Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

BIỂU TÌNH – GIỐNG VÀ KHÁC NHAU


Lâu nay các nhà “dân chủ” Việt Nam mỗi khi đọc tin tức thấy nước A biểu tình, nước B đảo chính thường nhảy ngược lên “em có một khát khao, em có một ước ao là biểu tình, là biểu tình”... Họ thường viện dẫn và so sánh rằng nước ngoài cho phép người dân biểu tình còn Việt Nam mình thì không. Vậy thực hư việc này ra sao, xin mời quý vị cùng nhìn nhận sự khác nhau giữa nước mình và nước ngoài.

Đầu tiên, biểu tình được hiểu là một dạng đấu tranh bất bạo động, những người tham gia biểu tình tập trung ở nơi đông người hoặc diễu hành nhằm đòi quyền lợi hoặc lên tiếng trước một vấn đề nào đó hoặc biểu dương lực lượng. 

Ở NƯỚC NGOÀI

Xét về những cuộc biểu tình ở nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), cá nhân mình chia thành bốn dạng.

Dạng thứ 1: Biểu tình vì mâu thuẫn, dạng biểu tình này rất ít khi xảy ra nhưng một khi đã xảy ra là có đổ máu. Đơn cử như vụ biểu tình bạo lực vì bóng đá ở Ai Cập năm 2009 khiến 35 người bị thương.

Dạng thứ 2: Biểu tình phản đối chiến tranh là những cuộc biểu tình nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân. Các cuộc biểu tình này đã khiến chính phủ các nước gây chiến buộc phải có biện pháp kết thúc chiến tranh sớm hơn dự định. Điển hình như cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam ngày 15/10/1969 của hơn 2 triệu người Mỹ. Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq tại các thành phố lớn ở Mỹ, ở Tây Ban Nha, Italia, Anh… 

Dạng thứ 3: Biểu tình đòi quyền lợi là những cuộc biểu tình thể hiện sự phẫn nổ của người dân khi tiếng nói của họ không được lắng nghe và quyền lợi của họ không được đáp ứng. Các phong trào đình công của công nhân cũng được coi là biểu tình đòi quyền lợi. Phong trào chiếm phố Wall là một ví dụ tiêu biểu. Người biểu tình Mỹ không đòi dân chủ, mà yêu cầu nhiều công bằng xã hội hơn. Đối tượng phản đối của họ là sự hung hãn và tham lam của giới tài chính. Hay như cuộc biểu tình đòi quyền cởi trần của phụ nữ Mỹ.

Dạng thứ 4: Biểu tình lật đổ chính quyền có thể nói dạng biểu tình này diễn ra thường xuyên nhất, lâu dài nhất, số lượng người tham gia đông nhất và cũng để lại hậu quả nặng nề nhất. Các cuộc biểu tình này xuất phát từ mâu thuẫn của người dân với các chính sách của chính phủ hoặc do năng lực lãnh đạo yếu kém hoặc có sự can thiệp của các nước bên ngoài. Nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì những cuộc biểu tình lật đổ này đều đặt đất nước lên cán cân may rủi. May mắn thành công, đưa đất nước tiến lên, quyền lợi của nhân dân được đảm bảo như Cách mạng hoa hồng ở Gruzia. Không may thất bại thì đất nước chìm trong bất ổn liên miên như: Bạo động ở Ai Cập, Cách mạng hoa nhài ở Tunisia hay cuộc biểu tình chưa hồi kết ở nước hàng xóm Thái Lan….

BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM

Sau khi giành được độc lập, Việt Nam có thể nói là quốc gia ổn định, ít có biến động nhưng biểu tình không phải là không có. Cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq trước cửa đại sứ quán Mỹ của các em học sinh sinh viên một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội năm 2003 là một ví dụ tiêu biểu.

Thời gian đầu mới diễn ra, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được một lượng không nhỏ nhân dân tham gia, ảnh Bác Hồ, ảnh đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cờ tổ quốc đỏ rực phố phường. Những người tham gia biểu tình phần lớn là dân thường, họ tham gia để thể hiện quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo và cũng vì lòng yêu nước đang sục sôi. Nhưng dần dần, dưới bàn tay của những “nhà yêu nước” máu trên máu dưới như Bùi Hằng, Thanh Nghiên,… những cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” đã biến tướng trở thành nơi núp bóng của những hoạt động gây rối, chống phá nhà nước. Khi nhân dân dần nhận ra điều này, lượng người tham gia biểu tình ngày càng thưa thớt.

Vài năm trở lại đây, dù vẫn được gọi là “chống Trung Quốc” nhưng những cuộc biểu tình đã mất đi tính chất ban đầu và biến thể trở thành một cuộc tụ tập gây rối của những thành phần bất hảo. Và không chỉ là “chống Trung Quốc”, với bất cứ lý do gì, những “nhà yêu nước” đều có thể sử dụng làm mục đích để biểu tình. Từ “phổ biến nhân quyền” đến “trả tự do” cho những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật đều do những “nhà yêu nước” chuyên tham gia biểu tình kia tổ chức. Thử hỏi có “công dân yêu nước” nào lập đàn cầu cho Trung Quốc đánh Việt Nam như Bùi Hằng ? Có “luật sư yêu nước” nào trốn thuế như Lê Quốc Quân ? Có lẽ không đâu có cái sự “yêu nước” như ở Việt Nam.

Không lừa được nhân dân dưới cái mác “biểu tình”, những “nhà yêu nước” chuyển sang “tưởng niệm”. Họ đi “tưởng niệm” những liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh biên giới nhưng lại cười đùa, vui vẻ như đi hội (!) Có lẽ chúng ta phải xem lại nhân cách của những “nhà yêu nước” này, liệu họ thực sự tiếc thương các liệt sĩ hay họ chỉ mượn cớ đó nhằm mục đích riêng.

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN

Nếu như ngày đầu nhân dân hồ hởi tham gia biểu tình chống Trung Quốc bao nhiêu thì bây giờ họ lánh xa bấy nhiêu. Họ đã nhận ra lòng yêu nước của mình đang bị lợi dụng trong một âm mưu hèn hạ. Nhìn dúm người vừa đi vừa hét vừa chửi nhà nước người dân chỉ còn cười khinh bỉ. Thậm chí đối với những “nhà yêu nước”, “nhà dân chủ” có hành vi quá đáng, nhân dân sẵn sàng phản ứng. Lê Thị Công Nhân gây rối bị bà bán nước cầm chổi đánh, Bùi Hằng bị cô hàng bún tạt mắm tôm, những kẻ giả mạo cựu chiến binh tham gia “tưởng niệm” đã bị những cựu chiến binh xịn vạch mặt… Và tất nhiên, những con người bình thường ấy bỗng chốc được phong chức thành công an chìm, an ninh mật hay trùm dư luận viên.


Một đất nước chỉ có thể phát triển khi đất nước đó bình yên và ổn định về chính trị. Sẽ là rất tốt nếu mọi người yêu nước và sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhưng lòng yêu nước phải đặt đúng chỗ. Một công dân tốt ngoài tuân thủ pháp luật còn biết tự nâng cao nhận thức để lòng yêu nước của mình không bị lợi dụng nhằm trục lợi. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét