: “Bắt đầu từ trung tâm đám cỏ mà tìm.” Một người khác nói: “Bắt đầu từ nơi chỗ đất trũng nhất mà tìm.” Lại một người khác nói: “Bắt đầu từ trong đám cỏ cao nhất mà tìm.” Huấn luyện viên tuyên bố đáp án chính xác nhất: “Làm từng bước một, từ đám cỏ này đến đám cỏ kia.” Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, cứ tuần tự, từ số 1 đến số 10 không nhảy vọt là có thể được.

 5. Có một cửa hàng thương nghiệp đèn đuốc thường sáng trưng, có người hỏi: “Tiệm của anh thường dùng loại đèn nào vậy, tôi thấy rất bền, lúc nào cũng sáng, chẳng thấy chiếc bóng nào hư !?!” Người trông coi cửa hàng nói: “Đèn của chúng tôi cũng hay bị cháy lắm, chẳng qua là chúng tôi thường thay ngay bóng đèn mới khi bóng đèn cũ vừa bị hư mà thôi.” Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản, chỉ cần thường xuyên thay đổi là được.

6. Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: “Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tớ mà ở.” Con nhái ở bên đường trả lời: “Tớ đã quen rồi, hơn nữa, cũng thấy ngại, làm biếng không muốn dọn nhà.” Mấy ngày sau con nhái ở bên ruộng đi thăm con nhái ở bên đường, phát hiện nó đã bị xe chạy ngang qua cán chết rồi, xác nằm bẹp dí bên đường đi. Hóa ra phương pháp nắm giữ vận mệnh thật đơn giản, tránh xa lười biếng là xong.

7. Có một con gà con đang phá tìm cách vỏ trứng để chui ra, nó chần chừa e ngại thò đầu ra ngoài ngó nghiêng sự đời xem sao… Ngay lúc ấy có một con rùa chậm chạp lết ngang qua đó. Thế là con gà con  quyết định rời khỏi cái vỏ trứng ngay lập tức, không do dự chi nữa. Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng trầm trọng thật đơn giản, chỉ cần dẹp bỏ óc thành kiến cố chấp là có thể được.

8. Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, Thượng Đế trao cho mỗi bé một cái chân đèn bằng đồng, và bảo chúng trong lúc chờ Ngài trở lại, hãy giữ cái chân đèn sao cho luôn được sáng bóng. Nhưng rồi một tuần đã trôi qua đi mà vẫn chưa thấy Thượng Đế trở lại, tất cả các em bé đã nản chí, không còn chúi bóng chân đèn của mình nữa. Một hôm, Thượng Đế đột nhiên đến thăm, chân đèn của mỗi đứa bé lười nhác đều đã đóng một lớp bụi dày, chỉ duy có em bé mà thường ngày cả bọn vẫn kêu bằng thằng ngốc, dù cho Thượng Đế chưa thấy đến, hằng ngày bé vẫn nhớ lời dặn, lau chùi cái chân đèn sáng bóng. Kết quả em bé ngốc này được trở thành thiên thần. Hóa ra làm thiên thần thật đơn giản, chỉ cần có một tấm lòng thật thà tận tụy.

 9. Có một con heo nhỏ đến xin làm môn đệ của một vị thần, vị thần ấy vui vẻ chấp nhận. Lúc ấy có một con trâu nghé từ trong đám bùn lầy bước ra, toàn thân đầy lấm lem đầy bùn dơ bẩn, vị thần nói với con heo nhỏ: “Heo ơi, con hãy đến giúp con nghé tắm rửa cho sạch sẽ đi.” Con heo nhỏ trố mắt ngạc nhiên: “Con là môn đệ của thần, sao lại có thể đi phục vụ một con nghé bẩn thỉu như thế chứ ?” Vị thần bảo heo con: “Con không đi phục vụ kẻ khác, thì kẻ khác làm sao biết được con là… môn đệ của Ta ?” Hóa ra học hành tập luyện để nên giống một vị thần thật đơn giản, chỉ cần đem lòng thành thật ra mà phục vụ là được.”


 10. Có một đoàn người đãi vàng đang đi trong sa mạc, ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi cách vui vẻ, người khác hỏi: “Làm sao anh có thể vui vẻ được chứ ?” Người ấy trả lời: “Bởi vì tôi mang theo hành trang thật gọn nhẹ.” Hóa ra sống vui vẻ thật đơn giản, có thiếu thốn chút ít đi nữa thì vẫn không sao !

SỰ LỢI HẠI CỦA THẤT BẠI




Một công ty lớn tuyển mộ nhân sự và số người ứng thí rất đông. Họ đều có bề dày kinh nghiệm và có bằng cấp, học vị đáng kính nể. Qua ba vòng thi tuyển chỉ còn lại 11 người lọt vào vòng cuối cùng cho sáu vị trí quan trọng của công ty do chính tổng giám đốc và những nhân vật cao cấp trong công ty trực tiếp phỏng vấn.

Khi vị tổng giám đốc phát hiện có đến 12 người tham dự, ông hỏi: "Ai trong số các vị đã không lọt qua các vòng tuyển chọn trước đó"?.

"Thưa ông, tôi" - Một chàng trai đứng dậy nói. "Tôi bị loại ngay từ vòng đầu nhưng tôi tin mình có thể trúng tuyển nên vẫn muốn thử sức ở vòng cuối cùng này".

Mọi người trong phòng đều bật cười, kể cả ông già lo việc trà nước đứng ở phía cửa ra vào. Ông tổng giám đốc vừa ngạc nhiên, vừa tò mò hỏi tiếp: "Anh đã bị loại từ vòng đầu, vậy hôm nay anh tới đây có nghĩa gì"?
"Tôi chỉ tốt nghiệp đại học và là một nhân viên bình thường nhưng tôi có 11 năm kinh nghiệm làm việc và đã từng làm cho 18 công ty khác nhau" - Rất tự tin, chàng trai trả lời.

"Bằng cấp, học lực và chức vụ của anh đều ở mức trung bình. 11 năm kinh nghiệm làm việc tại 18 công ty khác nhau đúng là điều đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên với tư cách là nhà tuyển dụng, chúng tôi không thích điều này". - Ông tổng giám đốc ngắt lời.

"Thưa ông, tôi không hề chuyển công ty mà tại vì 18 công ty tôi đã từng làm việc đều... phá sản" - Chàng thanh niên vẫn trả lời tỉnh bơ.

Lần này thì cả khán phòng cười ồ. Có tiếng bình phẩm từ phía trên: “Cậu ta đúng là người xui xẻo”. Nhưng chàng trai nói tiếp: "Tôi cho rằng đó mới chính là điểm mạnh của riêng tôi mà không phải ai trong quí vị ở đây cũng có được".

Cả phòng lại ồn ào lên. Lúc này, ông già phục vụ nước tiến đến bàn chủ tọa và rót nước cho các vị lãnh đạo trong hội đồng giám khảo. Chàng trai tiếp tục:

"Tôi hiểu rất rõ 18 công ty đó bởi tôi đã từng cùng những đồng nghiệp của mình chung lưng đấu cật để kéo chúng khỏi bờ vực phá sản. Tuy không thành nhưng tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm khiến công ty thất bại. Đa số chúng ta thường thích tìm hiểu và học hỏi những kinh nghiệm để thành công, nhưng khác với quí vị, tôi chắc chắn có nhiều kinh nghiệm hơn người khác ở chỗ biết làm thế nào để tránh sai lầm và thất bại. Tôi biết chắc những kinh nghiệm để thành công thường có những điểm tương đồng nhưng lý do để dẫn đến thất bại thì luôn khác nhau. Thật sự rất khó biến kinh nghiệm thành công của người khác thành của cải của chính mình, nhưng chúng ta lại rất dễ phạm sai lầm của kẻ khác".

Nói xong, chàng trai đứng dậy tỏ ý muốn đi ra khỏi phòng. Ông phục vụ già lại chồm lên rót nước cho ông tổng giám đốc. Bất ngờ chàng trai quay đầu lại mỉm cười và nói với ông tổng giám đốc: "11 năm với 18 công ty khác nhau cho phép tôi có sự quan sát và óc phân tích về người và việc. Vì vậy, tôi biết rõ vị giám khảo thật sự của ngày hôm nay không phải là ông mà chính là ông già lao công, phục vụ nước".


Cả 11 thí sinh trong phòng đều ngạc nhiên nhìn về phía người phục vụ già với ánh mắt hoài nghi. Lúc này, ông già lao công mỉm cười hài lòng và nói: "Rất giỏi! Anh sẽ là người đầu tiên được nhận vào làm việc tại công ty chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng thật sự muốn biết vì sao màn trình diễn của tôi lại có thể bị thất bại nhanh chóng như vậy".

NHÌN NHẬN CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

 Chảo lửa Biển Đông đang nóng lên từng ngày bởi những những hành động ngày càng leo thang và ngang ngược từ phía Trung Quốc. Vấn đề Biển Đông càng căng thẳng hơn sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh và tàu Wiking II của Tập đoàn dầu khí Việt Nam; việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố thiết lập Bộ chỉ huy quân sự và Hội đồng đại biểu nhân dân “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam; đưa 23 ngàn tàu đánh cá với gần 100 ngàn ngư dân rầm rộ đến đánh bắt hải sản tại vùng biển quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đặc biệt trong tháng 11/2012 Trung Quốc đã cấp hộ chiếu phổ thông điện tử cho công dân của nước này, trong đó có in hình bản đồ Trung Quốc bao gồm đường đứt đoạn (hộ chiếu “đường lưỡi bò”)… ngày 30/11/2012, trong khi tàu Bình Minh 02 của Việt Nam đang tiến hành thăm dò địa chấn bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thì bị 2 tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 16025 và 16028 cố tình cản trở và gây đứt cáp, bất chấp các lực lượng chức năng của Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh báo; hay gần đây là việc công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam” trong đó đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam vào phạm vi áp dụng; tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012-2022” trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

VIỆT NAM KIÊN QUYẾT KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Những hành động trên từ phía Trung Quốc đã tạo ra làn sóng phản đối trong người dân Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương và đa phương lên án Trung Quốc đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền về mặt lãnh thổ đối với Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần gửi Công hàm yêu cầu phía Trung Quốc ngừng ngay các hành động trên và khẳng định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền lãnh thổ không bàn cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với vùng biển trên Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau vụ 9/6/2011 tại bãi Tư Chính, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bằng lời lẽ mạnh mẽ tuyên bố rằng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân sẽ bảo vệ quyền lợi của tổ quốc. Đồng thời chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đi thăm đảo Cô Tô ngoài khơi tỉnh Quảng Yên sát biên giới Trung quốc cũng tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ biển đảo. Tháng 6/2012, Quốc Hội nước ta thông qua luật biển được sự đồng tình ủng hộ của các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế, đây là cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam và là cơ sở Việt nam sử dụng, quản lý và bảo vệ các vùng biển và các nguồn tài nguyên trên biển.

Ngày 14/1/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước một số hoạt động vừa qua của Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khẳng định: “Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam-Trung Quốc."Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó".

Tranh chấp trên Biển Đông cũng là vấn đề nóng trên các hội nghị, diễn đàn trong khu vực và trên thế giới. Mới đây nhất là diễn đàn đối thoại Shangri- La. Các nước, các tổ chức quốc tế lên án mạnh mẽ những hành động ngang ngược trên từ phía Trung Quốc, nhấn mạng đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra về chứng cứ lịch sử không xác thực, vi phạm nghiêm trọng luật biển quốc tế 1982.

VIỆT NAM CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG

Vấn đề trên Biển Đông là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, dễ bùng nổ dẫn đến xung đột. Đảng, Nhà nước ta khẳng định kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo với chủ trương là giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông.
Nhân dân Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và kiên cường đấu tranh bảo vệ tổ quốc trước sự xâm lược của các thế lực ngoại bang phương bắc và gần đây là hai thực dân, đế quốc: Pháp, Mỹ. Bao lớp cha ông đã không quản ngại gian khổ hy sinh, cả nước dồn sức người sức của cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc với bao nhiêu chiến thắng vang dội khiến kẻ thù kinh hồn, bạt vía. Chúng ta được quyền tự hào về một dân tộc Việt Nam anh hùng, giàu lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Đồng thời thực tiễn lịch sử cho thấy tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam, chúng ta có thể nhún nhường để có hòa bình, và mối bang giao hữu hảo với các dân tộc, chúng ta chỉ thực hiện quyền tự vệ chính đáng của một dân tộc bị kẻ thù xâm lược, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam.

Trong suốt phần lớn thế kỷ XX, Việt Nam vừa trải qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước anh dũng, kiên cường, với bao hy sinh, tổn thất. Đất nước ta mới thực sự độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ từ sau năm 1975 và mới chỉ có hơn 20 năm phát triển kinh tế sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ năm 1992. Chúng ta vừa phải phát triển kinh tế, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh. Trong khi đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiệm vụ chính của toàn Đảng, toàn dân ta là phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nâng cao đời sống cho nhân dân và tạo đà để đất nước phát triển trên mọi lĩnh vực. Để làm được điều đó chúng ta cần 1 nền hòa bình ổn định lâu dài. Sau hai cuộc chiến thần thánh, chúng ta đã mất mát quá nhiều, và hiện nay nếu tiếp tục chiến tranh dân Việt Nam lại lầm than thêm một lần nữa.

Liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp biển Đông thời gian qua cũng có một số ý kiến cho rằng “Đảng, Nhà nước ta nhu nhược”, tại sao không dám “đánh” Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Hãy thử hỏi và tự mình trả lời liệu chúng ta được gì và mất gì khi xung đột vũ trang xảy ra? Liệu Việt Nam có thể giành được chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng phương cách đó? (nói như vậy không có nghĩa là dân tộc ta nhu nhược, đó là phương cách cuối cùng khi đối phương đẩy chúng ta vào hoàn cảnh buộc phải tự vệ chính đáng trong tình hình hiện nay). Trong hoàn cảnh thế giới hiện nay, chúng ta thấy rằng giải quyết vấn đề Biển Đông phải khéo léo tránh để các thế lực thù địch kích động dân ta vào tuyến đầu đối địch để chúng tư lợi cho riêng mình…Mặt khác, Đảng và nhà nước cũng có các hành động chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống. Mua sắm trang thiết bị, vũ khí, khí tài cho quân đội, tăng cường các hoạt động tuần tra bảo vệ bờ biển, tổ chức các cuộc tập trận sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện thì mới có thể thấy chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong giải quyết vấn đề Biển Đông.

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH PHẢN ĐỘNG

Chủ trương của Đảng và nhà nước trong các tranh chấp về biển Đông là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên các đối tượng phản động với bản chất phản cách mạng đã cố tình không hiểu chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông đúng đắn trên của Đảng, Nhà nước ta. Chúng đã triệt để lợi dụng vấn đề này tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc cho rằng Đảng, Nhà nước ta nhu nhược, rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang “tuyên truyền ru ngủ người dân, chấp nhận làm chư hầu cho Trung Quốc”; kích động quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, bản chất của những hành động trên không hề thể hiện tình yêu với tổ quốc, mà là những hành động chống Đảng, Nhà nước, làm giảm niềm tin, chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, ảnh hưởng đến sức mạnh của toàn dân tộc. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh tình hiện nay, nhìn nhận vấn đề thấu đáo mỗi người dân Việt Nam hãy đặt niềm tin vào chủ trương bảo vệ chủ quyền của Đảng, Nhà nước; cảnh giác tránh không để mắc mưu của các đối tượng phản động chia rẽ làm giảm sức mạnh của toàn dân tộc.


P/s : Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không hề có ý định phê phán hay chỉ trích bất kì ai mà chỉ muốn nhắn nhủ đôi lời đến các bạn trẻ yêu nước : Hãy cảnh giác trước các luận điệu của thế lực phản động và nhìn nhận các vấn đề biển Đông 1 cách khách quan nhất, giải quyết tranh chấp bằng vũ lực không hề có lợi cho chúng ta trong thời điểm hiện nay.

BIỂN ĐẢO VIỆT NAM



BIỂN VIỆT NAM

Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước, có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông đất nước. Biển đảo đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước ta.

+ Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị- xã hội:

- Biển Đông là vùng biển có một trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Là tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch mang tính chiến lược của các nước trong khu vực và thế giới; nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau; Hàng ngày có khoảng 200-300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới. Nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch này, Việt Nam có điều kiện vô cùng thuận lợi để trao đổi hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi. 

- Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bề trầm tích có triển vọng dầu khí với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng khai thác khoảng 2 tỉ tấn, đặc biệt khí thiên nhiên có tiềm năng rất lớn. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.

- Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngoài cá biển là nguồn lợi chính còn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: tôm cua, mực, hải sâm, rong biển,… Dọc ven biển còn có hơn 80 vạn héc-ta bãi triều và các eo vịnh, đầm phá ven bờ rất thuận lợi để nuôi trồng hải sản có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cua, ngọc trai, cá song, cá mú, rong câu… 
- Dọc bờ biển nước ta đã xác định nhiều khu vực có thể xây dựng cảng, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải,… Hiện nay nước ta có trên 100 cảng biển và 10 khu chuyển tải hàng hóa, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống các cảng biển.

+ Trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng:

- Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh kẻ thù đã sử dụng đường biển để tiến công xâm lược nước ta. Từ nhiều năm nay, nhất là vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tác động tới quốc phòng và an ninh của nước ta. Đây là vấn đề nan giải mà chúng ta phải đối mặt và tìm ra cách thức giải quyết hợp lý giữa các bên trong tương lai để cân bằng lại tình hình ổn định, tạo điều kiện cho ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển, đảo, nhất là ở vùng biển xa và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. 

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 ¬¬ đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.

Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam). Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống. 
Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía Nam. Trường Sa là nơi đầu tiên trên đất nước ta đón bình minh khởi đầu ngày mới. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải rộng trong một vùng biển khoảng 180.000 km2 với chiều Đông Tây là 325 hải lý, chiều Bắc Nam là 274 hải lý, từ vĩ độ 6o30’ Bắc đến 12o Bắc và từ kinh độ 111o30’ Đông đến 117o27’ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 595 hải lý.
Quần đảo Trường Sa được chia làm 10 cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây, Bãi Hải Sâm, Bãi Lim, Song Tử Tây là đảo cao nhất (cao 4 đến 6 mét lúc triều xuống); Ba Đình là đảo rộng nhất (0,6km2) trong quần đảo.

Điều kiện tự nhiên và khí hậu vùng này rất khắc nghiệt: nắng gió, giông bão thường xuyên, thiếu nước ngọt, nhiều đảo không có cây. Quần đảo Trường Sa không chỉ là vị trí quân sự chiến lược án ngữ phía Đông Nam nước ta, bảo vệ vùng biển và hải đảo ven bờ, mà còn là một vùng có trữ lượng lớn phốt phát khá lớn, có nhiều loại động thực vật và có thể có nhiều dầu.
Quần đảo Trường Sa (tên quốc tế bằng tiếng Anh là "Spratly islands") nằm ở khu vực chính giữa của Biển Đông ( tên quốc tế bằng tiếng Anh là "South China Sea") với tổng diện tích vùng biển liên quan khoảng 160.000 - 180.000 km2 (trong đó phần luôn nổi trên mặt biển khoảng 5 km2).
Quần đảo Trường Sa là tập hợp của 129 thực thể địa lý (đã được xác định và đặt tên bằng tiếng Việt và tên quốc tế bằng tiếng Anh) gồm các đảo (island) và cồn cát san hô (cay), rạn san hô (reef) đa số dạng vòng Antom trên miệng núi lửa cổ đại đã tắt, bãi đá san hô (shoal) dạng bãi cạn (một phần nổi) và bãi ngầm (phần đỉnh gần tới mặt biển).
Hiện nay, trên quần đảo Trường Sa có 5 bên đang kiểm soát 47/129 thực thể địa lý nêu trên, bao gồm: Việt Nam (21 thực thể với 7 đảo và cồn cát), Phi líp pin (10 thực thể với 7 đảo và cồn cát), Malaysia (7 thực thể đều là rạn san hô), Trung Quốc (7 thực thể đều là rạn san hô) và Đài Loan (2 thực thể với 1 đảo).
 
Việt Nam là quốc gia đầu tiên chính thức tuyên bố với quốc tế về chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo trong lịch sử và hiện nay cũng đang thực hiện chủ quyền, kiểm soát hợp pháp và có công dân sinh sống lâu dài trên các khu vực và thực thể địa lý chủ chốt của quần đảo với số lượng vượt trội so với các bên khác.