Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

“DÂN CHỦ” VIỆT CHƠI TRÒ “KHÔNG BÁN NƯỚC”



“Không bán nước” là một ý tưởng được ông chủ Dân làm báo Vũ Đông Hà “nhập khẩu” từ Zinbabwe với kỳ vọng sẽ thổi một luồng gió mới lạ vào làng “dân chủ” Việt đang đầy oán khí của những scandal tiền – tình bị phanh phui. Kế hoạch nghe có vẻ hoành tráng nhưng lại chết yểu ngay khi mới khai sinh. Bởi lẽ “Việt Nam hiếm BÒ vô cùng và các anh chị dân chủ xứ Việt sang chảnh lắm, không chịu chơi trò NÔNG DÂN đâu.”

Với tài năng của mình, Vũ Đông Hà đã vẽ lên một dự án như mơ khiến không ít người ảo tưởng vào một tương lai tươi sáng cho làng dân chủ Việt. Các nhà dân chủ ào ạt hưởng ứng, trong Nam thì có Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chủ trò, ngoài Bắc thì có Phạm Thanh Nghiên cùng đám Bình Nhì, Bạch Hồng Quyền, Trương Văn Dũng, “Ngủ Chưa say”. Dự án này cũng được PR khá rầm rộ trên Dân làm báo và các trang tin của Mạng lưới blogger Việt Nam như một ý tưởng sáng tạo, thể hiện được mục tiêu “phản kháng”, “tố cáo” mà không gặp phải sự sách nhiễu từ chính quyền. Thậm chí đài Đáp lời sông núi của Việt Tân còn cất công làm hẳn một phóng sự mang tên “SINH VIÊN HÀ NỘI HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO "KHÔNG BÁN NƯỚC" vì có Ngủ Chưa Say là sinh viên duy nhất tham gia trò chơi này, phỏng vấn Trương Văn Dũng - được lăng xê là người phát động phong trào này.

Nghe thì hoánh trán chứ thực chất “KHÔNG BÁN NƯỚC” chỉ là trò chơi được ông chủ Dân làm báo Vũ Đông Hà vay mượn, chắp vá từ những hoạt động của “Cuộc cách mạng của Sợ Hãi” của Phong trào phản kháng Thay đổi Dân chủ của Zimbabwe bằng việc truyền thông điệp qua việc sáng tạo ra các trò chơi hấp dẫn thu hút giới trẻ, dân chúng tham gia nhằm chế giễu chính quyền và phía chính quyền bất lực, không thể xử lý được kẻ làm trò, tạo hiệu ứng vè một “phong trào phản kháng rộng khắp” với “lực lượng rộng khắp” khiến chính quyền “ không còn có thể biết đích xác ai là những người khởi xướng, bắt nguồn từ đâu, chỉ hiện hữu những người hưởng ứng, bắt chước”. Mục tiêu dự án được Vũ Đông Hà khai thác ở đây là “Chiến lược gầy dựng SỐ ĐÔNG nhân sự cho phong trào với chiến thuật là tạo sự tham gia xây dựng biểu tượng cùng phương thức là trò chơi tinh nghịch nhằm thu hút giới trẻ.”

Thực tế bao giờ cũng khác xa với kế hoạch, dù được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng mới ở Việt Nam nhưng cũng như các dự án “tầm cỡ” khác, trò chơi này chỉ là cái cớ để người ta lại được giải ngân ngân sách. Từ Hà Nội, Hải Phòng cho đến Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh, mỗi một lần tổ chức chỉ có vài anh chị kéo nhau ra công viên diễn vài trò để quay phim, chụp ảnh rồi lại kéo nhau. Khi quảng cáo rầm rộ là thế, ấy thế mà khi vào thực tiễn đến nửa tấm hình tìm cũng không có. Càng ngày sự bế tắc càng bộc lộ, Mạng lưới blogger Việt Nam đã sớm được khai tử khi “mối tình” giữa hai ông chủ chính là Trịnh Hội và Vũ Đông Hà tan vỡ. Phía Trịnh Hội, Đoan Trang gần như vứt bỏ đứa con Mạng lưới blogger Việt Nam cho Vũ Đông Hà muốn làm gì thì làm, khi nào cần dùng tên bổ sung cho “các tổ chức Xã hội dân sự” thì mới hỏi đến. Ngoài Nguyễn Chí Đức công khai rút tên khỏi Mạng lưới blogger Việt Nam thì phần lớn các thành phần khác xem ra đều đã rút lui trong im lặng. Thành phần chủ chốt, có tí tư duy của Mạng lưới blogger Việt Nam là Mẹ Nấm Gấu và vợ chồng Paoblo Thành Nguyễn đã bị dính vố thê thảm sau dự án “Stop police killing civilians”, và xem ra thành phần được Vũ Đông Hà o bế này không được lòng các zận chủ khác, thậm chí còn bị tố cáo phe cánh, tiêu diệt đồng bọn, đâm sau lưng chiến sỹ.


Thất bại là vậy, thê thảm là vậy nhưng đã thành “phong cách” nên Việt Tân vẫn cứ đều đặn cho là lò các dự án, hội nhóm tầm cỡ “cuộc tế”. Các dự án này thành công hay thất bại không quan trọng, cái chính là có cái danh để sau này tiện mang ra nước ngoài khoe khoang. Thế mới có chuyện cuộc họp của các tổ chức Xã hội dân sự Việt nam ở nhà thờ Kỳ Đồng chỉ là một cái bàn tròn với vài mống người tham gia mà chi chít bảng tên các “tổ chức XHDS”, đại diện và thành viên mỗi tổ chức cho chỉ cần 1 người là…ĐỦ! Từ những “bàn tròn” này, các dự án “tầm cỡ” cứ lần lượt ra đời nhưng “dự án” phải kiếm được tiền thì mới có người tham gia. Chắc “KHÔNG BÁN NƯỚC” không có tiền nên chẳng nhà dân chủ nào tham gia. 

2 nhận xét:

  1. Lúc đầu phong trào này bắt đầu bằng những hành động của Thanh Nghiên và Mẹ Nấm Gấu với khẩu hiệu "không bán nước mà phát miễn phí". Nếu theo nghĩa đen thì mọi người sẽ tưởng đây là người tốt, thương người đi đường khát nước. Theo nghĩa bóng thì mọi người thường để ý vế đầu "không bán nước" và tưởng người này yêu nước lắm nhưng thực chất thì 2 con người này còn cho không, không cần gì, kiểu hiến dâng vô điều kiện, vậy thì yêu nước ở điểm nào

    Trả lờiXóa
  2. Không bán nước mà cho không thôi, đúng là ý tưởng điên rồ, lại còn coi đây là hành động yêu nước nữa chứ, ko ai ủng hộ là đúng rồi

    Trả lờiXóa