Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Những người không chịu lớn



“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, một dân tộc nghèo là một dân tộc hèn, một dân tộc ỷ lại vào nước ngoài thì không xứng đáng là độc lập tự do.”
---------------------------------------------------
Dân gian ta có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” ý muốn nói khi ta còn bé, ta yếu đuối thì ta hay trông cậy vào người lớn. Những tưởng chỉ có “trẻ” mới cần “cậy cha”, nhưng ở Việt Nam, có nhiều người lớn rồi nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi tư tưởng trông đợi, lệ thuộc vào người khác. Họ là những người không dám tự giải quyết các vấn đề của dân tộc mình, mà luôn mang trong mình tư tưởng ỷ lại, trông đợi vào sự chỉ đạo từ quốc gia khác.

Chưa bao giờ tâm lý lệ thuộc lại nặng nề như bây giờ. Từ chuyện nhỏ như con cá, cái cây cho đến những thứ lớn lao như chủ quyền biển đảo. Thay vì tự mình giải quyết các vấn đề của đất nước mình thì một bộ phận không nhỏ chỉ thích ký thỉnh nguyện thư và trông đợi vào quốc gia khác. Có thể liệt kê ra cơ số những thỉnh nguyện thư hoặc những dạng tương tự như thế.
                                                                                                                            
-          “Tuyên bố 258” – một trò hề mang danh “dân chủ”. Những người tự xưng là “nhà đấu tranh” đã đẻ ra thứ tuyên bố này với hy vọng thông qua áp lực của nước ngoài để sửa đổi pháp luật của Việt Nam.
-         Thỉnh nguyện thư cho nhân quyền Việt Nam của giới chống cộng cực đoan.
-         Thỉnh nguyện thư phản đối Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
-         Thỉnh nguyện thư kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua Luật nhân quyền cho Việt Nam.
-         Thỉnh nguyện thư đòi thả tự do cho Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Viết Dũng – những đối tượng vi phạm pháp luật.
-         Thỉnh nguyện thư yêu cầu Nhà Trắng trừng phạt Trung Quốc.
-         Thỉnh nguyện thư kêu gọi Hoa Kỳ can thiệp, giải quyết vụ cá chết ở miền Trung trong khi chính nước này đang ngập chìm trong cá thối.
-         Thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Mỹ điều tra Formosa gây ô nhiễm môi trường trong khi bản thân Mỹ là một nước thải nhiều CO2 ra môi trường nhất. Trước đó nước này cũng từ chối ký hiệp định thư Kyoto nhằm cắt giảm khí nhà kính để bảo vệ môi trường.
-         Thỉnh nguyện thư kiến nghị Chính phủ Mỹ yêu cầu Chính phủ Trung Quốc ngừng ngay lập tức việc cải tạo và xây dựng trên quần đảo Trường Sa.
-         Và cơ số các thể loại thỉnh cầu khác nữa.

Xem ra đối với một số người thì khi đói, họ thích thỉnh cầu, chờ người khác nấu cho ăn hơn là tự thân vận động. Thỉnh nguyện thư mong ông tổng thống sắp mãn nhiệm ở tận bên kia đại dương chú ý đến tình hình môi trường ở Việt Nam trong khi bản thân mình thì vô tổ chức: rác thì tiện đâu vứt đấy, điện, nước xài thả phanh, chưa bao giờ có suy nghĩ phân loại rác chứ đừng nói đến tái chế. Bản thân sống không hòa thuận với xóm làng, tài đức không đủ để nhân dân tín nhiệm bầu làm người đại diện cũng thỉnh nguyện thư nhờ ông này, bà kia thay đổi luật bầu cử dùm. Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển đảo. Nói thì rõ hay nhưng tiếc chục nghìn tiền tin nhắn góp gạch xây Trường Sa. Miệng hô yêu nước nhưng đến nghĩa vụ quân sự cũng không dám đi. Mở mồm ra là đòi đánh nhau nhưng thấy mua vũ khí thì lên giọng dạy đời “sao không mang tiền đó đi làm từ thiện”. Biển nhà mình, chủ quyền đất nước mình nhưng cứ mở mồm ra là “chỉ cần làm đồng minh của Mỹ thì Mỹ sẽ bảo vệ Việt Nam”. Từ bao giờ mà tư tưởng nô lệ ngấm sâu vào máu của một bộ phận người Việt Nam đến vậy ?


Chúng ta đâu còn là con nít để hơi có tý chuyện cũng đi méc bố mẹ, huống chi nước Mỹ không phải bố mà cũng chẳng phải mẹ của Việt Nam. Ôi ! Những người Việt Nam nhiều tuổi mà mãi không chịu lớn. Muốn giàu như Nhật, đẹp như Hàn, văn minh như Mỹ nhưng lại không muốn đứng trên chính đôi chân của mình. Thích giàu nhưng không muốn lao động, nhà của mình nhưng lại thích cho thằng khác làm chủ. Khó hiểu thật !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét