Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Đinh Nhật Uy – hãy ngưng ảo tưởng



Đinh Nhật Uy là anh trai của Đinh Nguyên Kha, 2 anh em Uy – Kha là những “nhà dân chủ” có tiếng cùng thời với cô Phương Uyên. Cách đây vài năm, anh em nhà này đã được mời đi ăn cơm tù ít bữa vì  đã “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Có vẻ như thời gian ăn cơm tù, mặc áo kẻ chưa đủ để khiến 2 anh em nhà này tỉnh ngộ nên sau khi ra tù Uy tiếp tục con đường đấu tranh kiếm cơm trên facebook. Mới đây, anh này được công an tỉnh Long An gửi giấy mời lên gặp mặt cho đỡ nhớ. Đáp lại tấm ân tình của công an tỉnh Long An, anh Uy đã viết hẳn 1 lá thư dài mà đọc từ đầu đến cuối vẫn chưa hiểu anh muốn nói cái gì.

Đầu tiên anh viết: “Trưa ngày 18/07/2014 tôi rất bất ngờ khi nhận một giấy mời của phòng an ninh điều tra công an tỉnh Long An với lý do là “Làm việc về việc sử dụng trang Facebook cá nhân”. Tôi nghĩ anh Uy không nhất thiết phải giả vờ “bất ngờ” vậy đâu. Bản thân anh và nhiều xuyên tạc viên khác thừa biết anh chị chém cái gì trên faceboo. Bản thân đã là một tờ giấy bẩn thì đừng cố tỏ ra sạch sẽ anh Uy ạ.

Anh viết tiếp Facebook là một trang mạng xã hội phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Luật pháp Việt Nam không có điều nào cấm người dân tham gia Facebook, do đó việc đăng ký và sử dụng trang Facebook cá nhân không phải là một cái tội để cơ quan an ninh gọi lên làm việc.” Anh nói câu này chuẩn cơm mẹ nấu luôn. Pháp luật Việt Nam không cấm anh dùng facebook cũng chẳng cấm chúng tôi dùng facebook. Nhưng dùng như thế nào mà để công an gọi lên thì anh phải tự xem lại cách ăn ở của mình thôi. Hàng chục triệu đồng bào của anh dùng facebook, chỉ một vài thành phần nổi bật được mời lên, ắt hẳn phải có lý do. Nhiều thanh niên đã được mời đi ăn cơm tù từ những hành vi trên facebook. Kính link để anh coi cho đỡ quên.

Theo anh Uy thì Trên một khía cạnh nào đó nó (facebook của anh) mang tính riêng tư như thư tín cá nhân, và vì thế được bảo vệ theo Điều 21 của Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.” Nói cách khác, cơ quan an ninh điều tra không có quyền kiểm tra trang Facebook cá nhân của tôi.” Nhưng chắc anh Uy chưa biết khoản 2 điều 140 chương XII Bộ luật tố tụng hình sự có viết rằng “Khi cần phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm”. Vậy nên cái bí mật cá nhân của anh chẳng là cái dẹo gì đâu mà tinh tướng.

Anh tiếp tục chém gió rằng “Việc chia sẻ trên trang Facebook cá nhân những suy nghĩ và nhận định cá nhân về các đề tài kinh tế, chính trị hay xã hội là hoàn toàn phù hợp với quyền tự do ngôn luận, tự do thông được quy định rõ trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, cũng như trong Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam đã ký kết.” Luật Việt Nam chưa thạo mà đã bày đặt trích Công ước Quốc tế. Nói để anh Uy hay nhé, ở khoản 3 Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị viết “Việc sử dụng quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền bị giới hạn bởi:
a.     Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người khác.
b.     Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.
Chẳng có nhà nước nào cho phép anh mở mồm nói tất cả những gì anh thích đâu. Không tin ư ? Hỏi Edward Snowden để biết thêm thông tin chi tiết nhé.


Anh tự tin khẳng định rằng việc anh sử dụng facebook là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế. Thế thì việc quái gì anh phải sợ người ta mời anh lên làm việc. Anh khẳng định mình đúng thì cứ lên gặp người ta đi, uống cho thật nhiều nước chè vào cho họ tốn chè, tốn nước, đòi luôn cả tiền xăng xe đi lại nữa. Không có tật thì sao phải giật mình, anh Uy nhỉ ?

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Những luật sư “dân chủ” cái gì cũng giỏi ngoại trừ luật


Chiều 8/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc thị sát bất ngờ phố cổ Hội An, trò chuyện thân mật với bà con nơi đây. Hình ảnh về chuyến thăm bất ngờ của Thủ tướng nhanh chóng tràn ngập báo chí và mạng xã hội, trong đó có những bức ảnh về dàn xe Chính phủ trong phố cổ Hội An. Có rất nhiều ý kiến vào ra xung quanh những hình ảnh này. Dân thường không rõ luật nên hiểu lầm đã đành, đằng này có những luật sư, mà còn hẳn là luật sư “dân chủ” nhưng những điều cơ bản của Luật giao thông đường bộ cũng không nắm rõ, xem ra họ rất giỏi trong nhiều lĩnh vực: từ quyền con người, bảo vệ môi trường, cho đến đấu tranh đòi “tự do – dân chủ”…. họ đều giỏi, ngoại trừ luật.

Trên trang facebook của mình, Ls Hải đã đặt câu hỏi: Liệu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nộp phạt như Thủ tướng Hun Sen ? Ý của luật sư muốn so sánh rằng trước đây, thủ tướng Campuchia khi đi đường không đội mũ bảo hiểm (vi phạm luật giao thông) đã nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp phạt như công dân bình thường. Còn thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi trên đoàn xe vào phố đi bộ, như vậy có chấp hành việc nộp phạt hay không ? Ở tường nhà mình, Ls Luân giật tít bài khẳng định luôn là Thủ tướng phạm luật. Ông này còn cho rằng, người đứng đầu Chính phủ cũng là công dân bình thường và phải chấp hành luật Giao thông như công dân khác, nếu sai phải chấp nhận bị xử phạt.


“Điều 22  -  Luật giao thông đường bộ hiện hành quy định: Đoàn xe ưu tiên, trong đó có xe hộ tống cảnh sát dẫn đường không bị hạn chế tốc độ, được đi vào đường ngược chiều và các loại đường khác, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân thủ theo hiệu lệnh của CSGT.”

Như vậy có thể thấy, việc đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (có xe hộ tống của cảnh sát dẫn đoàn) đi vào phố đi bộ Hội An là hoàn toàn không vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Hơn nữa, đây là chuyến thị sát, công cán của Thủ tướng và đoàn tùy tùng, hoàn toàn không phải hoạt động cá nhân nên việc so sánh với lỗi vi phạm giao thông của Thủ tướng Hun Sen hay các công dân tham gia giao thông bình thường khác là hoàn toàn lố bịch, khập khiễng.

Như vậy 2 Ls trên có ý đồ gì khi viết ra những điều trên? Đừng nói luật sư mà lại không biết luật nhé. Tôi thì không nghĩ rằng 2 vị luật sư "danh tiếng" của làng "dân chủ" này không biết những điều khoản đơn giản ấy. Còn mục đích của họ khi viết những điều trên thì chắc hẳn ai cũng hiểu.


P/s: Nếu là Tổng thống Obama chắc hẳn chúng ta sẽ lại thấy những mĩ từ như “giản dị”, “gần gũi” y như đợt ông ấy đến thăm Việt Nam và 30 con phố bị cấm sẽ được xem là “chuyện thường ngày ở huyện”.