[
Bài viết có biên tập lại từ ý kiến của facebook Nguyễn Vũ Sơn, bình luận trên
fanpage Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar ) ]
Cuộc
chiến tranh biên giới phía Bắc nói riêng và câu chuyện về sách giáo khoa (SGK) lịch
sử là những đề tài gây tranh cãi muôn thủa. Người ta liên tục ca thán rằng
chương trình dạy lịch sử trong SGK là quá nhiều, kiến thức quá nặng nên học
sinh không có hứng thú với môn học. Người ta kêu gọi giảm tải đủ các thể loại,
thậm chí có ý kiến cho rằng SGK lịch sử nhắc quá nhiều đến những cuộc thảm sát
của bè lũ đế quốc – thực dân là đang khơi gợi thù hằn, cần giảm tải để “khép lại
quá khứ, hướng đến tương lai”. Nhưng cứ đến hẹn lại lên, cứ đến những ngày đầu
năm, khi mà báo chí liên tục đăng tải những thông tin về cuộc chiến tranh biên
giới phía Bắc thì lại điệp khúc cũ “sao không đưa vào SGK”, “SGK viết về cuộc
chiến tranh này quá ít”, “chính quyền bưng bít thông tin”, bla…bla…bla.
Sau
đây là ý kiến của một facebooker, mình thấy khá hay và hợp lý nên biên tập lại
(chỉ thay thế một số từ ngữ để phù hợp hơn chứ không thay đổi nội dung)
“Trước
hết, cần phải hiểu SGK là loại sách phổ thông, mục đích biên soạn là phổ biến
kiến thức tổng quát, kiến thức chung cho mọi người. SGK nhắm vào hướng truyền
bá rộng rãi, càng nhiều người biết càng tốt (phát triển theo bề rộng). SGK tuyệt
nhiên không được biên soạn nhằm vào việc tạo ra nhiều chuyên gia (cái này là
nhiệm vụ của Sách chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo và luận văn
chuyên sâu,...)
Do
đó, các thông tin mà SGK đưa ra sẽ mang tính GIỚI THIỆU NÉT CHÍNH là chủ yếu.
Người đọc, tùy theo định hướng và nhu cầu tìm hiểu sẽ lấy những "nét
chính" đó làm từ khóa mà tìm kiếm thêm những kiến thức sâu hơn, chi tiết
hơn, thậm chí những kiến thức mà chỉ dân nghiên cứu lâu năm mới biết.
Như
vậy, thay vì ngồi đếm SGK có bao nhiêu dòng viết về chiến tranh biên giới thì
các anh chị nên dành thời giờ để hỏi lại chính mình xem "Các anh chị muốn
biết thêm cái gì về cuộc chiến ấy? Nên tìm kiếm chúng ở đâu? Kiểm chứng thông tin
thế nào? Rút ra bài học gì để ứng xử cho phù hợp với thời thế hiện
nay?...". Đó mới là những việc cần làm và rất có ích thay vì các anh chị cố
gắng phanh phui nhiều càng tội ác của Trung Quốc càng tốt để phục vụ cho mục
đích tuyên truyền, kích động tâm lý bài Tàu cực đoan của mình. Hiện tại google
vẫn chưa tính phí nên các anh chị có thể thỏa mái tìm hiểu và tra cứu để thỏa
mãn sự “ham học hỏi” của mình.
Mà
tôi rất lấy làm lạ, từ lớp 1 đến hết lớp 12 SGK ra rả nhai đi nhai lại mười mấy
cuộc kháng chiến thần thánh của cha ông chống Trung Quốc xâm lược mà các anh chị
còn chê ít, còn nhầm Quang Trung với Nguyễn Huệ thì hà cớ chi cứ đòi ghi chi tiết
trận đánh vỏn vẹn 1 tháng trời năm 1979. Mỗi lần đất nước tổ chức kỷ niệm chiến
thắng Điên Biên Phủ, chiến thắng 30/4, kỷ niệm các vụ thảm sát do lũ thực dân -
đế quốc đã gây ra cho hàng triệu đồng bào thì các anh chị mồm oang oang rằng:
"Hãy khép lại lịch sử, hãy hướng tới tương lai, hãy dũng cảm vượt qua quá
khứ để hợp tác đưa đất nước phát triển".
Xem
ra nhu cầu tìm hiểu lịch sử của các anh chị nó cũng hot theo thời thế y như
showbiz. Căn bệnh "bỗng dưng yêu nước", "bỗng dưng ghét
Tàu" ngày càng trầm trọng” – Hết trích.
Phải
chăng đọc lịch sử cũng phải có chọn lọc ? Lịch sử đánh Trung Quốc đáng đọc còn
lịch sử đánh ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì không cần
phải đọc ? Nếu ai đó nói rằng chính quyền
bưng bít thông tin về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thì có thể tự google
cụm từ “Chiến tranh biên giới phía Bắc” để tìm hiểu xem báo chí đã viết về cuộc
chiến tranh này như thế nào. Nhân tiện tìm hiểu luôn xem Nguyên chủ tịch nước
Trương Tấn Sang đã gặp gỡ các cựu chiến binh sư đoàn 356, nói chuyện, trao tặng
kỷ niệm chương ra sao. Ai có điều kiện thì hãy một lần lên nghĩa trang Vị
Xuyên, ghé qua Thanh Thủy lên điểm cao 468 để xem nhà nước đã “lãng quên” cuộc
chiến này như thế nào.
Hiện
tại các cựu chiến binh từng vào sinh ra tử, thuộc từng mỏm đá, điểm cao nơi
biên giới đang sinh sống ở Hà Nội rất nhiều. Bạn có thể liên hệ với họ thông
qua fanpage “Về đây đồng đội ơi”. Nếu ai có lòng, có tâm, thực sự muốn tìm hiểu
về cuộc chiến này hãy đến tìm họ, nghe họ kể về lệnh tổng động viên, về những
ngày cả nước hướng lên biên giới và hỏi họ xem “chính quyền có bưng bít thông
tin” hay “lãng quên” cuộc chiến này hay không.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét