Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Không có mợ thì chợ vẫn đông



Vẫn như mọi khi – kiên quyết chống đối chính quyền đến cùng. Nhân dịp bầu cử quốc hội khóa 14, các thể loại “dân chủ”, “dâm chủ” ở Việt Nam thể hiện sự chống đối bằng cách viết “tuyên ngôn” lên thẻ cử tri hoặc xé bỏ thẻ cử tri, đồng thời hô hào, phát động phong trào tẩy chay bầu cử bằng băng rôn, khẩu hiệu, áo, mũ từ trước khi diễn ra bầu cử vài tháng. Phong trao nghe thì có vẻ rầm rộ nhưng kết quả thì cũng vẫn như mọi khi thôi. Vài trăm người tẩy chay bầu cử không là gì so với con số gần 70 triệu cử tri trên cả nước. Tỷ lệ bỏ phiếu không đạt chỉ chiếm 1,23% đã chứng minh phần nào câu nói “không có mợ thì chợ vẫn đông”. Các mợ tẩy chay bằng cách không đi bầu cử thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến kết quả bỏ phiếu hay tương lai của nước nhà.

Các vị là những người “hoạt động nhân quyền”, “đấu tranh dân chủ” để đòi quyền chính trị - dân sự cho xã hội nhưng chính bản thân các vị lại từ bỏ quyền chính trị quan trọng của mình. Chẳng khác nào bãi nước miếng vừa nhổ ra rồi lại tự liếm. Hóa ra cái trò mèo đấu tranh của các vị có nghĩa là chống không được thì phá, phá không được thì tẩy chay, tẩy chay không thành công thì đổ tại dân bị nhồi sọ. Hô hào tẩy chay bầu cử, không đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng, hoặc viết “tuyên ngôn” lên để phiếu không hợp lệ… Tất cả những hành động trên đều chứng tỏ sự bế tắc, mất phương hướng của bầy đoàn “dân chủ”. Ngoài việc hô hào phá hoại, những kẻ này còn làm được gì ? Liệu ai dám đặt cược tương lai đất nước vào tay những kẻ thất đức, bất tài vô dụng này ?

Nếu có “năng lực dân sự” đầy đủ, sao không khai thác triệt để cái “quyền cử tri” của mình và hướng dân chúng khai thác nó sao cho hiệu quả nhất để đạt được mục đích. Làm cách mạng nhưng lại chọn cái việc “dễ” làm nhất là “tẩy chay” chứng tỏ họ vừa (não) ngắn vừa bất lực. Mà thôi, có tẩy chay, có làm phiếu không hợp lệ, có phát động phong trào thì cuối cùng 98,77% cử tri đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Nhà nước đã trao cho các vị quyền bầu cử, để các vị khai thác quyền cử tri của mình, nhưng chính các vị đã tự nguyện từ chối quyền công dân của mình. Đi bầu cử để sau này có gì không vừa lòng có thể túm cổ cái ông/bà mà mình đã bầu cho và nói rằng “Tui bầu cho ông/bà, giờ tui yêu cầu ông/bà phải truyền đạt đến quốc hội ý kiến này của tui”. Còn không đi bầu cử, thì có nghĩa là sau này các vị chả có quyền hành gì yêu cầu người ta phải thế này thế này. Tự mình không tôn trọng quyền công dân của mình thì đừng mở mồm ra hô hào đòi quyền cho người khác.


Mà thôi, không có mợ thì chợ vẫn cứ đông mà. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét