Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Nguyễn Quang A trong con mắt của hàng xóm láng giềng


Những ngày gần đây, cộng đồng mạng dường như nóng lên cùng phong trào tự ứng cử làm đại biểu quốc hội của những nhà dân chủ tự xưng. Trong số này có ông tiến sĩ Nguyễn Quang A. Ông Quang A được coi là một nhà trí thức cấp tiến với lượng fan cờ vàng vô cùng hùng hậu. Theo như những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội thì bản tự ứng cử của ông đã nhận được hơn một nghìn chữ ký, trong đó “đông đảo là bà con láng giềng”. Vì vậy những ngày cuối tháng 2 này, nhóm chúng tôi đã tìm về tổ dân cư khu phố 12 phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội để tìm hiểu về cuộc sống của vị “đại biểu” tự ứng cử Nguyễn Quang A.

Khi chúng tôi tìm về đến khu phố nơi ông Quang A sinh sống thì trời đã về chiều. Tại đầu ngõ nhỏ nơi mà ông A sinh sống cùng gia đình vợ, chúng tôi đã gặp bà Nguyễn Thị Hoan. Theo như lời giới thiệu của bà thì nhà bà nằm ngay sau nhà ông A, hơn nữa nếu xét theo họ hàng thì ông A còn là cháu rể của bà. Bà kể rằng về đây sống đã gần chục năm nhưng ông A chưa từng giao du với hàng xóm láng giềng. Là cháu rể của bà nhưng cũng mãi đến hôm mùng 4 tết vừa rồi, ông A mới cùng vợ đi chúc tết hàng xóm, lúc đó bà mới biết ông cháu mình tên Quang A. Nói về việc tự ứng cử của ông Quang A, bà Hoan cho biết bà không ủng hộ ông Quang A bởi lẽ bà không biết ông A tài đức như thế nào thì làm sao mà ủng hộ được.

Đi tiếp thêm 1 đoạn nữa chúng tôi gặp ông Nguyễn Sĩ Phúc, cũng là hàng xóm của ông Quang A. Ông Phúc là người nắm khá rõ tiểu sử của ông A. Ông Phúc nói Nguyễn Quang A là người được nhà nước ưu ái cử đi học tập ở nước ngoài trong những năm đất nước chiến tranh đói kém, bản thân bố đẻ ông A là liệt sĩ chống Pháp nhưng ông Quang A lại quy thuận cờ 3 que, là lá cờ đã tàn sát hàng triệu đồng bào vô tội, kẻ phản phúc như ông Quang A không có tư cách để đại diện cho ông Phúc và những người dân khác.

Bà Trần Thị Dung – người dân khu phố 13 cho biết mặc dù sống cùng trong một con ngõ nhưng ông Quang A chưa bao giờ hỏi thăm hàng xóm làng giềng, cũng chưa bao giờ tham gia sinh hoạt cùng với tổ dân phố. Khi được hỏi về bức hình ông Quang A đứng dưới là cờ vàng 3 sọc trong một chương trình ca nhạc bên Mỹ, bà Dung đã không giấu được sự bức xúc bởi bà cho rằng một kẻ như ông Quang A không có đủ tư cách để ứng cử làm đại biểu quốc hội. Bà sẽ không bao giờ bầu chọn cho ông ta.

Tìm gặp bác Nguyễn Văn Bái, tổ trưởng tổ dân phố và cũng là họ hàng với ông Quang A, chúng tôi đã nghe được một câu chuyện vô cùng thú vị. Ông Quang A sống khép kín, không giao du với người ngoài nên dù đã sinh sống tại đây gần chục năm nhưng hàng xóm chỉ vài người biết mặt chứ không biết tên. Tuy nhiên hôm mùng 4 tết vừa qua, ông Quang A đã được vợ đưa đi chúc tết khắp lượt họ hàng, làng xóm, trong đó có cả nhà ông tổ trưởng tổ dân phố. Cậu cháu họ vào nhà chúc tết đúng hôm ông Bái không có nhà, vợ ông Bái ra tiếp cũng cảm thấy vô cùng ngạc nhiên trước sự thân thiện bất ngờ này. Tuy nhiên ngay sau đó, bà đã có câu trả lời. Hóa ra mục đích chính của việc ông Quang A cùng vợ đi chúc tết bà con hàng xóm là để vận động xin chữ ký, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của họ hàng. Tuy nhiên trong danh sách những người ký ủng hộ ông cũng chỉ được khoảng chục người, trong đó chủ yếu là những cụ già trên 80, tinh thần không còn minh mẫn và những người vốn là họ hàng, ký vì nể nang.

Qua lời kể của những hàng xóm sát vách nhà ông Quang A, chúng tôi đã phần nào hiểu được vị “đại biểu” tự ứng cử này. Trên đường đi về, chúng tôi gặp một thanh niên ngoài công viên, nhìn anh có vẻ hơi nghịch ngợm, tuy nhiên thanh niên này đã cho chúng tôi một câu trả lời rất thú vị. Khi được hỏi về việc vận động xin chữ ký để tự ứng cử đại biểu quốc hội của ông Quang A, anh thanh niên đã nói với chúng tôi rằng “Trò tào lao, làm đại biểu quốc hội mà dễ thế thì ngày mai tôi cũng tự ứng cử”.


Trên đường trở về, chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách sống của ông Quang A ở khu dân cư hoàn toàn khác so với cái cách mà ông thể hiện trên mạng xã hội. Không biết trong số những người ký tên ủng hộ ông Quang A có mấy ai biết được vị “đại biểu” của mình là một kẻ cơ hội đến thế, tranh thủ lợi dụng cả họ hàng làng xóm. 

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

Ông Diện có thấy nhục không ?



Cứ đến hẹn lại lên, cứ đến 17/2 là các nhà “dân chủ” lại hò hét kéo nhau ra tượng đài Lý Thái Tổ để tham dự cái mà họ gọi là lễ “tưởng niệm” chiến tranh biên giới phía Bắc 1979. Người người lớp lớp, quần quần áo áo, cười cười nói nói. Họ đi tưởng niệm mà đông vui cứ như đi hội. Và đã thành thông lệ, năm nào cũng thế, họ ra bờ hồ Hoàn Kiếm để “tưởng niệm” liệt sĩ hy sinh trên biên giới. Họ mang theo băng rôn, khẩu hiệu y như đi cổ vũ bóng đá. Cũng đúng thôi, liệt sĩ thì hy sinh tận trên biên giới còn họ thì đi tưởng niệm ở bờ Hồ. Không treo băng rôn, không mang khẩu hiệu thì ai biết là họ đi “tưởng niệm”.

Năm nay cũng trong cái sự “tưởng niệm” ấy, ông tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện – người được giới “đấu tranh” ở Việt Nam coi như một cây đại thụ, được giới chống cộng cực đoan coi như một nhà trí thức cấp tiến đã viết trên blog của mình rằng “Này ông Trọng, xin hãy nhắc đến họ một câu” với hàm ý cho rằng chính phủ Việt Nam đã và đang lãng quên những người đã chiến đấu, đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ biên giới năm ấy. Minh họa cho bài viết là bức hình chụp các bác cựu chiến binh sư đoàn 356 cùng vò đất Vị Xuyên dâng lên Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, chèn lên bức hình là dòng chữ “Chỉ mong tổ quốc 1 lần nhắc tên họ công khai”. Ông Diện cho rằng chính quyền đã lãng quên những người lính này nên ông đang khóc thuê cho họ. Nhưng tiếc rằng những người đã từng vào sinh ra tử, cầm súng chiến đấu với giặc để giành từng tấc đất biên cương ấy không cần thứ nước mắt cá sấu của ông.  



Mình cũng có biết một số bác cựu chiến binh sư đoàn 356 trong đó có bác Nguyễn Đình Thắng, là một người có mặt trong tấm hình của ông Xuân Diện. Mình tò mò hẹn gặp bác để nói chuyện về bức ảnh cũng như bài viết của ông Diện. Nghe mình nói xong, bác bảo với mình đấy rặt là một lũ bố láo, chỉ có lũ mất dạy đấy mới lãng quên sự hy sinh của những người đã ngã xuống để giành độc lập dân tộc chứ nhà nước nào lãng quên. Bác bảo báo chí, ti vi phỏng vấn các bác, rồi làm phóng sự, làm phim tài liệu đầy ra đấy. Còn cái bọn kia chỉ biết ăn tục nói phét, suốt ngày lê la lên mạng chửi bới chính quyền nên cố lờ đi coi như không biết để có cớ chửi tiếp. Rồi bác kể trong cuộc gặp mặt với chủ tịch nước Trương Tấn Sang hồi năm ngoái, chủ tịch nước đã thăm hỏi các bác, đề nghị tỉnh Hà Giang tu bổ, nâng cấp và mở rộng nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên – nơi an nghỉ của hơn 1700 liệt sĩ, đồng thời xây dựng nhà tưởng niệm, đài tượng niệm để ghi nhớ công ơn của những người con ưu tú đã hóa thân mình vào đất đá biên cương. Bản thân những người còn sống như các bác cũng được nhận những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước: tiền trợ cấp, thẻ bảo hiểm y tế,… Rồi bác kể chuyện ngày 17/2 năm ngoái, thấy bảo có cựu chiến binh đánh biên giới cũng tham gia “tượng niệm”, thế là bác dù bận công việc cũng sắp xếp để ra gặp đồng đội. Ai dè là cựu chiến binh rởm, bị bác vạch mặt giữa chốn đông người nên năm nay không thấy có vị nào tự xưng là cựu chiến binh đánh biên giới ra “tưởng niệm” nữa.

Nhân dân không bao giờ quên tên của các bác, chiến công của các bác, sự hy sinh của các bác. Báo đài có những phóng sự, phim tài liệu ghi lại đầy đủ và chân thực cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, Đảng và nhà nước luôn quan tâm thăm hỏi động viên, nên chẳng có lý do để ông Xuân Diện nói rằng “Chỉ mong tổ quốc 1 lần nhắc tên họ công khai”. Có chăng thì cũng là ông tự nói nhằm phục vụ những mục đích đê hèn của bản thân ông mà thôi.  Ông Diện, ông có thấy nhục không ? Ông khóc thuê cho người ta mà người ta đâu có muốn. Dù gì bản thân ông cũng là 1 tiến sĩ mà giờ ông nhét chữ vào miệng người khác, để phục vụ cho mục đích của cá nhân mình mà ông lợi dụng cả những người từng vào sinh ra tử, cầm súng chiến đấu với quân thù để cho gia đình ông được sống trong hòa bình. Khi họ sống mái với quân thù trên biên giới, ông mới chỉ là cậu bé 9 tuổi còn đang cắp sách đến trường. Nhờ có sự hy sinh của họ nên giờ ông mới có được cái học hàm “tiến sĩ Hán Nôm”. Ấy thế mà ông lợi dụng cả họ. Ông có thấy bản thân mình đê tiện lắm không ?

P/s: Ngày mai mình sẽ đăng clip trò chuyện cùng bác Thắng để mọi người thấy phong thái của người lính từng vào sinh ra tử khác hẳn với đám trí thức nửa mùa. 

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Câu chuyện của sách giáo khoa lịch sử về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc


[ Bài viết có biên tập lại từ ý kiến của facebook Nguyễn Vũ Sơn, bình luận trên fanpage Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar ) ]

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nói riêng và câu chuyện về sách giáo khoa (SGK) lịch sử là những đề tài gây tranh cãi muôn thủa. Người ta liên tục ca thán rằng chương trình dạy lịch sử trong SGK là quá nhiều, kiến thức quá nặng nên học sinh không có hứng thú với môn học. Người ta kêu gọi giảm tải đủ các thể loại, thậm chí có ý kiến cho rằng SGK lịch sử nhắc quá nhiều đến những cuộc thảm sát của bè lũ đế quốc – thực dân là đang khơi gợi thù hằn, cần giảm tải để “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Nhưng cứ đến hẹn lại lên, cứ đến những ngày đầu năm, khi mà báo chí liên tục đăng tải những thông tin về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thì lại điệp khúc cũ “sao không đưa vào SGK”, “SGK viết về cuộc chiến tranh này quá ít”, “chính quyền bưng bít thông tin”, bla…bla…bla.

Sau đây là ý kiến của một facebooker, mình thấy khá hay và hợp lý nên biên tập lại (chỉ thay thế một số từ ngữ để phù hợp hơn chứ không thay đổi nội dung)

Trước hết, cần phải hiểu SGK là loại sách phổ thông, mục đích biên soạn là phổ biến kiến thức tổng quát, kiến thức chung cho mọi người. SGK nhắm vào hướng truyền bá rộng rãi, càng nhiều người biết càng tốt (phát triển theo bề rộng). SGK tuyệt nhiên không được biên soạn nhằm vào việc tạo ra nhiều chuyên gia (cái này là nhiệm vụ của Sách chuyên ngành, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo và luận văn chuyên sâu,...)
Do đó, các thông tin mà SGK đưa ra sẽ mang tính GIỚI THIỆU NÉT CHÍNH là chủ yếu. Người đọc, tùy theo định hướng và nhu cầu tìm hiểu sẽ lấy những "nét chính" đó làm từ khóa mà tìm kiếm thêm những kiến thức sâu hơn, chi tiết hơn, thậm chí những kiến thức mà chỉ dân nghiên cứu lâu năm mới biết.
Như vậy, thay vì ngồi đếm SGK có bao nhiêu dòng viết về chiến tranh biên giới thì các anh chị nên dành thời giờ để hỏi lại chính mình xem "Các anh chị muốn biết thêm cái gì về cuộc chiến ấy? Nên tìm kiếm chúng ở đâu? Kiểm chứng thông tin thế nào? Rút ra bài học gì để ứng xử cho phù hợp với thời thế hiện nay?...". Đó mới là những việc cần làm và rất có ích thay vì các anh chị cố gắng phanh phui nhiều càng tội ác của Trung Quốc càng tốt để phục vụ cho mục đích tuyên truyền, kích động tâm lý bài Tàu cực đoan của mình. Hiện tại google vẫn chưa tính phí nên các anh chị có thể thỏa mái tìm hiểu và tra cứu để thỏa mãn sự “ham học hỏi” của mình.

Mà tôi rất lấy làm lạ, từ lớp 1 đến hết lớp 12 SGK ra rả nhai đi nhai lại mười mấy cuộc kháng chiến thần thánh của cha ông chống Trung Quốc xâm lược mà các anh chị còn chê ít, còn nhầm Quang Trung với Nguyễn Huệ thì hà cớ chi cứ đòi ghi chi tiết trận đánh vỏn vẹn 1 tháng trời năm 1979. Mỗi lần đất nước tổ chức kỷ niệm chiến thắng Điên Biên Phủ, chiến thắng 30/4, kỷ niệm các vụ thảm sát do lũ thực dân - đế quốc đã gây ra cho hàng triệu đồng bào thì các anh chị mồm oang oang rằng: "Hãy khép lại lịch sử, hãy hướng tới tương lai, hãy dũng cảm vượt qua quá khứ để hợp tác đưa đất nước phát triển".

Xem ra nhu cầu tìm hiểu lịch sử của các anh chị nó cũng hot theo thời thế y như showbiz. Căn bệnh "bỗng dưng yêu nước", "bỗng dưng ghét Tàu" ngày càng trầm trọng” – Hết trích.

Phải chăng đọc lịch sử cũng phải có chọn lọc ? Lịch sử đánh Trung Quốc đáng đọc còn lịch sử đánh ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước thì không cần phải đọc ?  Nếu ai đó nói rằng chính quyền bưng bít thông tin về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thì có thể tự google cụm từ “Chiến tranh biên giới phía Bắc” để tìm hiểu xem báo chí đã viết về cuộc chiến tranh này như thế nào. Nhân tiện tìm hiểu luôn xem Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gặp gỡ các cựu chiến binh sư đoàn 356, nói chuyện, trao tặng kỷ niệm chương ra sao. Ai có điều kiện thì hãy một lần lên nghĩa trang Vị Xuyên, ghé qua Thanh Thủy lên điểm cao 468 để xem nhà nước đã “lãng quên” cuộc chiến này như thế nào.

Hiện tại các cựu chiến binh từng vào sinh ra tử, thuộc từng mỏm đá, điểm cao nơi biên giới đang sinh sống ở Hà Nội rất nhiều. Bạn có thể liên hệ với họ thông qua fanpage “Về đây đồng đội ơi”. Nếu ai có lòng, có tâm, thực sự muốn tìm hiểu về cuộc chiến này hãy đến tìm họ, nghe họ kể về lệnh tổng động viên, về những ngày cả nước hướng lên biên giới và hỏi họ xem “chính quyền có bưng bít thông tin” hay “lãng quên” cuộc chiến này hay không.


Chuyện của những “tưởng niệm viên”.


Giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam được coi là một xã hội thu nhỏ vô cùng phong phú với đủ các thể loại người, đủ thể loại nghề. Tuyệt thực viên, ăn vạ viên, biểu tình viên, giờ có cả tưởng niệm viên.

“Tưởng niệm viên” là gì ? “Tưởng niệm viên” là những người chuyên hành nghề tưởng niệm. Tại sao nói vậy ? Tại vì những người này coi việc đi tưởng niệm là một nghề. Họ có thể đi “tưởng niệm” bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu. Họ có thể đi “tưởng niệm” dù không biết mình đang “tưởng niệm” ai hay đang “tưởng niệm” sự kiện nào. Nói một cách chính xác nhất thì họ là những kẻ chuyên núp bóng “tưởng niệm” để làm trò. Họ là những con kền kền bẩn thỉu, kiếm ăn trên xương máu của những người đã ngã xuống cho độc lập ngày hôm nay. Họ “tưởng niệm” một cách có chọn lọc. Có nghĩa là họ chỉ “tưởng niệm” những sự kiện mà có thể dựa vào đó để xuyên tạc chống chính quyền. Họ chỉ “tưởng niệm” những sự kiện mà có thể chụp hình gửi là nước ngoài nhận đô la. Họ đi “tưởng niệm” nhưng không bao giờ quên những băng rôn khẩu hiệu có nội dung xuyên tạc, kích động chống phá chính quyền. Những người đàn ông to cao đen hôi luôn núp sau lưng phụ nữ và trẻ em. Họ mang những đứa trẻ miệng còn hôi sữa, nửa chữ lịch sự không biết những chửi tục thì không ai bằng. Họ đi “tưởng niệm” bằng cách khua chiêng múa trống, cố tình gây sự chú ý thu hút người dân để gây mất trật tự công cộng, ách tắc giao thông, khiến cảnh sát giao thông, trật tự phường phải ra tay dọn dẹp, và thế là họ có những bức ảnh để ăn vạ rằng “chính quyền ngăn cấm người dân yêu nước tưởng niệm nọ kia”. Họ thể hiện sự tưởng nhớ của mình bằng những tấm băng rôn to đùng để cho thiên hạ biết rằng “à những người này đi tưởng niệm”.  Họ kết thúc buổi “tưởng niệm” bằng những bức hình tươi không cần tưới trên khắp các diễn đàn, trang mạng, bằng cách dành cho nhau những lời có cánh và không quên “Chính quyền Hà Nội hèn nhát cố tình bưng bít thông tin…bla…bla…bla”

Họ tự phong và tự gọi mình là “nhà đấu tranh”, “nhà dân chủ cấp tiến”, “trí thức”, “người yêu nước”,…bla…bla…. Cứ đến hẹn lại lên. Họ rủ nhau đi biểu tình, họ rủ nhau đi “tưởng niệm”. Người người lớp lớp, quần quần áo áo, băng rôn, khẩu hiệu. Đông vui như đi hội. Họ cười cười, nói nói thể hiện sự “xót thương”. Trong số những người cầm hoa đi tưởng niệm ấy có mấy người thực sự biết và hiểu về cuộc chiến tranh biên giới, hay là đi cho vui ? Những cựu chiến binh vào sinh ra tử trong cuộc chiến bảo vệ biên giới năm ấy, họ vẫn còn sống. Họ ở ngay Hà Nội chứ chẳng phải đâu xa. Sao những “người dân yêu nước” ấy không tới thăm hỏi họ, nghe họ kể chuyện ngày xưa ? Những “người dân yêu nước” ấy không phải là không biết đến những cựu chiến binh kia. Họ biết đấy, bởi chính những cựu chiến binh ấy đã từng vạch mặt đám lưu manh đội lốt ‘”tưởng niệm viên” này nên dĩ nhiên chúng không dám tới để nghe họ kể về lệnh tổng động viên, về những ngày cả nước hướng lên biên giới.


Những kẻ chưa từng biết đến chiến tranh, những kẻ chưa bao giờ đặt chân lên nghĩa trang Vị Xuyên, những kẻ chưa bao giờ dám lên những điểm cao để nhìn thẳng vào lịch sử, những con kền kền bẩn thỉu kiếm ăn trên sự hy sinh của người khác thì không có tư cách để tưởng niệm những người đã hòa thân mình vào đất đai biên giới.