Lịch sử: Đài Á Châu tự do hay còn được biết đến với cái tên đài RFA. Đài này là cơ quan truyền thông được thành lập trong thời gian Chiến tranh lạnh (1950), dưới sự quản lý của CIA, với mục tiêu chính là tuyên truyền đường lối của Mỹ bằng tiếng địa phương đến các quốc gia Mỹ xem là kẻ thù, tức các nước xã hội chủ nghĩa thời đó. Năm 1971 CIA chuyển quyền điều hành đài RFA sang cơ quan có tên là Board of International Broadcasting (BIB) do tổng thống Mỹ bổ nhiệm và chỉ đạo. Đến năm 1994, Quốc hội Mỹ thông qua dự luật truyền thông quốc tế, và RFA chính thức trở thành một công ty tư nhân.
Hiện tại: Dù đứng trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng ngân sách của đài Á châu Tự do lại được tài trợ bởi một quỹ hàng năm của liên bang do Hội đồng quản trị Phát thanh điều hành (Broadcasting Board of Governors hay BBG). Hội đồng quản trị này phục vụ như ban giám đốc của Đài Á châu Tự do, trao và giám sát quỹ cho Đài Á châu Tự do.
Kỳ vọng: "Thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ bằng phát thanh các thông tin và tin tức chính xác và khách quan về Hoa Kỳ và thế giới đến bạn nghe đài tại hải ngoại.
Thực tế: Tính chính xác của đài này được thể hiện ở chỗ khi viết bài về một quốc gia ngoài nước Mỹ như Việt Nam chẳng hạn, đài này không cần phóng viên, cũng chẳng cần cộng tác viên những vẫn biên tập được những bài viết tường thuật về tình hình của đất nước đó. Nếu như những thông tin hành lang kiểu như ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) bị chặt tay khi đang thụ án trong tù được RFA tung hô bằng một loạt bài nhằm khẳng rằng Việt Nam không có nhân quyền thì việc lính Mỹ hành hạ, ngược đãi những tù nhân ở nhà tù Goantanamo rất “có nhân quyền” nên không được đài này đề cập đến.
Đài Á Châu Tự Do được quảng cáo rằng: “thành lập với mục đích cổ vũ cho quyền tự do bày tỏ ý kiến và quan điểm, đồng thời tạo dựng một diễn đàn cho những tiếng nói khác nhau.” Và “quy tắc đạo đức nghề nghiệp” được chính RFA đưa ra là “phổ biến tin tức chính xác, trung thực và hữu ích, không tuyên truyền, không bè phái, không đả phá một chính phủ, cá nhân hay bất kỳ quốc gia nào”. Nhưng sự thật thì: Quyền tự do bày tỏ ý kiến chỉ dành cho những cá nhân có cùng quan điểm với nhà đài còn những cá nhân khác không cùng quan điểm, đương nhiên không có quyền tự do bày tỏ ý kiến. Thậm chí những cá nhân “khác biệt” với nhà đài không những bị đả phá mà còn bị xúc phạm danh dự một cách trắng trợn dưới những bài viết “không phản ánh quan điểm của RFA” nhưng lại được ung dung ngồi lên trang chính như bài “Ông Trần Nhật Quang chửi ai” vừa được đăng cách đây vài ngày.
VÀ NHỮNG NHẬN XÉT VỀ RFA
Nói về RFA, bà Catharin Dalpino thuộc Viện Brookings, từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao của Clinton với tư cách phụ tá Phó Bộ trưởng đặc trách về nhân quyền, đã gọi Đài Á châu Tự do là "một sự lãng phí tiền bạc". Bà cũng nói "Bất cứ nơi đâu chúng ta cảm thấy có một kẻ thù tư tưởng, chúng ta sẽ có ngay một Đài Gì đó Tự do". Bà đã đọc qua các bài viết phát thanh của Đài Á châu Tự do và thấy cách tường thuật của đài là không cân bằng. "Họ dựa quá nặng vào các tường thuật bởi và về các người bất đồng chính kiến sống lưu vong. Nó không giống là tường thuật những gì đang xảy ra tại một quốc gia. Thường thường nó đọc giống như là một sách giáo khoa về dân chủ, điều đó cũng được đi, nhưng thậm chí đến cả một người Mỹ cũng nghĩ đó là tuyên truyền không hơn không kém."
Khi đài Âu châu tự do, một cơ quan tuyên truyền chị em với đài Á châu tự do – RFA đóng cửa, một bình luận gia Hy Lạp viết như sau: "Đây là một tin vui và cũng là một tin buồn. Vui là vì người Macedonia không phải bị tra tấn bằng những bản tin chống Macedonia qua chính ngôn ngữ của họ từ một tổ chức có mục tiêu chính là yểm trợ lật đổ chế độ và làm phân hóa tình đoàn kết dân tộc. Buồn là vì một số người phải mất công ăn việc làm, không còn cơ hội làm tôi tớ cho ngoại bang nữa. Tôi luôn nghi ngờ động cơ của đài Âu châu tự do, vì nó thể hiện quyền lợi của CIA và Bộ ngoại giao Mỹ".
…..
Và nếu Đài Á châu tự do – RFA bị đóng cửa, tôi sẽ ăn mừng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét