Quần
đảo Trường Sa của Việt Nam là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và
lãnh thổ: Trung Quốc,Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Là một quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc (tranh chấp trái phép trên quần
đảo Trường Sa của Việt Nam) nên mọi động thái của Philippines đều được mang ra
để so sánh với Việt Nam. Trong những cuộc đối đầu với Trung Quốc, Philippines đều
tỏ ra rất mạnh miệng khiến cho người ta tin tưởng rằng sắp có đánh nhau đến nơi:
Phát ngôn nổ rầm trời, tổ chức biểu tình, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế,
mua vũ khí của phương Tây, bla…bla… Vì vậy trong con mắt của giới “đấu tranh
dân chủ” ở Việt Nam thì Philippines là một cái gì đó rất đáng để ngưỡng mộ, rất
đáng để tôn thờ. Họ - những “trí thức cấp tiến” của Việt Nam ca ngợi “Chính phủ
Philippines, Tổng thống Benigno Aquino III đã tỏ ra rất sáng suốt, có những quyết
định chiến lược để bảo vệ quyền lợi của đất nước mình, đi đầu trong việc bảo vệ
biển ở Đông Nam Á”
Giới
“dân chủ” Việt Nam sốt sình sịch khi hay tin Philippines kiện Trung Quốc ra toà
án quốc tế. Họ ủng hộ Philippines hết lòng mà quên ( hoặc cũng có thể là không
biết) rằng bản thân Philippines cũng đang chiếm giữ một phần đảo của chúng ta, ủng
hộ Philippines có nghĩa là công nhận chủ quyền của Philippines đối với những đảo
mà họ đang chiếm giữ trái phép của Việt Nam. Nhưng thôi, tạm thời bỏ qua chuyện
này bởi vấn đề này nó cao siêu lắm, não trạng của những nhà “dân chủ”, nhà “yêu
nước” không thể nào hiểu nổi đâu.
Quay
trở lại với đất nước mà giới “đấu tranh” ở Việt Nam vô cùng ngưỡng mộ và thần
tượng, rằng “nhân dân Philippines và nhất là trí thức Philippines hôm nay đã có
được danh dự ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới”. Vâng, quả thật Philippines đã làm
được những điều mà Việt Nam không thể.
1. Liên
tục để mất đảo
Là
một trong 6 quốc gia đang tranh chấp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với vị
trí địa lý thuận lợi của mình, Philippines đã nắm giữ quyền kiểm soát những bãi
cạn lớn nằm ở vị trí vô cùng chiến lược. Tuy nhiên chiếm được là một chuyện, giữ
được hay không lại là một chuyện khác.
Theo
nguồn tin của Philippines thì một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân
Philippines phải rời đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa.
Sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm bãi đá. Hiện nay bãi đá
Vành Khăn là một trong bảy đảo nhân tạo Trung Quốc đang triển khai xây dựng
trên quy mô lớn ở Biển Đông.
Bãi
Cỏ Mây (Scarborough) thuộc cụm Bình Nguyên của Quần đảo Trường Sa là đối tượng
tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung
Quốc. Trước đây bãi cạn này nằm trong tầm kiểm soát của Philippines. Tuy nhiên
đến tháng 06/2012 bão Gutchol tiến về Philippines làm biển động dữ dội khiến
cho đội tàu của Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục tài nguyên thủy sản phải
trở về cảng. Sau khi các tàu Philippines về cảng, Trung Quốc đã cho xây dựng một
rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc canh
gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Kể từ đây Philippines chính thức mất quyền
kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh.
Vậy
là 2 lần liên tiếp, vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã tay không dâng cả 2
bãi cạn lớn cho Trung Quốc.
2. Philippines liên minh quân sự với Mỹ, còn Việt
Nam thì không.
Chủ
trương của Việt Nam là “Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng
minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở
Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Những bài học xương máu
trong quá khứ đã dạy chúng ta rằng chẳng có ai tốt với mình hơn chính mình. Vì vậy
quan điểm của Việt Nam là chủ quyền của mình, đảo của mình thì mình tự giữ,
không liên minh, không nhờ cậy bởi “họ” sẽ bán đứng bạn bè ngay khi được được
giá. Giống như Mỹ đã từng bán quần đảo Hoàng Sa (khi ấy nằm trong sự kiểm soát
của anh đồng minh Việt Nam Cộng Hòa) cho Trung Quốc để đổi lấy thỏa thuận hợp
tác cùng chống Liên Xô.
Quay
lại với Philippines. Ngày 12/02/2016 Tòa án Tối cao Philippines đã ra phán quyết
chấp nhận thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Hoa Kỳ
ký kết hồi năm 2014. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ luân chuyển đóng quân
tại Philippines một cách đông đảo hơn và thường xuyên hơn. Tuy không đồn trú
thường trực nhưng Hoa Kỳ có thể trợ giúp quân đội Philippines xây dựng
các căn cứ quân sự. Thỏa thuận này được coi là một “lá chắn” cho Philippines ở
Biển Đông. Có “lá chắn”, nhưng rồi sao ?
Đến
cuối tháng 02/2016, nghĩa là chưa đầy 20 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp tác Phi –
Mỹ được Tòa án Tối cao chấp thuận, “Nhân lúc các tàu thuyền của ngư dân
Philippines đang quản lý bãi ngầm san hô Atoll (Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm) thuộc
quần đảo Trường Sa đi lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc có
trang bị vũ khí đã đến khu vực xung quanh và bao vây bãi vòng san hô này. Hiện
nay tàu ngư dân Philippines không thể tiếp cận khu vực mà họ đã quản lý.” Như vậy,
đây là lần thứ 3 vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã để mất đảo vào tay
Trung Quốc.
3. Mua
tàu không có vũ khí, mua máy bay không có đạn
Trước đây thực lực quân sự của bạn hàng xóm vô cùng
yếu. Hải quân của bạn ấy có hẳn vài cái tàu tuần tra từ thời Chiến tranh thế
giới thứ 2. Vì vậy tổng thống Philippines quyết tâm thay đổi thực trạng này bằng
việc đặt mua hai tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ với
đơn giá khoảng 450 triệu Peso (tương đương 10,5 triệu USD) mỗi chiếc. Đây là
chính là hai tàu lớn và hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Philippines
hiện nay. Tuy nhiên khi về đến Philippines thì hai tàu này đã bị cắt giảm toàn
bộ các hệ thống thiết yếu. Vũ khí duy nhất còn lại là một bệ pháo Oto Melara 76
mm ở phía trước nhưng lại không có radar điều khiển hỏa lực, vì vậy thủy thủ
tàu chỉ có thể sử dụng pháo theo hình thức bắn chay và điều khiển bằng
"cơm".
Tiếp sau đó là phi vụ mua trực thăng quân sự nhưng lại
không thể phục vụ nhiệm vụ quân sự. Do cánh cửa của loại trực thăng này quá
hẹp, nếu lắp thêm vũ khí thì không còn chỗ để di chuyển người và hàng hóa.
Mới đây nhất là thỏa thuận mua bán tổ hợp tên lửa bờ
SBMS với Israel. Trị giá của hợp đồng này lên tới 6,5 tỷ Peso, tương đương 136
triệu USD.
Tuy nhiên, tới giữa năm 2015 quân
đội nước này đã quyết định hủy bỏ hợp đồng với Israel và dành khoản tiền này để
mua trang bị cho….lính bộ binh.
Những
điều trên, quả thực Việt Nam không thể nào làm được. Việt Nam chỉ biết âm thầm
mua vũ khí, đóng tàu bè, dưới biển nuôi “cá quả”, trên bờ nuôi “cua”, trên trời
thả “chuồn chuồn”. Việt Nam chỉ làm được thế thôi :3 :3 :3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét