Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Chỉ cần có tài thì có thể làm Đại biểu Quốc hội ?



Trong số những người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 có rất nhiều những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ”, tiêu biểu như Nguyễn Quang A, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thúy Hạnh, Phan Văn Phong, Nguyễn Đình Hà,… Về tiểu sử và thành tích chống chính quyền của những người tự nhận là “nhà đấu tranh dân chủ” này thì khỏi phải bàn. Biểu tình, tụ tập đông người trái phép, lợi dụng “tưởng niệm” để gây rối trật tự công cộng, cố ý tạo ra các tình huống xô xát với lực lượng chức năng, trả lời phỏng vấn của các báo đài chống cộng, công khai chống đối các chính sách của Đảng và nhà nước, xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và các lãnh đạo nhà nước khác,…. Đây cũng là những người thường xuyên sử dụng cụm từ “đồng bào” và “nhân dân”, ở trên mạng xã hội, họ nhận được rất nhiều lượt like và cmt ủng hộ. Nhưng trên thực tế thì……

Sau đây là kết quả hiệp thương lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với một số “nhà dân chủ”:

-         Nguyễn Quang A: 7/75 phiếu ủng hộ, trong đó 1 phiếu là ông A tự bàu cho mình.
-         Nguyễn Kim 3/81: 3 phiếu ủng hộ này là của vợ và 2 con.
-         Nguyễn Xuân Diện: 6/66, trong đó có 2 phiếu của vợ chồng ông Diện.
-         Nguyễn Trang Nhung: 1/63.
-         Đỗ Việt Khoa: 13/75
-         Hoàng Dũng 7%
-         Nguyễn Kim Anh: 2/80

Những người này đều được nhận xét là “sống khép kín, không giao thiệp với hàng xóm láng giềng, không tham gia các hoạt động của khu dân cư, không có đóng góp cho địa phương”.

Ngay sau đó, rất nhiều người là “đồng nghiệp” của những “ứng cử viên dân chủ” này đã lập luận rằng “Là một Đại biểu Quốc hội thì chỉ cần có tài, không cần phải quan hệ tốt hay thân thiết với hàng xóm láng giềng”.

Một số người khác lại cho rằng “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, truyền đạt tiếng nói của người dân đến Quốc hội. Đại biểu Quốc hội mà không gần dân, không lắng nghe tiếng nói của người dân thì làm sao đại diện cho nhân dân được. Những người mà đến hàng xóm láng giềng là những người sát vách với mình mà không còn gần gũi thì không xứng đáng trở thành Đại biểu Quốc hội”

Còn bạn. Theo bạn thì một Đại biểu Quốc hội cần phải có những phẩm chất gì ? Chỉ cần có tài, không cần đức hay cần cả hai. Xin vui lòng bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình thông qua những bình luận, chúng tôi sẽ tổng hợp những bình luận của các bạn trong bài viết lần sau.


(Quan điểm cá nhân của người viết: Tiêu chí đầu tiên của một Đại biểu Quốc hội là phải gần dân để lắng nghe ý kiến của người dân. Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một con người. Một người dù ưu tú đến đâu những nhân cách có vấn đề cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức. Không rõ những người tự nhận mình là “nhà đấu tranh dân chủ” kia có tài cán đến đâu, nhưng cái cơ bản nhất là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với hàng xóm láng giềng mà cũng không làm được thì làm sao đủ tư cách đại diện cho nhân dân. Cùng là tự ứng cử, họ có thấy thẹn không khi nhà báo Trần Đăng Tuấn được 100% sự ủng hộ của cử tri nơi cư trú? )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét