Giới
đấu tranh dân chủ ở Việt Nam được coi là một xã hội thu nhỏ vô cùng phong phú với
đủ các thể loại người, đủ thể loại nghề. Tuyệt thực viên, ăn vạ viên, biểu tình
viên, giờ có cả tưởng niệm viên.
“Tưởng
niệm viên” là gì ? “Tưởng niệm viên” là những người chuyên hành nghề tưởng niệm.
Tại sao nói vậy ? Tại vì những người này coi việc đi tưởng niệm là một nghề. Họ
có thể đi “tưởng niệm” bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Họ có
thể đi “tưởng niệm” dù không biết mình đang “tưởng niệm” ai hay đang “tưởng niệm”
sự kiện nào. Nói một cách chính xác nhất thì họ là những kẻ chuyên núp bóng “tưởng
niệm” để làm trò. Họ là những con kền kền bẩn thỉu, kiếm ăn trên xương máu của
những người đã ngã xuống cho độc lập ngày hôm nay. Họ “tưởng niệm” một cách có
chọn lọc. Có nghĩa là họ chỉ “tưởng niệm” những sự kiện mà có thể dựa vào đó để
xuyên tạc chống chính quyền. Họ chỉ “tưởng niệm” những sự kiện mà có thể chụp
hình gửi là nước ngoài nhận đô la. Họ đi “tưởng niệm” nhưng không bao giờ quên
những băng rôn khẩu hiệu có nội dung xuyên tạc, kích động chống phá chính quyền.
Những người đàn ông to cao đen hôi luôn núp sau lưng phụ nữ và trẻ em. Họ mang
những đứa trẻ miệng còn hôi sữa, nửa chữ lịch sự không biết những chửi tục thì
không ai bằng. Họ đi “tưởng niệm” bằng cách khua chiêng múa trống, cố tình gây
sự chú ý thu hút người dân để gây mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông,
khiến cảnh sát giao thông, trật tự phường phải ra tay dọn dẹp, và thế là họ có
những bức ảnh để ăn vạ rằng “chính quyền ngăn cấm người dân yêu nước tưởng niệm
nọ kia”. Họ thể hiện sự tưởng nhớ của mình bằng những tấm băng rôn to đùng để
cho thiên hạ biết rằng “à những người này đi tưởng niệm”. Họ kết thúc buổi “tưởng niệm” bằng những bức
hình tươi không cần tưới trên khắp các diễn đàn, trang mạng, bằng cách dành cho
nhau những lời có cánh và không quên “Chính quyền Hà Nội hèn nhát cố tình bưng
bít thông tin…bla…bla…bla”
Họ
tự phong và tự gọi mình là “nhà đấu tranh”, “nhà dân chủ cấp tiến”, “trí thức”,
“người yêu nước”,…bla…bla…. Cứ đến hẹn lại lên. Họ rủ nhau đi biểu tình, họ rủ
nhau đi “tưởng niệm”. Người người lớp lớp, quần quần áo áo, băng rôn, khẩu hiệu.
Đông vui như đi hội. Họ cười cười, nói nói thể hiện sự “xót thương”. Trong số
những người cầm hoa đi tưởng niệm ấy có mấy người thực sự biết và hiểu về cuộc
chiến tranh biên giới, hay là đi cho vui ? Những cựu chiến binh vào sinh ra tử
trong cuộc chiến bảo vệ biên giới năm ấy, họ vẫn còn sống. Họ ở ngay Hà Nội chứ
chẳng phải đâu xa. Sao những “người dân yêu nước” ấy không tới thăm hỏi họ,
nghe họ kể chuyện ngày xưa ? Những “người dân yêu nước” ấy không phải là không
biết đến những cựu chiến binh kia. Họ biết đấy, bởi chính những cựu chiến binh ấy
đã từng vạch mặt đám lưu manh đội lốt ‘”tưởng niệm viên” này nên dĩ nhiên chúng
không dám tới để nghe họ kể về lệnh tổng động viên, về những ngày cả nước hướng
lên biên giới.
Những
kẻ chưa từng biết đến chiến tranh, những kẻ chưa bao giờ đặt chân lên nghĩa
trang Vị Xuyên, những kẻ chưa bao giờ dám lên những điểm cao để nhìn thẳng vào
lịch sử, những con kền kền bẩn thỉu kiếm ăn trên sự hy sinh của người khác thì
không có tư cách để tưởng niệm những người đã hòa thân mình vào đất đai biên giới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét