21 năm đất nước bị chia cắt bởi hiệp định Geneva và sự có mặt của người Mỹ. 21 năm sau khi người Pháp ra đi, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiếp tục cuộc chiến giành độc lập. Khi mà chính Mac Namara đã thừa nhận sai lầm của nước Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì vẫn có rất nhiều người Việt Nam khoác áo “đấu tranh dân chủ - nhân quyền” cứ mãi thẩm du cái suy nghĩ “21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước là nội chiến”. Nếu như Nixon có học thuyết “thay màu da trên xác chết” thì những “nhà dân chủ” kia có học thuyết “thay màu da cho lịch sử” – một kiểu cào bằng, trà đạp lên sự hy sinh của hàng triệu người đã cống hiến xương máu đề giành lại độc lập – tự do cho dân tộc.
Cuộc chiến tranh kéo dài 21 năm sau khi người Pháp ra đi là cuộc chiến giữa người Việt Nam với chính phủ Mỹ và bè lũ tay sai bán nước. Đây là cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Nhưng “người ta” vẫn cố sống cố chết bám vào cái suy nghĩ đây cuộc chiến giữa hai ý thức hệ Quốc – Cộng mà không biết rằng sự đối nghịch này chỉ có từ khi Pháp đưa ra “giải pháp Quốc gia”, dựng lên “Chính quyền Quốc Gia” Bảo Đại năm 1949 và sự thành lập “Quân đội Quốc gia” năm 1950. “Người ta”, vì nhiều lý do mà không muốn thừa nhận rằng nước Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh Việt Nam nên cứ cố gán ghép cho nó cái tên “nội chiến” hay “ủy nhiệm”.
Thực tế, nội chiến là cuộc chiến giữa hai phe nhóm trong cùng một quốc gia mà không có sự nhúng tay hay sự hiện diện của người ngoài. Còn ủy nhiệm nghĩa là ủy nhiệm cho một người khác làm nhiệm vụ thay mình. Cả “nội chiến” hay “chiến tranh ủy nhiệm” đều không phù hợp với Việt Nam. Từ “ủy nhiệm” chỉ có thể áp dụng cho phía “Việt Nam quốc gia” và “Việt Nam Cộng Hòa” chứ không thể áp dụng cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Đơn giản bởi người Pháp dựng lên “Việt Nam quốc gia” để tái lập nền đô hộ tại Việt Nam núp dưới danh nghĩa chống Việt Minh – Cộng sản. Còn người Mỹ đã phá bỏ Hiệp định Geneva, xây dựng chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam nhằm chia cắt đất nước, tiếp tục thay chân người Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam – nói cách khác thì chính phủ Mỹ đã xây dựng một đội quân đánh thuê để “dùng người Việt trị người Việt”.
Sự góp mặt của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là điều không thể chối cãi. Lĩnh Mỹ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam góp phần làm nên những thảm sát Mỹ Lai kinh hoàng và hội chứng Việt Nam ở phần lớn các cựu binh Mỹ. Không quân Mỹ trực tiếp tham gia đánh bom rải thảm hòng đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá và đã có 4.181 chiếc “hạ cánh vĩnh viễn”. Pháo binh Mỹ từ hạm đội 7 đã góp phần biến Thành cổ Quảng Trị thành chiếc “cối xay thịt”. Nước Mỹ đã mang tặng Việt Nam hàng triệu lít chất “khai quang” màu da cam khiến hàng chục nghìn ha rừng bị tàn phá và sau chiến tranh hàng triệu trẻ em Việt Nam bị tật nguyền bởi di chứng của chất độc màu da cam.
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Mỹ đã huy động hơn 6 triệu lượt người Mỹ, trong đó có 4.649.000 lượt người dưới 20 tuổi. Huy động 40% các nhà khoa học vật lý, 260 trường đại học, 22.000 xí nghiệp lớn với 5,5 triệu công nhân phục vụ cho cuộc chiến. Riêng năm 1968, mỗi ngày Mỹ chi phí cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới 100 triệu USD. Gấp 10 lần chi phí cho cuộc chiến chống đói nghèo ở Mỹ. Chỉ trong 2 năm 1962 – 1963 đã có 18.000 “cố vấn” Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Tính từ năm 1961 đến năm 1974 đã có tổng số 57.259 người Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam; trong đó có 8.000 người da đen và 37.000 người dưới 21 tuổi. Có khoảng 10.300 lính Mỹ chết vì những lý do không gắn với chiến tranh như bệnh tật, tai nạn, tự sát. Nếu bây giờ những “ai đó” vẫn giữ khăng khăng quan điểm “nội chiến” thì phải chăng đây là một cuộc nội chiến kiểu Việt – Mỹ ?
Cuối cùng, tác giả xin trích lời của tướng Taylo – cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn “Tất cả chúng ta đều có phần của mình trong thất bại của Mỹ ở Việt Nam, và chẳng có gì là tốt đẹp cả. Chúng ta không hề có một anh hùng nào trong cuộc chiến tranh này, mà chỉ toàn là một lũ ngu xuẩn. Chính tôi cũng nằm trong số đó”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét