Một biểu tình viên chuyên đi “tưởng niệm”, “yêu
nước” đã nói với mình rằng: ngay sau trận hải chiến, quân đội Việt Nam không
mang máy bay ra ném bom để giành lại đảo, như vậy thì đích thị là “bán đảo cho
Tàu rồi”. Và đây là câu trả lời của mình.
Thời
điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là loại
máy bay có tầm bay ngắn, không đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa, còn hải quân
Trung Quốc chỉ có khoảng 40 tàu ở Hoàng Sa (không có tàu lớn, tất cả là tàu loại
nhỏ, khả năng phòng không yếu). Trong khi đó, quân lực Việt Nam Cộng Hòa có 120 máy bay F-5 và 150
phi công tại sân bay Đà Nẵng. Mỗi máy bay F-5 đủ sức tác chiến tại
Hoàng Sa trong 20 phút, mỗi chiếc mang được tới 3 tấn bom. Như vậy, cứ 3 máy
bay đánh 1 tàu thì chỉ cần sau nửa ngày là có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung
Quốc. Nhưng cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được lệnh
không được cất cánh. Bởi theo như lời tường thuật của Nguyễn Thành Trung - khi
đó là trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa thì "Mỹ đã cảnh
báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động".
Thời
điểm xảy ra Hải chiến Trường Sa 1988, Su – 22M là chiến đấu cơ hiện đại nhất của
lực lượng không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nói là hiện đại nhất nhưng để
có thể bay đường dài ra đến Trường Sa, Su – 22M đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ
cho máy bay, vậy mà khi hạ cánh, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng
700km, chỉ đủ bay khoảng 10 phút.
Hơn
nữa ở thời điểm đó phương tiện dẫn đường của ta chỉ có bán kính 300 km nên khi
bay ra Trường Sa, hết 300km được dẫn đường thì sau đó phi công phải tự đi. Giữa
mênh mông biển nước, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người phi
công vừa phải tài giỏi vừa phải gan dạ. Bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết
thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu
nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của
mình với khu vực cần đến. Với lượng dầu thừa chỉ đủ cho 10 phút bay thì chỉ cần
1 sai sót nhỏ máy bay sẽ không đủ nhiên liệu để về bờ.
Khó
khăn là vậy nhưng từ ngày 1/3 đến 20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 vẫn thực
hiện được 10 chuyến bay ra Trường Sa để quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình
đối phương trên biển về sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở đảo Gạc Ma, ngày 14 –
15 - 16/3/1988, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô
Lin, Len Đao trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy bay ngăn chặn. Ngày
30/3/1988, Việt Nam quyết định tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho
Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, 3 chiếc Su-22M được
điều từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa
vào Phan Rang.
Mặc
dù không có máy bay để ném bom giành lại đảo nhưng chỉ trong chiến dịch CQ – 88
ngay sau trận hải chiến ngày 14/3 chúng ta đã kiểm soát thêm 11 bãi đá và giữ vững
những đảo, đá từ ngày đó cho đến bây giờ.
Nói
vậy thôi chứ bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin rồi, nếu “người ta” đã
muốn biết thì chỉ cần 1 cú nhấp chuột sẽ ra tất cả. Chẳng qua là vì một mục
đích nào đó mà “người ta” cố tình lờ đi những sự thật hiển nhiên này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét