Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

NHỮNG TRÍ THỨC CƠ HỘI – MỐI NGUY CỦA ĐẤT NƯỚC




“Bi kịch trí thức dân tộc” là một bài viết của “trí thức” Liên Sơn đăng trên trang Bauxit Việt Nam. Tự nhận mình là một “trí thức”, ông Sơn đã mạt sát những trí thức khác “không cùng quan điểm” với mình bằng những ngôn từ kém trí thức.

Lấy nguồn từ Wikipedia, ông Sơn đã đặt những trí thức không hành nghề “dân chủ” như ông vào một lựa chọn khó khăn khi nói Trí thức là người có kiến thức sâu xa về một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội vào từng thời kỳ. Tầng lớp này có một vai trò lớn trong xã hội, họ nghiên cứu, phân tích, và chỉ trích các cuộc tranh luận cũng như các hoạt động công cộng, để gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội”. Và thông qua đó, “thái độ của họ có thể là ra mặt ủng hộ những dự định cải tổ hay chống chúng ở phương diện chính phủ. Giới trí thức đã tạo ra, hoặc đồng tình hoặc chỉ trích ý thức hệ."

Ông này tự cho rằng ông và các đồng nghiệp của mình là những "trí thức" thức thời đã nhận ra "hướng đi bền vững cho dân tộc nhưng quần chúng không theo". Tại sao lại như vậy ? Tại dân tộc này chỉ có các ông thông tin và thức thời, số còn lại đều ngu si, dốt nát nên không theo các ông ? Hay tại cái sự thức thời ấy chỉ mang lại lợi ích cho một số ít người nên thiên hạ không phục ?

Khi nói đến “trí thức hệ Cộng sản” và “trí thức phục vụ Cách mạng”, phải chăng ông căm thù chế độ này đến mức độ hoang tưởng ? Những người trí thức chân chính (chứ không phải “trí ngủ” như ông) dùng kiến thức chuyên môn của mình để góp phần thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Họ dành thời gian và tâm huyết của mình để học tập và nghiên cứu chuyên môn. Chỉ có những “trí ngủ” như ông, như  Xuân Diện, như Quang A, như Chu Hảo mới vì lợi ích cá nhân mà dùng uy tín của mình để phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu. Chế độ Cộng sản không tước đi cái tôi cá nhân của bất kỳ ai, chế độ này đề cao tính tập thể, có nghĩa là nếu bạn làm gì, bạn cũng nên đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân mình. Tiếc rằng những kẻ ích kỷ, chỉ biết đến bản thân như các ông sẽ không bao giờ hiểu được điều này. 

Có lẽ ông cũng thuộc dạng tâm thần chính trị, điên cuồng chống phá chê độ như Lê Thăng Long, như Huỳnh Ngọc Chênh nên đối với các ông, tất cả những ai không đi theo con đường của các ông đều là những "con cừu kêu be be" theo chế độ. Các ông không lôi kéo được họ vào con đường chính trị của mình, hay nói theo giọng của ông là không "be be" theo luận điệu của các ông, thì các ông chuyển sang mạt sát họ. Thành thực mà nói, xét về tri thức hay trí tuệ, chưa chắc các ông đã bằng người ta. Những kẻ cơ hội khôn lỏi chuyên phá hoại như các ông không đủ khả năng để “dạy” người ta phải làm thế này hay thế kia.

Đọc bài viết của ông Sơn, tôi nhớ đến một vị trí thức trẻ nào đó được ông Hoàng Hưng nhắc đến có nói “Chú có biết chỉ 4 chữ mà nói lên được tinh thần chủ yếu của cái mà ta cần thoát không ?” “Đó là bốn chữ Đền ơn đáp nghĩa”. Không biết trí thức này là trí thức nào mà mất gốc đến thế. "Đền ơn đáp nghĩa" không phải là bị níu kéo bởi quá khứ, đó là một việc hết sức nhân tính mà bất cứ nền văn hóa nào cũng phải tôn trọng. Con người ở trong xã hội là ở trong một mối quan hệ tổng hòa mà người này đều giúp ích cho nhiều người khác và ngược lại. Truyền thống "đền ơn đáp nghĩa" chính là sự kết nối giữa người với người trong xã hội. Xóa bỏ truyền thống này thì con người không còn là con người nữa. Có phải "trí thức trẻ" này định mang mấy cái lý thuyết Tây học về Việt Nam, gột rửa hết nhân tính rồi nhào nặn người Việt thành cỗ máy hay là thú vật, xóa hết quá khứ, xóa hết mối quan hệ, để trở thành những con cừu chỉ còn biết ngoan ngoãn gặm cỏ và để lũ trí thức nửa vời như các vị dẫn dắt vào chuồng. Những người như các ông và như vị “trí thức trẻ” Tây học kia mới chính là “bi kịch của dân tộc”.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét