Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Không có tật thì sao phải giật mình



Dân gian có câu “có tật giật mình”, ám chỉ những người hay làm việc xấu thường hay bị giật mình bởi câu nói của người khác.
-----------------------------------------------------------------
Mới đây, trong buổi báo cáo với đoàn kiểm tra chuẩn bị cho bầu cử của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử TP Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết: “Ngoài một số trường hợp “tự ứng cử với mục đích khác”, hồ sơ tự ứng cử tăng là điều đáng mừng” vì nó “thể hiện tinh thần dân chủ được đề cao thời gian gần đây và một số người mong muốn đóng góp cho xã hội, đất nước nên tự ứng cử”. Theo đó, “Việc gia tăng số người tự ứng cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn đã được thành phố dự báo trước”.

Tuy nhiên, theo Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia nhận định, “kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn”. Trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội có “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, ngoài nước đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động.”

Chỉ một câu nói ngắn ngắn vậy thôi nhưng cũng đủ làm cho cơ số người giật mình thon thót. Hà Nội có 48 ứng cử viên với nhiều ngành nghề, tuổi tác khác nhau, tuy nhiên chỉ có những ứng viên “dân chủ” phản ứng với phát biểu này, phản ứng gay gắt là đằng khác. Vì sao vậy ? “Một số người” mà tiểu ban an ninh nhắc đến ở đây có thể là bất kỳ ai. Sao những ứng viên “dân chủ” kia cứ phải tự vơ vào mình ? Phải chăng có tật nên mới phải giật mình ?

Quốc gia đại sự không phải chuyện đùa, người ta cũng phải có cơ sở thì mới dám phát ngôn như vậy. Không cần phải là công an, chỉ cần nhìn vào quá trình hoạt động của một số ứng viên tự do là “nhà dân chủ tự xưng” thôi người ta cũng có lý do để nghi ngờ rằng một số ứng viên được chống lưng bởi các tổ chức phản động.

Có nghi ngờ không khi ông Quang A từng tham dự một buổi diễn ca nhạc, đứng dưới cờ vàng chụp ảnh. Có nghi ngờ không khi Nguyễn Đình Hà từng sang Mỹ dưới sự bảo trợ của Voice – một chi nhánh của tổ chức khủng bố Việt Tân để tham dự “điều trần về tự do báo chí ở Việt Nam”. Có nghi ngờ không khi Đăng Bích Phượng thường xuyên trả lời phỏng vấn của BBC tiếng Việt, RFA tiếng Việt – những đài truyền thông chống cộng khét tiếng. Những ứng viên “dân chủ” này thường xuyên tham gia tụ tập trái phép, lê la ở các đại sứ quán hòng cầu viện những nước này sẽ gây áp lực lên chính phủ Việt Nam…..
Nguyễn Quang A và cờ vàng 3 sọc

Ứng viên Nguyễn Đình Hà thứ 2 từ phải sang

Hà Nội có 48 người tự ứng cử, bên cạnh những ứng viên tự do khoác áo dân chủ còn có rất nhiều người khác như giảng viên đại học Bách Khoa ông Nguyễn Hữu Trịnh, phóng viên Nguyễn Doãn Trung, nhà báo Trần Đăng Tuấn, nhà sư Thích Minh Trịnh, đầu bếp Cao Hải Anh, ông Nguyễn Quang Điệp giám đốc công ty bảo vệ,… và nhiều người khác nữa. Tuy nhiên những người này không có phản ứng gì trước những phát biểu của Tiểu ban an ninh, bởi đơn giản họ là cây ngay nên họ không việc gì phải sợ. Những người kia, họ cũng làm đơn tự ứng cử, tuy nhiên họ không ngày ngày lên mạng than thở “tui bị làm khó thế này, tui bị làm khó thế kia”, bởi người ta trong sạch, nên vấn đề hồ sơ, giấy tờ của người ta cũng trong sạch. Duy chỉ có các vị ứng viên “dân chủ” là tối ngày lên mạng khoe khoang, thể hiện rằng mình bị “hạch sách” thì tội tự ứng cử. E rằng mục đích của các ứng viên “dân chủ” khác với những người tự ứng cử còn lại nên mới phải phản ứng kiểu như đỉa dính phải vôi.


Cổ nhân đã dạy “Cây ngay không sợ chết đứng”. Những “ứng viên dân chủ” kia nếu là người ngay thẳng thì việc gì phải sợ vài câu nói vu vơ. Hay cái câu nói “vu vơ” ấy đã vô tình va trúng ai đó ? 

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Học Campuchia – Tại sao không ?




Trong tâm lý của một số người thì đã không học thì thôi, đã học thì phải học những thằng “mạnh” hơn chứ học hỏi từ cái người tạm được cho là “kém” hơn mình là một sự “sỉ nhục”.  Vậy nên việc Việt Nam gửi quân qua nhờ Campuchia giúp đỡ đào tạo Lực lượng gìn giữ hòa bình để chuẩn bị bổ sung cho các hoạt động của Liên Hợp quốc là một chuyện không thể chấp nhận nổi. Đơn giản vì lâu nay Campuchia hay Lào vẫn luôn bị xem là lạc hậu hơn Việt Nam, có nghĩa là mọi lĩnh vực của họ về chiếu dưới, có cái gì đáng để học đâu, học Âu học Mỹ văn minh hiện đại đến mức siêu viễn tưởng chế ra cả đạn biết "né người tốt" hợp với gìn giữ hoà bình như thế không học mà lại đi học Campuchia thì "nhục". “Quá nhục” !

Về sự kiện này, một facebooker chua chát rằng “Quả là giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, bản tính thần dân vẫn được "bảo tồn" rất tốt, cho rằng học là để cốt tranh nhau ngồi lên đầu thiên hạ, một sinh viên dù xuất thân nông dân cảm thấy "có học" hơn người ta được một tí thì ngay lập tức nhìn dưới tầm con mắt, cho rằng chẳng có gì để học ở những người nông dân trong các lĩnh vực mà họ cho là "thấp kém", "lạc hậu", ngửa cổ lên trên nhìn lũ đã bỏ xa mình thì lại than vãn với nhau, đổ lỗi, mưu loạn là chính. Tâm tính cứ "Annamite" thế bảo sao có ngày bị bỏ xa thật, lúc đó lại ngửa cổ lên mà nhìn, mà than vãn, đổ lỗi, mưu loạn tranh quyền đoạt vị với nhau”

Thực tế mà nói thì sự việc rất đơn giản. Campuchia đã cử hàng nghìn quân đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc trong suốt 10 năm qua, ở những điểm nóng khác nhau như Chad hay Sudan. Trong khi Việt Nam mới chỉ có 5 sỹ quan đi châu Phi hồi năm ngoái. Nước này cũng cử quân để thực hiện nhiệm vụ hậu cần và công binh, đúng với chủ trương gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ gần 10 năm nay cộng với vị trí địa lý thì việc học hỏi từ Campuchia là quá hợp lý. Nói thẳng ra là kinh nghiệm của họ nhiều hơn Việt Nam nhiều lần, do vậy có đề nghị đào tạo về nghiệp vụ cũng không có gì bất thường cả.

Hơn nữa lính gìn giữ hòa bình hoàn toàn khác so với lính chiến. Cái gì ta thiếu thì ta học, ta chưa có kinh nghiệm đào tạo lính gìn giữ hòa bình thì ta học họ. việc này không chứng minh được rằng quân đội Việt Nam yếu hơn quân đội Campuchia.

Đừng giấu dốt, cái gì mình kém, mình chưa bằng họ thì phải học hỏi họ. Chứ không phải lúc nào cũng hất mặt lên trời tự cao tự đại. Nên nhớ rằng muốn biết thì phải hỏi, muốn giỏi thì phải học. Trình độ nông nghiệp của một anh bác sĩ không thể nào bằng một anh nông dân và ngược lại.



Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Nếu Sơn Tùng, Lệ Rơi ứng cử quốc hội ?



Vừa rồi ghé qua trang cá nhân của ông Nguyễn Quang A - một “nhà đấu tranh dân chủ” tự xưng có nguyện vọng ứng cử vào quốc hội khóa 14. Việc ông Quang A thu thập chữ ký từ khắp nơi (bao gồm cả người nước ngoài gốc Việt) đã được ông công khai trên facebook cá nhân từ lâu. Thật ra thì thiên hạ cũng không mấy quan tâm đến chuyện này, bởi việc ông trúng cử hay không không nằm ở số lượng chữ ký ủng hộ ông. Nhưng đến hôm nay, thấy ông viết trên facebook rằng “Tôi nghĩ quy định thu thập chữ ký ủng hộ người ứng cử độc lập nên được đưa vào Luật bầu cử Việt Nam trong tương lai (vài thí dụ về quy định như vậy: tại Canada cần 50 đến 100 chữ ký; ở Hungary 750; ở Đức 200; ở Đan Mạch từ 150 đến 200; ở Lithuania hơn 1.000, và ở Thụy Điển cần 1.500 chữ ký cho ứng cử vào Quốc hội châu Âu; vân vân).

Tôi cho rằng để tránh trường hợp người dân hiểu lầm rằng ở Canada chỉ cần 50 đến 100 chữ ký là có thể trở thành Nghị sĩ hay dân biểu hay thứ gì đại loại như thế, ông cần phải nói rõ rằng ở Canada khi ông muốn ra ỨNG CỬ thì ông cần phải có 100 chữ ký ủng hộ đồng thời đóng một khoản phí là 1000 đô la Canada. Việc có 100 chữ ký là điều kiện khi ông ra ỨNG CỬ, nghĩa là không có 100 chữ ký thì ông đừng mơ đến việc tự ứng cử. Và dĩ nhiên việc ông TRÚNG CỬ hay không lại là một việc khác. Ở Canada là vậy, còn ở Việt Nam thì sao ? Ở Việt Nam luật đã quy định, chỉ cần là công dân Việt Nam từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi thì có quyền ra ứng cử, có nghĩa là ông chả cần chữ ký nào ông cũng có quyền ra ứng cử. Ông không cần chữ ký để ứng cử, cũng không cần chữ ký để trúng cử, bởi việc ông trúng hay không là quyền quyết định của nhân dân mà cụ thể là người dân nơi ông sinh sống. Giữu việc không cần chữ ký ủng hộ cũng có thể ra ứng cử và phải có 100 chữ ký mới được ứng cử, theo ông cái nào hơn ?

Không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà ứng cử viên trúng cử bằng cách thu thập chữ ký. Ở Việt Nam cũng vậy, người ta không quan tâm ông kiếm được bao nhiêu chữ ký, mà người ta chỉ quan tâm xem tài đức của ông đến đâu, việc ông trúng cử hay không phụ thuộc vào sự tín nhiệm của người dân nơi ông sinh sống. Hơn nữa khác với Canada hay Đức hay Đan Mạch, ở Việt Nam ông có quyền ra ứng cử mà không cần phải thu thập 50 hay 100 hay 500 chữ ký ủng hộ. Vậy ông thu thập chữ ký để làm gì ?

Cá nhân tôi cho rằng . Có lẽ ông đã biết chắc chắn rằng mình không bao giờ đủ tín nhiệm để trúng cử, việc ông thu thập chữ ký là để sau này khi ông tạch, ông có thể lu loa lên mạng rằng “tui cóa vài nghìn chữ ký tươi mà vẫn trượt, chứng tỏ nhà nước cố tình dìm tui, bầu cử không công bằng, không dân chủ…bla..bla…. Nói ông Quang A đừng giận, vài nghìn cái chữ ký “tươi” của ông không bằng số lẻ fan hâm mộ của Sơn Tùng hay Lệ Rơi. Nếu như 2 nhân vật này cũng làm đơn tự ứng cử như ông và hô hào fan của họ ký tên ủng hộ. Tôi đảm bảo lúc đó không ai biết Quang A là ai luôn.

Thôi nói gì thì nói, tự ứng cử là quyền của ông. Có để ông trở thành đại diện của mình hay không lại là việc của nhân dân. Chỉ mong sao sau này nếu có tạch vì không ai tín nhiệm, ông đừng mang đống chữ ký đó ra để lòe thiên hạ. À quên hỏi nhỏ ông câu này. Theo như lời ông nói thì ông “nhận được 100 chữ ký ủng hộ từ cử tri nơi cư trú”. Vậy ông cho tôi hỏi, trong số 100 chữ ký đó, có bao nhiêu chữ ký ông kiếm được từ việc “vác ra đi xin” cùng với vợ mình hôm mùng 4 tết vừa rồi ? Tôi nghe bác Bái – tổ trưởng tổ dân phố nơi ông sinh sống nói ông xin chữ ký cả của những cụ năm nay đã hơn 90 tuổi, tinh thần không còn minh mẫn. Nể ông thật đấy.


Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Tại sao không điều máy bay ra ném bom để giành lại đảo ?


 Một biểu tình viên chuyên đi “tưởng niệm”, “yêu nước” đã nói với mình rằng: ngay sau trận hải chiến, quân đội Việt Nam không mang máy bay ra ném bom để giành lại đảo, như vậy thì đích thị là “bán đảo cho Tàu rồi”. Và đây là câu trả lời của mình.

Thời điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là loại máy bay có tầm bay ngắn, không đủ nhiên liệu bay ra Hoàng Sa, còn hải quân Trung Quốc chỉ có khoảng 40 tàu ở Hoàng Sa (không có tàu lớn, tất cả là tàu loại nhỏ, khả năng phòng không yếu). Trong khi đó, quân lực Việt Nam Cộng Hòa có 120 máy bay F-5 và 150 phi công tại sân bay Đà Nẵng. Mỗi máy bay F-5 đủ sức tác chiến tại Hoàng Sa trong 20 phút, mỗi chiếc mang được tới 3 tấn bom. Như vậy, cứ 3 máy bay đánh 1 tàu thì chỉ cần sau nửa ngày là có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung Quốc. Nhưng cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được lệnh không được cất cánh. Bởi theo như lời tường thuật của Nguyễn Thành Trung - khi đó là trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa thì "Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động".

Thời điểm xảy ra Hải chiến Trường Sa 1988, Su – 22M là chiến đấu cơ hiện đại nhất của lực lượng không quân Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nói là hiện đại nhất nhưng để có thể bay đường dài ra đến Trường Sa, Su – 22M đã phải lắp thêm 4 thùng dầu phụ cho máy bay, vậy mà khi hạ cánh, lượng dầu mỗi máy bay chỉ còn lại khoảng 700km, chỉ đủ bay khoảng 10 phút.

Hơn nữa ở thời điểm đó phương tiện dẫn đường của ta chỉ có bán kính 300 km nên khi bay ra Trường Sa, hết 300km được dẫn đường thì sau đó phi công phải tự đi. Giữa mênh mông biển nước, việc xác định vị trí là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người phi công vừa phải tài giỏi vừa phải gan dạ. Bay biển cực kỳ phức tạp vì thời tiết thay đổi đột ngột, hơn nữa nền trời và biển giống nhau, lại không có địa tiêu nào để phi công dựa vào phán đoán tọa độ, phương vị, so sánh giữa vị trí của mình với khu vực cần đến. Với lượng dầu thừa chỉ đủ cho 10 phút bay thì chỉ cần 1 sai sót nhỏ máy bay sẽ không đủ nhiên liệu để về bờ.

Khó khăn là vậy nhưng từ ngày 1/3 đến 20/4/1988, Trung đoàn không quân 918 vẫn thực hiện được 10 chuyến bay ra Trường Sa để quan sát chụp ảnh, thông báo tình hình đối phương trên biển về sở chỉ huy. Ngay sau trận chiến ở đảo Gạc Ma, ngày 14 – 15 - 16/3/1988, máy bay An-26 của Không quân Việt Nam đã bay ra Cô Lin, Len Đao trinh sát trận địa nhưng Trung Quốc cũng điều máy bay ngăn chặn. Ngày 30/3/1988, Việt Nam quyết định tăng cường bay huấn luyện trên biển xa cho Su-22M nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển. Ngày 24/4, 3 chiếc Su-22M được điều từ Thọ Xuân vào Phan Rang. Cuối tháng 6, có thêm 10 chiếc Su-22M nữa vào Phan Rang.

Mặc dù không có máy bay để ném bom giành lại đảo nhưng chỉ trong chiến dịch CQ – 88 ngay sau trận hải chiến ngày 14/3 chúng ta đã kiểm soát thêm 11 bãi đá và giữ vững những đảo, đá từ ngày đó cho đến bây giờ.

Nói vậy thôi chứ bây giờ là thời đại của công nghệ thông tin rồi, nếu “người ta” đã muốn biết thì chỉ cần 1 cú nhấp chuột sẽ ra tất cả. Chẳng qua là vì một mục đích nào đó mà “người ta” cố tình lờ đi những sự thật hiển nhiên này.  


Chuyện gì đã xảy ra sau Hải chiến Trường Sa 1988 ?


Khi nhắc đến Hải chiến Trường Sa nhiều người chỉ biết đến trận đánh trên đảo Gạc Ma vào rạng sáng ngày 14/03/1988. Như vậy là chưa đủ, bởi bên cạnh Gạc Ma chúng ta còn Cô Lin, Len Đao và cả chiến dịch CQ – 88 ngay sau đó.

1.     Bối cảnh lịch sử

Từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng đến đầu năm 1974, sau chuyến “đi đêm” với Mỹ, Trung Quốc mới nhận thấy cơ hội chín muồi cho một cuộc tấn công chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa khi ấy đang nằm trong tay của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn. Đến đầu tháng 3/1988, Trung Quốc đã huy động lực lượng lớn Hải quân mở rộng phạm vi lấn chiếm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với 12 tàu chiến, trong đó có 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ pháo, 2 tàu đổ bộ, ngoài ra còn có 3 tàu vận tải và 1 tàu kéo.

Sáng sớm ngày 14/3/1988, khi phát hiện tổ cắm cờ và giữ cờ gồm 5 người và khoảng 20 chiến sĩ công binh hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên bãi Gạc Ma thì bất ngờ 4 tàu khu trục và hộ vệ tên lửa Trung Quốc chạy đến. Một tàu đậu ở xa, còn 3 tàu áp sát chừng 200-300m, Trung Quốc dùng xuồng máy đổ bộ với 50 lính có trang bị súng AK (48 lính mang AK, 1 mang điện đàm, 1 mang súng ngắn). Một cuộc chiến không cân sức đã diễn ra, do đang làm nhiệm vụ xây dựng nên các chiến sĩ hải quân Việt Nam chỉ mang theo 2 khẩu AK-47, gần 40 chiến sĩ chi viện cũng chỉ mang một số dụng cụ như xà beng, cuốc xẻng. Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi bãi Gạc Ma, lúc 7 giờ 30 phút, tốp lính Trung Quốc rút về tàu rồi dùng hai chiến hạm bắn pháo vào tàu 604. Tàu Trung Quốc đồng thời nhả đạn, hỏa lực gồm đủ loại từ trọng liên 12,7mm, pháo 37mm cho tới pháo 76,2mm, pháo 100mm, có cả dàn ống phóng rocket 12 nòng bắn vào tàu HQ-604 và lính Việt Nam trên bãi, đồng thời tấn công tàu HQ-505 bên đảo Cô Lin và HQ-605 bên đảo Len Đao.

2.     Sau trận chiến

Ngay sau trận đánh, Việt Nam đã lên kế hoạch giành lại Len Đao với tên gọi chiến dịch là CQ-88. Trong chiến dịch, chủ trương là chỉ sử dụng các lực lượng vận tải và công binh để thực hiện đóng quân bảo vệ chủ quyền, không để Trung Quốc tạo cớ đánh chiếm toàn bộ quần đảo khi mà lực lượng của Việt Nam trên biển vẫn còn rất mỏng. Hơn nữa, khi ấy chúng ta phải căng sức trên toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc và Tây Nam

Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau trận đánh, Việt Nam cho quân đóng giữ đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết. Ngày 16/3, Việt Nam tiếp tục cho quân đóng giữ đảo Đá Nam.

Một tháng sau sự kiện ngày 14/3, tàu hải quân Việt Nam chở theo 35 lính công binh và 7 lính hải quân do Tư lệnh Vùng 4 Hải quân chỉ huy được trang bị súng 12,7mm, DKZ… quay lại quần đảo Trường Sa. Từ 2h sáng, Hải quân Việt Nam bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên lính Việt Nam chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao. Tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo nên các chiến sĩ không tiếp cận được.

Buổi sáng, phát hiện Việt Nam cắm cờ ở Len Đao, Trung Quốc cho 7 tàu chiến và vô số xuồng nhỏ bao vây đảo. Trận chiến rất dễ xảy ra, nhưng lúc này 7 máy bay chiến đấu Su-22M của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, ngay lập tức phía tàu Trung Quốc tản ra. Bộ đội Việt Nam tiếp tục xây dựng công sự và bảo vệ vững chắc đảo Len Đao cho đến ngày hôm nay.

Tổng cộng trong chiến dịch CQ - 88, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.



Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Sự thật mất lòng, lời thật khó nghe


Có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau xung quanh những phóng sự mà chúng tôi đã thực hiện tại khu dân cư của những ứng cử viên đại biểu quốc hội khoác áo “nhà đấu tranh dân chủ” như Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Hà, Phan Văn Phong. Luồng ý kiến thứ 1 cho rằng những phóng sự của chúng tôi là cần thiết để đưa đến cho người dân những thông tin đầy đủ hơn về cách sống, cách ứng xử với hàng xóm láng giềng của những ứng viên này. Từ đó người dân có cơ sở để cân nhắc xem liệu những ứng viên “dân chủ” này có xứng đáng trở thành người đại diện cho họ hay không. Luồng ý kiến thứ 2 cho rằng chúng tôi đang “bôi nhọ ứng cử viên đại biểu quốc hội”, đồng thời đòi kiện chúng tôi theo điều này, luật kia. Ở bài viết này chúng tôi xin được đề cập và làm rõ về luồng ý kiến thứ 2.

Luồng ý kiến thứ 2 chủ yếu xuất phát từ những “đồng nghiệp” trong làng “dân chủ” Việt Nam. Con hát thì mẹ phải khen hay, họ là “đồng nghiệp”, bênh nhau cũng là chuyện thường tình. Tuy nhiên tôi không rõ rằng những phóng sự ấy là “bôi nhọ danh dự” của người ứng cử đại biểu quốc hội. Bởi đó là sự thật, đó là nhận xét của cư dân nơi các ứng viên kia sinh sống. Họ là những người dân bình thường, họ biết sao nói vậy, tốt họ bảo tốt, xấu thì họ phải bảo xấu. Chúng tôi đơn giản chỉ là những người truyền tải thông tin nhằm đem đến cho người dân một cái nhìn toàn diện về đạo đức và cuộc sống của các ứng viên. Bản thân các ứng viên “dân chủ” này sống không ra gì thì không thể đổ thừa tại chúng tôi “bôi nhọ”.

Ứng cử viên đại biểu quốc hội tương lai nếu trở thành đại biểu quốc hội có nghĩa là trở thành người đại diện cho tiếng nói, ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Do đó người dân cần được cung cấp thông tin đầy đủ để từ đó có cơ sở lựa chọn ra những người xứng đáng nhất. Các ứng viên “dân chủ” đừng so sánh mình với những người khác mà làm ô uế thanh danh của người ta. Họ là những người được các tổ chức tiến cử, có nghĩa là những tổ chức đó biết rất rõ về người họ tiến cử, đồng thời các tổ chức này cũng phải chịu trách nhiệm về đạo đức, tư cách của người tiến cử ấy. Còn các vị là những ứng viên tự do, chả có ai đảm bảo tư cách đạo đức hay tài năng của các vị ngoài lời tự khai. Mà đã là tự khai thì có mấy ai tự nói xấu mình. Do đó để người dân tránh bị “nhầm lẫn”, chúng tôi mới phải cất công thực hiện những phóng sự này nhằm đưa đến cho người dân những thông tin không có trong bản tự khai.


Cổ nhân có câu “cây ngay không sợ chết đứng”. Nếu các ứng viên này là người đàng hoàng tử tế thì đâu phải sợ mấy cái phóng sự của chúng tôi. Các vị sống như thế nào thì hàng xóm láng giềng biết, chúng tôi chỉ là những người đưa tin. Cái xấu không muốn người khác biết thì tốt nhất đừng làm. Sự thật mất lòng, lời nói thật thường khó nghe. Tốt hay xấu các vị tự vấn lương tâm mình sẽ rõ. 

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Philippines đã làm được những điều mà Việt Nam không thể


Quần đảo Trường Sa của Việt Nam là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc,Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Là một quốc gia đang có tranh chấp với Trung Quốc (tranh chấp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam) nên mọi động thái của Philippines đều được mang ra để so sánh với Việt Nam. Trong những cuộc đối đầu với Trung Quốc, Philippines đều tỏ ra rất mạnh miệng khiến cho người ta tin tưởng rằng sắp có đánh nhau đến nơi: Phát ngôn nổ rầm trời, tổ chức biểu tình, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, mua vũ khí của phương Tây, bla…bla… Vì vậy trong con mắt của giới “đấu tranh dân chủ” ở Việt Nam thì Philippines là một cái gì đó rất đáng để ngưỡng mộ, rất đáng để tôn thờ. Họ - những “trí thức cấp tiến” của Việt Nam ca ngợi “Chính phủ Philippines, Tổng thống Benigno Aquino III đã tỏ ra rất sáng suốt, có những quyết định chiến lược để bảo vệ quyền lợi của đất nước mình, đi đầu trong việc bảo vệ biển ở Đông Nam Á”

Giới “dân chủ” Việt Nam sốt sình sịch khi hay tin Philippines kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Họ ủng hộ Philippines hết lòng mà quên ( hoặc cũng có thể là không biết) rằng bản thân Philippines cũng đang chiếm giữ một phần đảo của chúng ta, ủng hộ Philippines có nghĩa là công nhận chủ quyền của Philippines đối với những đảo mà họ đang chiếm giữ trái phép của Việt Nam. Nhưng thôi, tạm thời bỏ qua chuyện này bởi vấn đề này nó cao siêu lắm, não trạng của những nhà “dân chủ”, nhà “yêu nước” không thể nào hiểu nổi đâu.

Quay trở lại với đất nước mà giới “đấu tranh” ở Việt Nam vô cùng ngưỡng mộ và thần tượng, rằng “nhân dân Philippines và nhất là trí thức Philippines hôm nay đã có được danh dự ngẩng cao đầu nhìn ra thế giới”. Vâng, quả thật Philippines đã làm được những điều mà Việt Nam không thể.

1.     Liên tục để mất đảo
Là một trong 6 quốc gia đang tranh chấp quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi của mình, Philippines đã nắm giữ quyền kiểm soát những bãi cạn lớn nằm ở vị trí vô cùng chiến lược. Tuy nhiên chiếm được là một chuyện, giữ được hay không lại là một chuyện khác.

Theo nguồn tin của Philippines thì một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm bãi đá. Hiện nay bãi đá Vành Khăn là một trong bảy đảo nhân tạo Trung Quốc đang triển khai xây dựng trên quy mô lớn ở Biển Đông.
Bãi Cỏ Mây (Scarborough) thuộc cụm Bình Nguyên của Quần đảo Trường Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Trước đây bãi cạn này nằm trong tầm kiểm soát của Philippines. Tuy nhiên đến tháng 06/2012 bão Gutchol tiến về Philippines làm biển động dữ dội khiến cho đội tàu của Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục tài nguyên thủy sản phải trở về cảng. Sau khi các tàu Philippines về cảng, Trung Quốc đã cho xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Kể từ đây Philippines chính thức mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh.

Vậy là 2 lần liên tiếp, vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã tay không dâng cả 2 bãi cạn lớn cho Trung Quốc.

2.      Philippines liên minh quân sự với Mỹ, còn Việt Nam thì không.
Chủ trương của Việt Nam là “Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”. Những bài học xương máu trong quá khứ đã dạy chúng ta rằng chẳng có ai tốt với mình hơn chính mình. Vì vậy quan điểm của Việt Nam là chủ quyền của mình, đảo của mình thì mình tự giữ, không liên minh, không nhờ cậy bởi “họ” sẽ bán đứng bạn bè ngay khi được được giá. Giống như Mỹ đã từng bán quần đảo Hoàng Sa (khi ấy nằm trong sự kiểm soát của anh đồng minh Việt Nam Cộng Hòa) cho Trung Quốc để đổi lấy thỏa thuận hợp tác cùng chống Liên Xô.

Quay lại với Philippines. Ngày 12/02/2016 Tòa án Tối cao Philippines đã ra phán quyết chấp nhận thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Philippines và Hoa Kỳ ký kết hồi năm 2014. Thỏa thuận này cho phép quân đội Mỹ luân chuyển đóng quân tại Philippines một cách đông đảo hơn và thường xuyên hơn. Tuy không đồn trú thường trực nhưng Hoa Kỳ có thể trợ giúp quân đội Philippines xây dựng các căn cứ quân sự. Thỏa thuận này được coi là một “lá chắn” cho Philippines ở Biển Đông. Có “lá chắn”, nhưng rồi sao ?

Đến cuối tháng 02/2016, nghĩa là chưa đầy 20 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp tác Phi – Mỹ được Tòa án Tối cao chấp thuận, “Nhân lúc các tàu thuyền của ngư dân Philippines đang quản lý bãi ngầm san hô Atoll (Việt Nam gọi là bãi Hải Sâm) thuộc quần đảo Trường Sa đi lánh nạn do thời tiết xấu, các tàu hải quân Trung Quốc có trang bị vũ khí đã đến khu vực xung quanh và bao vây bãi vòng san hô này. Hiện nay tàu ngư dân Philippines không thể tiếp cận khu vực mà họ đã quản lý.” Như vậy, đây là lần thứ 3 vì lý do “thời tiết” mà Philippines đã để mất đảo vào tay Trung Quốc.



3.     Mua tàu không có vũ khí, mua máy bay không có đạn

Trước đây thực lực quân sự của bạn hàng xóm vô cùng yếu. Hải quân của bạn ấy có hẳn vài cái tàu tuần tra từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2. Vì vậy tổng thống Philippines quyết tâm thay đổi thực trạng này bằng việc đặt mua hai tàu tuần tra lớp Hamilton của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ với đơn giá khoảng 450 triệu Peso (tương đương 10,5 triệu USD) mỗi chiếc. Đây là chính là hai tàu lớn và hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Philippines hiện nay. Tuy nhiên khi về đến Philippines thì hai tàu này đã bị cắt giảm toàn bộ các hệ thống thiết yếu. Vũ khí duy nhất còn lại là một bệ pháo Oto Melara 76 mm ở phía trước nhưng lại không có radar điều khiển hỏa lực, vì vậy thủy thủ tàu chỉ có thể sử dụng pháo theo hình thức bắn chay và điều khiển bằng "cơm".
Tiếp sau đó là phi vụ mua trực thăng quân sự nhưng lại không thể phục vụ nhiệm vụ quân sự. Do cánh cửa của loại trực thăng này quá hẹp, nếu lắp thêm vũ khí thì không còn chỗ để di chuyển người và hàng hóa.
Mới đây nhất là thỏa thuận mua bán tổ hợp tên lửa bờ SBMS với Israel. Trị giá của hợp đồng này lên tới 6,5 tỷ Peso, tương đương 136 triệu USD. Tuy nhiên, tới giữa năm 2015 quân đội nước này đã quyết định hủy bỏ hợp đồng với Israel và dành khoản tiền này để mua trang bị cho….lính bộ binh.

Những điều trên, quả thực Việt Nam không thể nào làm được. Việt Nam chỉ biết âm thầm mua vũ khí, đóng tàu bè, dưới biển nuôi “cá quả”, trên bờ nuôi “cua”, trên trời thả “chuồn chuồn”. Việt Nam chỉ làm được thế thôi :3 :3 :3