Bà mẹ quốc dân đang mơ về chế độ cũ
Chị
Hoàng Mỹ Uyên – chủ quán café ở thành phố Hồ Chí Minh mới trở hình mẫu “bà mẹ
quốc dân” thông qua cuộc biểu tình yêu cá, yêu môi trường ngày 8/5 vừa qua. Tóm
tắt diễn biến sự việc như sau: Sáng ngày
8/5/2016, chị Uyên có mang theo một cháu nhỏ là học sinh lớp 4 tham gia biểu
tình để thể hiện sự quan tâm của mình đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Trong cuộc
biểu tình đông người có xảy ra xô đẩy, chen lấn, chị và cháu bé bị ngã. Ngay lập
tức những hình ảnh này được ghi lại và tràn ngập mạng xã hội. Một số người cho
rằng chị và cháu bé bị công an đánh hội đồng vào đầu !?! Một số khác cho rằng
trong đám đông hỗn độn, chuyện bị xô đẩy là điều bình thường. Tuy nhiên dù chị
và cháu bé bị ngã vì lý do gì thì giờ đây, chị cũng đã trở thành hình mẫu “bà mẹ
quốc dân” ver VietNam.
Chị Uyên và cháu nhỏ
Những
“bà mẹ quốc dân” đem theo con mình đi biểu tình như chị Uyên không hề hiếm. Trước
chị, những “nhà đấu tranh”, “nhà dân chủ” ở Việt Nam đã làm điều này từ rất lâu
rồi. Họ mang con, cháu mình – những đứa trẻ có đứa mới 6 tuổi đi biểu tình, từ
biểu tình chống Trung Quốc, yêu cây xanh đến biểu tình tưởng niệm liệt sĩ hy
sinh. Họ không chỉ mang con mình theo, họ còn đẩy những đứa bé ra tuyến đầu. Những
đứa trẻ tội nghiệp, mặc những chiếc áo được viết vẽ nguệch ngoạc, tay cầm biểu
ngữ chửi chính quyền, miệng hô hào những câu mà có lẽ ở tuổi ấy, các em chưa thể
hiểu mình đang nói những gì. Những đứa bé đang tuổi hồn nhiên thốt ra những lời
lẽ xúc phạm, xỉ vả đến những người đáng tuổi cha tuổi chú, những đứa bé sẵn sàng
lao vào mọi cuộc xô xát vì chúng được bố mẹ dạy rằng cứ sấn tới đi, không ai
dám động vào trẻ con đâu. Những đứa bé ấy được tiêm nhiễm vào đầu tư tưởng chống
chính quyền từ khi chúng còn chưa được học những kiến thức cơ bản về cuộc sống.
(đây mới đích thị là nhồi sọ)
Nhìn
cô bé 10 tuổi - con chị Uyên mồ hôi nhễ nhại, mệt mỏi dưới trời nắng gay gắt,
tôi nhớ đến những đứa trẻ - con của “nhà dân chủ” Thúy Nga. Chị Nga cũng thường
xuyên mang con nhỏ theo trong những cuộc biểu tình, đêm hôm mang 2 đứa trẻ ra vệ
đường nằm ngủ rồi chụp ảnh. Tôi nhớ đến những đứa trẻ là em, là con của “dân
oan” Maria Thúy Nguyễn. Tôi nhớ những đứa trẻ là con của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,
con của Lê Công Định và chợt nhận ra rằng hầu hết những “nhà đấu tranh”, “nhà
dân chủ” ở Việt Nam đều mang theo con mình đi biểu tình. Những đứa trẻ đáng ra
cần phải cắp sách đến trường, học hỏi kiến thức thì lại được những người lớn là
chị, là mẹ, là bà của chúng mang theo trong những cuộc biểu tình, khoác lên
mình chúng những chiếc áo nguệch ngoạc chữ nghĩa, gieo vào đầu chúng những toan
tính đê hèn của người lớn. Những đứa trẻ thay vì được học hát thì lại được học
những câu chửi tục. Những đứa trẻ thay vì vẽ những bức tranh đúng với lứa tuổi
của mình thì lại được mẹ chúng dạy cho cách cầm biểu ngữ chống chính quyền. Những
đứa trẻ ấy thay vì được bảo vệ thì lại bị chính cha mẹ chúng mang ra làm lá chắn
khi có xô xát với lực lượng chức năng. Quyền con người mà cụ thể là quyền trẻ
em của những đứa bé ấy ở đâu ? Người xưa có câu “hổ dữ không ăn thịt con” còn
những vị, toàn là những “nhân sĩ trí thức”, giải thưởng nọ, giải thưởng kia của
nước ngoài mà lại sử dụng con mình làm công cụ để phục vụ cho mưu đồ chính trị.
Thử hỏi còn thứ gì hèn mạt, khốn nạn hơn thế ?
Quay
lại chuyện của “bà mẹ quốc dân”. Tôi cũng là phụ nữ, dù tôi chưa lập gia đình,
chưa có con nhưng có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ không bao giờ mang con mình
ra làm lá chắn. Người ta nói chị Uyên đi biểu tình để đòi hỏi một môi trường sống
trong lành cho con mình. Nếu là tôi, có thể tôi cũng sẽ làm như chị nếu môi trường
sống của con tôi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên tôi sẽ không mang con mình đến một chỗ
xô bồ như thế. Nếu cần phải đấu tranh, tôi sẽ đi một mình. Đó là cách tôi che
chở cho con mình. Đừng ai ngụy biện rằng đó là cách dạy cho đứa trẻ yêu môi trường.
Dạy cho nó bảo vệ môi trường từ những cái nhỏ nhặt nhất như vứt rác đúng nơi
quy định, tái chế rác, sử dụng tiết kiệm điện, nước chứ không ai dạy trẻ nhỏ ra
đường hô hào khi chính đứa bé không hiểu nó đang đi đâu, đang làm gì. Trẻ nhỏ cần
được vui chơi đúng với lứa tuổi của chúng chứ không phải trở thành công cụ,
thành lá chắn cho những ông bố bà mẹ tham gia “đấu tranh”.
“Không
ai tin vào một tình yêu dành cho cá hay môi trường, hay ghê gớm hơn là quê
hương dân tộc, khi thậm chí đến thứ tình cảm nhất đối với con em mình là sự che
chở, cũng không có” – Trích từ facebook Mai Duong
Một số ý kiến khác về sự việc của chị Uyên:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét