Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Tổng kết năm nhân quyền 2014

Năm 2014 được các nhà rân chủ đặt cho cái tên mỹ miều “năm nhân quyền” với hy vọng về một năm bùng nổ, bùng cháy, bùng phát… nhưng năm mới đã sang, nhìn lại năm cũ người ta chỉ thấy một đám bùng nhùng đang đấu đá lẫn nhau. Dưới đây là 10 tiết mục đặc sắc mà làng rân chủ đã cống hiến cho khán thính giả suốt một năm vừa qua.

1.     Chơi trội đầu năm

Đầu xuân năm mới khi người người đang vui tết, nhà nhà đang sum vầy thì mùng 4 tết Giáp Ngọ (03/02/2014), ngài “chính vương” tự xưng Nguyễn Doãn Kiên cùng 3 vị “đại hộ pháp” lấy danh nghĩa đệ tử pháp luân công đã lăm lăm cầm búa tiến về phía Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh với mục đích…phá Lăng. Sự kiện “kinh thiên động địa” trên đã khiến tên tuổi của Nguyễn Doãn Kiên nổi như cồn, từ BBC, RFA cho đến các nhà rân chủ cuội đều hết lời ca ngợi. Thậm chí người ta còn vin vào đấy để kết luận rằng “nhân dân đang mất niềm tin”, bla…bla…bla. Không rõ Kiên đã “ảo tưởng sức mạnh” hay cố tình làm trò để đánh bóng tên tuổi nhưng bản án 6 năm tù đủ để khiến cho sự nghiệp “đấu tranh” của Kiên sụp đổ.


2.     Sáng tạo không ngừng nghỉ

Rút kinh nghiệm từ những cuộc biểu tình thất bại trước đó, nay các nhà rân chủ đã sáng tạo ra một mốt mới mang tên tưởng niệm liệt sĩ hòng kiếm ăn trên sự hy sinh của người khác. Trong khi những người dân bình thường chọn cách tưởng niệm lặng lẽ thì các nhà rân chủ phải tổ chức nó thành sự kiện, phải mời phóng viên nước ngoài đến để quay phim. Trong buổi tụ tập được gọi là “Tưởng niệm Liệt sĩ biên giới phía Bắc” diễn ra vào ngày 16/02, một vài nhà rân chủ đã cao hứng cất giọng “tui là cựu chiến binh biên giới” nhằm kể lể tui có có công bảo vệ chủ quyền nhưng nhà nước không quan tâm tới tui… Tuy nhiên các vị “cựu chiến binh” rân chủ ấy lại cứng họng trước những câu hỏi đơn giản như tham gia trận đánh nào, thuộc đơn vị nào, chỉ huy là ai của bác Thạch Già và bác Thắng Còng – hai cựu chiến binh đã vào sinh ra tử trong cuộc chiến biên giới phía Bắc. Thật đúng là “Chuột chù đứng ở vườn hoa. Soi gương đánh phấn vẫn ra chuột chù”.


3.     Yêu nước kiểu “trốn thuế”

Nhắc đến kiểu “iêu nước – trốn thuế” này ta không thể không nhắc tới cái tên Lê Quốc Quân. Ông này là nhà rân chủ đầu tiên mở hàng cho lời kêu gọi “không nộp thuế” của Nguyễn Lân Thắng. Sự kiện ông Quân bị bắt là cái cớ tuyệt vời để tổ chức biểu tình. Nếu như ở phiên tòa sơ thẩm là cuộc biểu dương lực lượng do các nhà rân chủ khởi xướng vào ngày 2/10/2013 đã thất bại thảm hại, khiến Mẹ Nấm Gấu phải thốt lên một câu thơ đậm mùi bất lực: “Nội lực không có, ngoại lực tùy theo hướng gió. Chúng ta sống thua con chó”. Thì ở phiên tòa phúc thẩm lần này lại là màn trình diễn của các linh mục Giáo sứ Thái Hà. Lần này các giáo dân “tốt đời đẹp đạo” đã được huy động hết công suất vào một cuộc biểu tình trước cổng Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của các nhà rân chủ và các báo chống cộng, Lê Quốc Quân vẫn được tuyên án 30 tháng cơm tù, truy nộp hơn 645 triệu đồng tiền thuế và nộp phạt 1,29 tỷ đồng. Nghe thì có vẻ lớn nhưng thực ra những con số này chẳng thấm vào đâu so với khối tài sản hàng chục tỷ đồng của ông Quân. Chắc hẳn đây là động lực lớn lao của nhiều người khi bước vào con đường rân chủ.


4.     Cảm ơn Trung Quốc

Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam đã khiến cả dân tộc như rực lửa. Nhân danh “iêu nước”, các nhà rân chủ lại tổ chức biểu tình. Tại miền Bắc, họ tổ chức biểu tình trước cửa đại sứ quán Trung Quốc với những bằng rôn, khẩu hiệu đòi thả Bùi Hằng, Lê Quốc Quân. Ở miền Nam, họ kích động công nhân biểu tình bạo lực, đập phá nhà máy…. Trên khắp các diễn đàn, trang mạng, họ rêu rao rằng đất nước đang lâm nguy bởi chính phủ đã bắt giam nhiều nhà rân chủ “nhà iêu nước” nên bây giờ không có ai… chống Trung Quốc. Thế rồi một ngày nọ khi Trung Quốc lặng lẽ rút giàn khoan về nước, họ ngậm ngùi, họ xót xa. Ông giáo sư  Tương Lai thì viết bài “Cảm ơn cái giàn khoan”, với hy vọng về một cuộc cách mạng nhung, trong đó, nước Mỹ sẽ chìa bàn tay hào hiệp và lẫm liệt để cưu mang dân tộc Việt Nam. Ông Nguyên Ngọc hào hứng với chủ đề Thoát Trung – Thoát Cộng – Thoát Á thì bày tỏ “tôi sợ nhất là nó….lẳng lặng rút đi”. Có lẽ ông cho rằng nó có rút cũng phải rùm beng, phải la làng lên rằng “dân Việt Nam biểu tình ghê quá, ngộ sợ, ngộ phải rút lui” để cho thiên hạ người ta thấy cái công lao biểu tình của các vị.

5.     Điều trần

Các nhà rân chủ đã rất nỗ lực phản đối việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân Quyền LHQ bằng những hành động như leo tường, đu cổng vào các tổ chức quốc tế nhằm chứng minh Việt Nam không đủ tư cách tham gia vào hội đồng này. Ấy thế mà khi Việt Nam trúng cử với số phiếu cao nhất, lưỡi của họ uốn thành “vì Việt Nam vi phạm nhân quyền nên mới trúng cử”. Và để chứng minh cho luận điều này, họ đã cất công tổ chức hẳn một đoàn tham gia vào phiên điều trần của Việt Nam trước Hội đồng Nhân Quyền LHQ. Tuy nhiên lại một lần nữa bản báo cáo của Việt Nam được thông qua, khiến các nhà rân chủ lại có cớ để ở lại Mỹ “vận động hành lang”.



6.     Nội chiến rân chủ

Mở đầu là cuộc khẩu chiến giữa ông Ngô Nhật Đăng và ông Phạm Chí Dũng trong hội nhà báo độc lập. Khi tiếng bấc ném qua, tiếng chì ném lại, mà ông nào cũng có một lượng fan hâm mộ hùng hậu đã dẫn đến một cuộc chiến phe cánh đẫm chữ. Dù chưa rõ kẻ thắng người thua nhưng thiên hạ cũng đã được một phen mãn nhãn với cái gọi là “văn hóa rân chủ”

Hội nhà báo độc lập chưa yên thì hội bầu bí tương thân đã có chuyện. Số là ông Nguyễn Tường Thụy trong lúc chi tiêu, làm sổ sách đã viết nhầm một con số 0 khiến cho số tiền chi cho mỗi dân oan chỉ là 200.000đ bị biến thành 2.000.000đ. Nghe thiên hạ kháo nhau, người cố tình phanh phui vụ “nhầm lẫn” này là vợ chồng nhà Nhân – Quyền hòng đá đít ông Thụy, độc chiếm hội bầu bí tương thân. Chắc hẳn đây là lý do khiến ông này phải vào Nam lánh nạn.

Tiếp đến là câu chuyện của ban admin “Nhật ký yêu nước” (Mỹ). Ở đây, cô Đoan Trang – một nhà rân chủ nhan hiểm có tiếng đã “dìm hàng” nhiều nhà rân chủ khác như Bùi Hằng, Nguyễn Lân Thắng, Người Buôn Gió…. Theo lý lẽ của cô thì những người này “thổ thiển thế nào ấy” nên không hợp để làm biểu tượng cho phong trào đấu tranh. Vụ việc này vỡ lở, Nguyễn Lân Thắng biết những đành nuốt cục tức vào trong vì anh ta hiểu động đến Đoan Trang – cục cưng của Trinh Hội Việt Tân thì đời anh ta coi như tàn.


7.     Bạch hóa….wiki.

Kể từ khi Trung Quốc rút giàn khoan, các nhà rân chủ không còn cớ gì để hô hào biểu tình iêu nước. Vậy nên khi vớ được bài viết mang tính chất giải trí trên trang Kami nguoiduatin, họ đã vội vàng đem về xào nấu, chế biến thành bản “Yêu cầu bạch hóa hội nghị Thành Đô” cùng phong trào “Tôi muốn biết” với lý do tại hội nghị Thành Đô năm 1990, chính phủ Việt Nam đã ký kết 1 hiệp ước bí mật với Trung Quốc: đến năm 2020 Việt Nam sẽ sát nhập vào Trung Quốc. Ở trên mạng, phong trào “Tôi muốn biết” đã được đông đảo các nhà rân chủ hưởng ứng, tuy nhiên khi chủ xị - cô Nguyễn Hoàng Vi, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đưa nó ra thực tế bằng một buổi đi đưa kiến nghị thì chẳng có ai tham gia. Ở miền Bắc, ông Xuân Diện được bầu chọn những đã nhanh chân lủi mất, chỉ còn “con bò” Nguyễn Tường Thụy và “con ếch” Trương Văn Dũng (biệt danh mà các ông này tự đặt cho nhau) dẫn đầu 5, 6 bà “dân oan” đến đưa kiến nghị. Ở miền Nam thì đám rân chủ đã bỏ mặc mấy bà “dân oan” đứng chờ từ sáng đến trưa. Phong trào bạch hóa kết thúc với câu nói của ngài thủ tướng tâm thần Châu Xuân Nguyễn – đến trẻ con còn biết đây là trò đùa thế mà những kẻ lớn đâu như mẹ nấm lại cứ đâm đầu vào. Theo tôi thì tư duy của Mẹ Nấm Gấu chắc chắn là hơn hẳn trẻ con, vậy nên biết giả mà cứ đâm đầu vào thì chắc hẳn là phải có lý do, Mẹ Nấm nhỉ ?



8.     Xuất khẩu rân chủ

Năm 2014 đánh dấu sự lên ngôi của lĩnh vực xuất khẩu rân chủ. Nhiều nhà rân chủ tầm cỡ được biết đến với quá trình “đấu tranh” dài hơi đã được xuất khẩu theo đơn đặt hàng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Đánh dấu một dấu mốc thành công trong sự nghiệp đấu tranh rân chủ của họ.

Đầu tiên là sự xuất ngoại của vợ chồng tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Chính phủ Mỹ đã rất quan tâm đến ông sau sự kiện ông tuyệt thực nhiều tháng trời trong tù mà vẫn nặng đến 92kg. Vì vậy, bằng nhiều cách, ngày 7/4 các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa vợ chồng sang Mỹ nhằm phục vụ cho công cuộc nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra cách để duy trì sự sống và sức khỏe mà không cần ăn.


Không rõ cô Phạm Đoan Trang có ích lợi gì cho khoa học hay không nhưng chỉ sau 2 chuyến quốc tế vận tại Hoa Kỳ và Thụy Sỹ, cô Đoan Trang đã nhanh chân xin được một xuất “nghiên cứu” ở một trường đại học Nam California. Tại đây, trong sự bao bọc của Việt Tân, cô Đoan Trang đã được sống trong một căn biệt thự xinh đẹp để tiện cho việc đấu tranh rân chủ tại Việt Nam.


Đơn hàng cuối cùng được xuất đi trong năm nay là ông Nguyễn Văn Hải hay còn gọi là Hải Điếu Cày, sau sự kiện “mất tay”, ông đổi tên thành Hải cụt. Sau này khi biết tin mình được đi Mĩ, ông Hải đã nhanh chóng “mọc tay” để…lên hình cho nó đẹp. Sự kiện này đã làm điên đầu các nhà khoa học, và cho đến nay người ta vẫn chưa thể tìm ra lời giải thích cho hiện tượng mọc tay và khả năng làm thơ khi chỉ số đường trong máu bằng 0 của Điếu Cày.



Trong thời gian chờ nghiên cứu, ông này đã được cưu mang bởi cộng đồng cờ vàng tại Mỹ, tuy nhiên ông lại tỏ ra khá cứng trong chuyện lá cờ. Nhưng tiếc rằng, chỉ vài ngày sau đó, trước làn sóng tẩy chay ngày càng lớn, Điếu Cày đã không thể giữ vững quan điểm khi ngoan ngoan đeo lên cổ chiếc khăn mang biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ. Đánh dấu ngày ông chính thức ra nhập binh đoàn chống cộng cực đoan.

9.     Tuyệt thực

Không rõ từ bao giờ tuyệt thực đã trở thành phương pháp đấu tranh được ưa chuộng nhất trong làng rân chủ. Khi các “đại tù nhân” đang ở trong tù nhưng Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Bùi Hằng, Lê Quốc Quân có phong trào “tuyệt thực cơm tù” và chỉ ăn đồ ăn do gia đình tiếp tế thì các nhà rân chủ bên ngoài có phong trào “tuyệt thực theo giờ” và “tuyệt thực tại gia”, thể hiện qua việc cầm một tờ giấy tuyên bố tuyệt thực rồi chụp ảnh. Đây quả là những sáng tạo kinh dị, không hiểu sau này, các vị ấy sẽ còn phát minh ra những chiêu trò gì.



10.         Rân chủ nhập kho

Cuối năm 2013, Việt Nam cùng số phiếu cao nhất đã bước chân vào Hội đồng Nhân Quyền LHQ. Vì vậy năm nhân quyền 2014, chính phủ Việt Nam đã rất vất vả trong việc dạy cho các nhà rân chủ một bài học về nhân quyền. Lần lượt các nhà rân chủ phạm tội, từ có số đến không số đều được mặc pijama kẻ sọc như nhau.

Đầu tiên là “Người đàn bà của năm” Bùi Thị Minh Hằng (cuộc thi Huê hậu do làng rân chủ tổ chức năm 2011) – người đã từng nhiều lần vào tù ra trại với nhiều tội danh khác nhau. Tuy nhiên với bản tính giang hồ vốn có, mới đây Bùi Hằng tiếp tục được “nhập kho” với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Khác với những lần vào tù trước, lần này Bùi Hằng – một nhà rân chủ đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ anh em, đồng nghiệp. Những buổi café thỉnh nguyện thư liên tục được tổ chức với sự tham gia của gần chục người. Làng rân chủ cũng thường xuyên đưa ra những lời đe dọa sẽ làm “Hà Nội có biến” nếu không thả Bùi Hằng. Sự kiện này đã làm khuấy đảo cộng đồng mạng suốt một thời gian dài kể từ khi Bùi Hằng bị bắt cho đến lúc tuyên án. Nhờ có sự kiện này mà cậu con trai nghiện ngập Bùi Trung đã đặt được một chân vào làng rân chủ, sống dưới sự bao bọc của tổ chức Voice – một tổ chức made in Viet Tan.  

Tiếp đến là các blogger có tiếng như Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh, blogger Hồng Lê, blogger Bọ Lập – Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa, blogger Nguyễn Đình Ngọc -  người được biết đến với cái tên Nguyễn Ngọc Già – một cây bút chuyên viết cho RFA và danlambao.

Sự kiện này cho thấy dường như chính phủ Việt Nam đang mạnh tay hơn với các nhà rân chủ. Điều này khiến không ít người lo lắng, những cuộc bình luận xem ai sẽ là người tiếp theo luôn sôi động, Nguyễn Quang A, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Xuân Diện Hán nôm ? Ai sẽ là cái tên tiếp theo được xướng ? Khó đoán nhưng có lẽ đã đến lúc các nhà rân chủ Việt Nam cần phải học cách chịu trách nhiệm về những lời nói của mình trên mạng xã hội.


Năm nhân quyền 2014 đã chính thức khép lại. Hy vọng năm mới, các nhà rân chủ sẽ không làm dân tình phát hoảng vì những “tối tạo” mới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét