Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

KÝ SỰ NGÀY ĐẦU TIÊN KÊU GỌI KÝ TÊN “ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC”

Với những yêu cầu về thông tin cá nhân có thể nói là khá khắt khe, ngoài họ và tên, ngày tháng năm sinh và đường link trang cá nhân, người tham gia ký tên còn phải cung cấp số điện thoại và địa chỉ. Vậy mà chỉ sau 18 tiếng kể từ khi “Lời kêu gọi ký tên ủng hộ Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền – Liên Hợp Quốc” được phát tán, đã có 77 chữ ký hợp lệ trên 90 chữ ký tham gia. Lời kêu gọi đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía cộng đồng mạng với những lời chia sẻ đầy trách nhiệm.

Bạn Nguyễn Thế Thuận đến từ Yên Thành, Nghệ An chia sẻ: “Tôi ủng hộ việc Việt Nam ứng cử vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Bởi chúng tôi là nhân dân Việt Nam và chúng tôi thấy nước Việt Nam là một nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới quyền lợi của nhân dân, luôn hướng tới sự hòa bình dân tộc, Đảng phục vụ cho dân! Tôi thấy Việt Nam có đủ tiêu chuẩn và xứng đáng để được ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc! Kính mong được sự xem xét và phê duyệt của Hội đồng Liên Hợp Quốc! ”

Một bạn trẻ khác cũng lên tiếng: Nguyễn Huy Quang: “Tôi ủng hộ Việt Nam tham gia Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam là một nước dân chủ, quyền nhân dân chính đáng luôn được Đảng và nhà nước đáp ứng đầy đủ. vì vậy tôi ủng hộ Việt Nam là thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền.”

Cô nữ sinh lớp 12 đến từ thành phố Hồ Chí Minh – Võ Thị Ngọc Huỳnh dường như muốn gửi tới các “nhà dân chủ” made in VietNam đôi dòng nhắn nhủ: “Tôi ủng hộ Việt Nam ứng cử vào hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc.Mong rằng từ việc này những kẻ mạo danh người Việt Nam đòi nhân quyền để gây áp lực xuyên tạc vu khống lên nhà nước sẽ xem lại hành vi của mình đồng thời chứng tỏ cho thế giới biết rằng nước tôi là 1 nước có chủ quyền,có nhân quyền chứ không như những điều họ đã biết thông qua một nhóm người.”

“Là người gốc Việt đang sinh sống tại CHLBĐức,tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng tốt đẹp của các bạn.Xin cám ơn !” – Đó là dòng chia sẻ của bác Nguyễn Thanh Trang – một người con xa quê đang hướng về tổ quốc.
Bạn Đào Lê Quốc Tiến - một thanh niên tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những nhận thức rất rõ ràng và đúng đắn: “1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao. Sự ủng hộ của tôi nói riêng và của những người có cùng lí tưởng, có cùng niềm tin vào một Việt Nam phát triển, thịnh vượng, ổn định trong tương lai nói chung hi vọng sẽ góp phần vào việc thúc đẩy đất nước đi lên, giúp cho xã hội thêm công bằng, dân chủ, văn minh. Cá nhân tôi cũng xin cảm ơn sự chân thành của các bạn trẻ, những thanh niên năng động đầy nhiệt huyết đã cùng nhau làm nên sự kiện ý nghĩa này!!!  :)”

Số lượng chữ ký đã và đang tăng lên từng phút, từng giờ đã khẳng định tiếng nói đích thực của cộng đồng mạng Việt Nam. Và cho đến giờ phút này chưa thấy bất kỳ hành động “khẩn cầu phá hoại” nào của các “nhà dân chủ”. Hy vọng rằng sự im lặng này đồng nghĩa với việc họ đã biết nghĩ đến lợi ích quốc gia.

Mỗi chữ ký là một viên gạch góp phần xây dựng một Việt Nam giàu mạnh. Hãy cùng chúng tôi chia sẻ Lời kêu gọi này:
https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/permalink/1420905381471300/

TM Hội những người ủng hộ PHẢN BÁC “Tuyên bố 258”
Hoàng Thị Nhật Lệ

LỜI KÊU GỌI KÝ TÊN ỦNG HỘ VIỆT NAM ỨNG CỬ VÀO HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

Thưa các bạn, hàng ngày các bạn lên mạng Internet, các bạn sẽ thấy đầy rẫy thông tin của cá nhân này, nhóm kia giống như nhóm “Tuyên bố 258” đang nhân danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, đấu tranh đòi “dân chủ, nhân quyền” cho nhân dân Việt Nam, lên án Đảng, Nhà nước đàn áp tự do ngôn luận, báo chí, người bất đồng chính kiến…Nhưng các bạn đã thấy họ làm gì vì lợi ích nhân dân Việt Nam chưa?
Bất cứ khi nào Chính phủ Việt Nam tham gia cơ chế, hội nhập vào một tổ chức quốc tế nào như WTO, TPP, Hội Đồng Nhân quyền Liên hợp Quốc… họ đều phản đối kịch liệt với đủ thứ “cáo trạng” được đưa ra xuyên tạc thực trạng dân chủ, nhân quyền để vận động quốc tế tẩy chay Việt Nam, cô lập đất nước, nhân dân Việt Nam.
Họ sử dụng một số người Việt Nam là những người vì một lý do nào đó không thỏa mãn với chính quyền làm “nhân chứng”, làm “hồ sơ nhân quyền” để vu cáo Chính phủ Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, để vận động các Chính phủ, Quốc Hội một số nước, tổ chức quốc tế ra dự luật, nghị quyết phê phán Nhà nước Việt Nam, dành ngân sách hỗ trợ cho hoạt động “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” của các cá nhân, tổ chức đó.
Họ được sự hậu thuẫn miệt mài của những cái gọi là “truyền thông quốc tế” như BBC, VOA, RFA, RFI…ngày ngày quảng bá “khách quan” một chiều về những hoạt động của họ dưới cái danh nghĩa phản ánh  “phong trào đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”. Họ bày tỏ niềm vui không giới hạn, sự chiến thắng thỏa thuê nếu được chính khách Hoa Kỳ đề nghị xem xét đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay khi các quốc gia khác đưa yêu sách kiểu như đòi trả tự do cho những trường hợp (được nhận diện là người của họ) bị xử lý vì vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam như là điều kiện “thỏa hiệp”, trao đổi lợi ích song phương, đa phương!
Cũng giống như việc Chính phủ Việt Nam đang vận động các nước ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP, việc ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc là bước đi, quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta nhằm chứng tỏ chính sách hội nhập quốc tế, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, xã hội, nâng tầm quốc gia, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, người dân được thụ hưởng các quyền lợi căn bản, sống trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Là những người dân thời đại Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của nền độc lập, hòa bình, sự ổn định để xây dựng, phát triển đất nước từ đống tro tàn lịch sử đau thương, khắc nghiệt. Việc Chính phủ Việt Nam thể hiện mong muốn trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc với cam kết quyết tâm thực hiện các mục tiêu thúc đẩy “tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và nhà nước pháp quyền, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được tăng cường”, “phấn đấu cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc hưởng thụ và bảo vệ nhân quyền cho nhân dân các nước” như khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại phiên cấp cao khóa họp lần thứ 16 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sĩ) khi Việt Nam chính thức lần đầu tiên tuyên bố ứng cử thành viên tổ chức này nhiệm kỳ 2014-2016, là đáng được ủng hộ, khuyến khích từ chính nhân dân đất nước mình. Bởi những việc làm này đều nhằm hướng tới đem lại lợi ích thiết thực lâu dài, bền vững cho chính bạn, gia đình của bạn, cộng đồng dân tộc, đất nước Việt Nam của bạn.
Bởi vậy chúng tôi kêu gọi các bạn hãy thể hiện chính kiến ủng hộ Việt Nam ứng cử thành công vị trí thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, thể hiện sự quyết tâm đồng lòng giúp Chính phủ Việt Nam thực hiện các lộ trình cam kết về thúc đẩy quyền con người. Đồng thời qua việc làm này, chúng ta cất lên tiếng nói với bạn bè quốc tế tẩy chay một số ít cá nhân, tổ chức nhân danh “người Việt Nam”, núp dưới vỏ bọc “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” phá hoại sự đoàn kết, thống nhất để xây dựng, phát triển đất nước.
Chữ ký xin điền vào mẫu http://tinyurl.com/unghovietnam với đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú và số điện thoại (Lưu ý số điện thoại chỉ dùng để thẩm định, kiểm chứng việc tự nguyện/danh tính ký tên là xác thực, không công khai). Hoặc chữ ký cũng có thể gửi về địa chỉ thư điện tử phanbactuyenbo258@gmail.com . Thời hạn ký tên từ 20h ngày 23/10/2013 đến 24h ngày 10/11/2013. Chúng tôi sẽ tập hợp danh sách này công khai trên các phương tiện truyền thông trong - ngoài nước, gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc.
Xin mời đọc bản Tuyên bố ủng hộ Việt Nam ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc bằng Tiếng Việt, tiếng Anh kèm theo : https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/permalink/1420768154818356/
HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ Facebook 
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

THÂN PHẬN CON TỐT THÍ TRONG BÀN CỜ PHẢN ĐỘNG



Phương Uyên – 1 nữ sinh trẻ, đẹp với tương lai sáng ngời đã vì vài “lý do” mà tự biến mình thành con tốt thí trong bàn cờ chính trị của những kẻ bán nước gắn tên “dân chủ”.

PHƯƠNG UYÊN LÀ AI ?

Tên đầy đủ của em là Nguyễn Phương Uyên, tính đến thời điểm bị bắt em 20 tuổi, quê Bình Thuận và đang sinh viên ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh. Phải công nhận một điều là em đẹp, em rất đẹp, nét đẹp của em căng tràn sức sống tuổi đôi mươi. Nhưng tiếc rằng ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, thay vì dùi mài kinh sử như bao bạn bè đồng trang lứa thì em lại chôn vùi tuổi xuân và có lẽ là cả cuộc đời của mình dưới cụm từ “phản động”.

YÊU NƯỚC KIỂU PHƯƠNG UYÊN

Nước thì ai mà chả yêu, chỉ có điều mỗi người có một cách thể hiện, có thể giống nhau, cũng có thể khác nhau. Nhưng tựu trung lại yêu nước đều là mong muốn đất nước mình phát triển, giàu mạnh. Phương Uyên tự nhận mình yêu nước. Chả biết thật hay giả nhưng tạm thời ta cứ công nhận là em yêu nước. Chỉ có điều cái cách mà em yêu nước nó mới khác người làm sao. Em nói em chỉ rải truyền đơn, ấy thế mà truyền đơn của em lại có dán thêm tiền mới lạ chứ, phải chăng em sợ nếu không có tiền người ta sẽ không thèm chú ý đến cái truyền đơn “yêu nước” của em. Em nói em chống Trung Quốc, thế sao em còn khuyến mại thêm cái món chống Đảng. Em được ăn học đàng hoàng tử tế lẽ nào em không hiểu một đất nước không thể phát triển nếu không ổn định chính trị, có lẽ nào em mong muốn nước ta như Ai Cập hay Syria em mới vừa lòng. Em nói em bảo vệ biển đảo quê hương thế em mua thuốc nổ để làm gì ? để đánh bom ai ? Em mua thuốc nổ mang ra liều chết với địch hay mua thuốc nổ cài vào chân tượng đài trong công viên nơi có nhiều người qua lại. Em còn bảo em cắt tay lấy máu viết “tâm thư”, nói thật Trung Quốc nó chả sợ cái “tâm thư” viết bằng máu con gì thì chỉ có trời biết, đất biết và em biết ấy đâu. Thật lòng tôi cũng yêu nước lắm, nhưng có nghĩ nát óc tôi cũng không hiểu nổi cái kiểu yêu nước của em. Đi cổ vũ cho cái chế độ ngụy quyền làm hại nhân dân đã chết từ lâu mà dám nhận là “yêu nước” sao ? Có lẽ nào trong cái sự yêu nước của em nó vẫn phảng phất mùi của tiền nên em “yêu nước” kiểu ấy ?

PHẬN CON TỐT THÍ

Ở một mức độ nào đó, có thể nói Phương Uyên chỉ là một con cờ và người chơi cờ sẵn sàng vứt đi khi quân cờ ấy không còn giá trị lợi dụng. Trên thực tế giá trị quân cờ Phương Uyên tạm không còn hữu dụng trên bàn cờ nhưng ở ngoài bàn cờ thì vẫn còn giá trị lợi dụng thể hiện qua việc “Yêu Nước, Phạm Tội Gì?”. So với những nhân vật tai to mặt nhớn như Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Trương Duy Nhất hay Điếu Cày thì Uyên chỉ là một con tép không hơn không kém. Những kẻ đứng sau giật dậy em – những nhà dân chủ - Việt Tân, Hội anh em dân chủ cần cái tuổi đời non trẻ của em, cần cái mác sinh viên của em. Để ra trước tòa em dõng dạc tuyên bố mình là đại diện cho giới trẻ còn các nhà dân chủ thì lũ lượt kêu gào em là sinh viên yêu nước mà giấu nhẹm đi cái hành động “yêu tiền” hơn “yêu nước” của em. Tòa án Long An phúc thẩm cho em hưởng án treo không phải vì sợ em hay sợ những luận điệu xuyên tạc của những kẻ đứng sau lưng em. Chẳng qua em chỉ là con tốt vô giá trị nên chính quyền chả thiết giữ em trong tù làm gì cho tốn cơm, tốn chỗ. Em đừng tưởng được các nhà “dân chủ” hô hào là “sinh viên yêu nước” thì to, thật ra chúng chỉ lợi dụng cái hình ảnh của em mà thôi. Về cơ bản mà nói, nếu em bị bỏ tù, người ta sẽ có cớ tôn em lên thành thánh, có khi lại tung tin em "tuyệt thực" để phục vụ mưu đồ chính trị ấy chứ. Còn khi em được án treo, em phải chịu sự giám sát chặt chẽ của địa phương, muốn đi đâu cũng khó, muốn nói gì cũng phải uốn lưỡi bảy lần. Dần dà, em sẽ mất giá trị lợi dụng, hình ảnh của em sẽ phai mờ như Hoàng Lan, Tiến Trung, Công Nhân, Quảng Độ, Công Định... mà thôi.

KẾT

Tuổi đời em còn trẻ, tương lai em còn dài, bản án pháp luật dành cho em quá nhẹ so với cái tội của em, những dù sao đó cũng là một cơ hội để em làm lại cuộc đời mình. Nếu em còn ngoan cố, thì thay vì thắp đèn cho tương lai, em lại đưa cuộc đời mình chìm sâu vào bóng tối. Trên đầu em là cái án treo 3 năm kèm thêm 3 năm quản chế, dù rằng em không phải chịu án ngục tù sau song sắt nhưng cái án dư luận sẽ không bao giờ buông tha cho em. Các cụ ta vẫn có câu : Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Cái cụm từ “phản động” sẽ theo em suốt cuộc đời. Nhưng thôi, dù sao phiên tòa khép lại, bản án dành cho em cũng đã được định đoạt. Hãy nắm lấy cơ hội này mà làm lại cuộc đời vốn đã chẳng đẹp đẽ gì của mình. 


P/s : bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả

CẢNH GIÁC TRƯỚC ÂM MƯU CHIA RẼ DÂN TỘC



Xung quanh vụ việc một số giáo dân Giáo xứ Mỹ Yên quá khích, có hành vi vi phạm pháp luật, gây nên sự hỗn loạn ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đã và đang được các trang web phản động phản ánh theo chiều hướng “đổi trắng thay đen” để biện minh cho những hành động vi phạm pháp luật có chủ đích, có hệ thống. Sau đây là vài “ngu ý” của tác giả trước sự việc trên.

GIÁO DÂN CŨNG LÀ CÔNG DÂN

Mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật để duy trì trật tự xã hội, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Phàm là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì bất kể ai cũng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Giáo dân cũng vậy. Các chính sách của nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của đồng bào công giáo, tuy nhiên không vì thế mà giáo dân nằm ngoài pháp luật. Bất cứ ai vi phạm pháp luật thì đều bị trừng trị nhằm đảm bảo công bằng xã hội, đồng bào công giáo không nên nghe theo những kẻ xấu kích động mà có những hành vi vi phạm pháp luật. Lúc bàn tay đã nhúng chàm thì “xưng tội” hay “rửa tội” không thay thế cho việc “đền tội” được đâu.

XUYÊN TẠC

Bài “Công an Nghệ An bắt giữ người trái pháp luật” của đài RFA ngày 4/8 có viết : “Hai giáo dân Công giáo thuộc Giáo họ Trại Gáo xứ Mỹ Yên bị bắt hồi ngày 27 tháng 6 vừa qua là ông Ngô Văn Khởi, 53 tuổi và ông Nguyễn Văn Hải 43 tuổi. Ông Ngô Văn Khởi từng là một thành viên trong Ban Hành Giáo của giáo xứ và ông Nguyễn Văn Hải hiện là một giáo lý viên của giáo xứ. Cả hai bị cơ quan chức năng bắt khi họ đang trên đường đi công việc của bản thân, và mãi đến hơn một tuần lễ sau đó gia đình mới nhận được thông báo đề ngày 28 tháng 6 của cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng”. 1 trang web trong nước đăng tải các nội dung về Công giáo nhận định việc bắt giữ 2 giáo dân trên là “bắt cóc theo hình thức khủng bố”, “bí mật bắt không có lý do và không thông báo cho người thân”. Xét thấy, các kênh thông tin trên đều nhằm vào cụm từ “bắt người trái phép”, vậy như thế nào là bắt người hợp pháp ?

SỰ THẬT

Trước hết phải khẳng định hành vi vi phạm pháp luật của hai giáo dân này là quá rõ ràng. Ngày 22/5/2013, hai đối tượng này đã cùng với một số đối tượng quá khích hô hoán, kích động đám đông bao vây, đánh đập người gây thương tích một cách vô cớ và đập phá gây thiệt hại tài sản hàng trăm triệu đồng tại nhà anh Đậu Văn Sơn ở xã Nghi Phương - huyện Nghi Lộc. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự với 4 tội danh “Gây rối trật tự công cộng”, “bắt giữ người trái pháp luật”, “Hủy hoại tài sản ” và “Cố ý gây thương tích ”. Khi bắt giữ các bị can, cơ quan chức năng đã tiến hành đúng theo quy định của Điều 80, Luật Tố tụng hình sự về “bắt bị can, bị cáo để tạm giam ”, như “ có lệnh bắt bị can của thủ trưởng cơ quan điều tra ”, “khi tiến hành bắt người tại nơi khác có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người”... Như vậy, việc bắt 2 giáo dân có hành vi vi phạm pháp luật như trên không thể gọi là “bắt người trái phép”.

Việc hàng trăm giáo dân kéo đến trước trụ sở UBND xã Nghi Phương (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) la ó, gây rối làm gián đoạn cuộc họp quân dân chính mở rộng do Chính quyền xã Nghi Phương tổ chức. Hơn thế nữa, những giáo dân này còn dùng đá, gậy gộc và nhiều loại hung khí (được chuẩn bị trước) tấn công các cán bộ và người dân có mặt ở trụ sở xã tại thời điểm này, khiến nhiều người bị thương nặng. Xét thấy đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng có tổ chức. Nếu chỉ vì đồng bào công giáo gây áp lực mà chính quyền thả người vi phạm thì chẳng phải pháp luật đã bị xem nhẹ. Và sau này bất cứ ai phạm tội, chỉ cần huy động anh em họ hàng, làng xóm đến gây áp lực với chính quyền để được tự do thì còn gì là quốc pháp, là gia quy.

THAY CHO LỜI KẾT

38 năm thống nhất nhưng đất nước ta chưa một ngày được yên trước các thế lực thù địch , chúng luôn tìm mọi cách để phá hoại đất nước ta thông qua âm mưu lâu dài “diễn biến hòa bình, bạo loạn, lật đổ”. Chia rẽ, kích động tôn giáo là một trong những chiêu bài thâm hiểm của bọn chúng. Thiết nghĩ bên cạnh niềm tin vào Tôn giáo thì niềm tin vào pháp luật cũng là bổn phận phải có của 1 công dân.


P/s : Bài viết mang quan điểm cá nhân của tác giả

CÂU CHUYỆN VIẾNG NGƯỜI

Cậu bạn thân của mình đang là du học sinh tại Nhật. Ngày nào cậu ấy cùng các bạn cũng mở máy tính theo dõi tin tức từ quê nhà. Khi mà nỗi đau miền Trung chưa kịp nguôi thì những người con xa quê ấy lại nhói lòng khi nghe đại tướng Võ Nguyên Giáp mất. Và họ - những du học sinh học viện ngôn ngữ Meros và trường đại học Chuo đã quyết định gom góp những đồng tiền mà họ phải vất vả làm thêm để trang trải cuộc sống nơi xứ người, cử một đại diện về nước viếng đại tướng. 1126,8 USD cho cặp vé khứ hồi và cậu bạn mình đã nhận trọng trách thiêng liêng này. Cậu kể gần 6h ngồi trên máy bay dù rất mệt nhưng cậu không sao chợp mắt nổi, hình ảnh đại tướng, hình ảnh những giọt nước mắt của du học sinh xứ người cứ ùa về trong tâm trí cậu. Những dòng thư chứa chan tình cảm, những con chữ như nhảy múa trong đầu.

- Đại tướng ơi, người nỡ bỏ dân tộc mà đi thế sao đại tướng.
- Ngày đại tướng đi con ở xa quá, con không thể về để đặt lên mộ Người cành hoa, con không thể về để dâng lên Người nén nhang, con chỉ biết gửi tình cảm của mình vào những con chữ, mong rang đại tướng trên trời cao nghe thấy lời con. Con cảm ơn đại tướng.
- Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của thời gian, dẫu biết rằng ngày này sẽ đến nhưng sao nghe tin mà con bàng hoàng quá đại tướng ơi. Đại tướng ơi, mong Người ra đi thanh thản, chúng con học tập thành tài, nhất định sẽ quay về quê hương, đất nước.
- Hôm trước con gọi điện về nhà, mẹ con khóc rất nhiều và nói ngôi sao khuê của dân tộc mình vừa tắt, con bàng hoàng không tin đấy là sự thật. Đại tướng nỡ bỏ dân tộc mình sao đại tướng ơi.
- …
Những dòng chữ nắn nót nhòe nước mắt là tình cảm, là sự tiếc thương vô hạn của những người con xa quê.

Vừa xuống máy bay, cậu bạn mình quên cả việc trưa nay chưa ăn gì ngoài bữa ăn nhẹ trên máy bay, cậu đến ngay phố Hoàng Diệu. Con phố rợp bóng cây xanh có căn nhà số 30 – nơi đại tướng đã sống những năm cuối đời – nơi mà trái tim những du học sinh xa quê đang hướng về tổ quốc. Hôm nay đã là ngày thứ ba gia đình đại tướng mở cửa cho nhân dân vào viếng mà chúng tôi vẫn phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ mới tới lượt. Đằng trước là gia đình nhỏ, cậu bé chập chững biết đi tay cầm bức ảnh của đại tướng. Đằng sau là những bạn sinh viên mặc nguyên áo xanh tình nguyện, bên cạnh là cụ bà đã ngoài 80 mới từ Sơn La xuống. Đâu đó tiếng một bác cựu chiến binh đã từng là lính dưới quyền đại tướng kể cho đứa cháu nhỏ những câu chuyện về vị tướng lừng danh đã làm nên một chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Lần thứ 2 mình vào viếng đại tướng, vẫn căn nhà ấy, vẫn khu vườn ấy mà đại tướng giờ không còn nữa. Những giọt nước mắt nóng hổi như chảy từ trong tim ra. Cậu bạn mình im lặng viết những dòng tưởng niệm. Mình cũng viết, mình viết những dòng này thay cho một chiến sĩ hải quân đang đồn trú tại Trường Sa với lời nhắn: “Chúng con xin thề trước vong linh Người, chúng con sẽ bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương đến hơi thơ cuối cùng. Chúng con cảm ơn Người”.

Bước dưới bóng cây rợp mát đường Hoàng Diệu, cậu bạn mình đã nói một câu khiến mình suy nghĩ mãi : “Đại tướng ơi ! Trên trời cao Người có biết cả dân tộc đang khóc thương Người”.



QUẢNG BÌNH ƠI ! ĐẠI TƯỚNG SẮP TRỞ VỀ



Hà Nội những ngày trời cuối thu
Lá vàng rơi xạc xào con phố nhỏ
Cả dân tộc giật mình nghe tin dữ
Người đã về với Bác rồi sao ?

Cuộc đời Người là những trận trường chinh
Bước chân Người trên Trường Sơn còn đó
Điện Biên Phủ đang mong Người ghé lại
Vậy mà Người đã yên giấc ngàn thu.

Hàng triệu người tự cài lấy băng tang
Cũng tiễn đưa người anh hùng dân tộc
Ước nguyện cuối Người mong về đất mẹ
Quảng Bình ơi ! Đại tướng sắp trở về !

[ Hoàng Thị Nhật Lệ]

Hình ảnh đảo Yến - nơi an nghỉ theo ước nguyện của đại tướng

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”


HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Trả lời thư “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên”

Vừa qua chúng tôi VÔ TÌNH đọc được thư Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” ký tên 20 thành viên của nhóm “Tuyên bố 258” trên một số blog, facebook phía bên các bạn nhóm “Tuyên bố 258”. Cũng vì chúng tôi không trực tiếp được các bạn gửi đến trang blog/facebook của HỘI nên băn khoăn, liệu đây có phải lời mời chân thành không hay là chiêu trò quen thuộc như kiểu bạn Phạm Thanh Nghiên gửi thư cho Võ Khánh Linh nhưng block, không cho bạn Võ Khánh Linh vào gửi thư trả lời, cũng như giả vờ không biết thư trả lời được Võ Khánh Linh “gửi gắm” trên FB bạn Mẹ Nấm Gấu, rồi tự sướng trên Facebook nhà mình vì đối phương không dám “đối thoại”?

Nhưng xét trong thời đại công nghệ thông tin, những chiêu trò, thủ thuật trẻ con đó chẳng đáng đếm xỉa. Khi thư mời đã đăng công khai trên Facebook của các bạn thì chúng tôi cũng nên có tiếng nói và mong rằng thư này sẽ được HIỆN trên Facebook của 20 người ký tên và trang Dân Làm Báo (nơi mà chúng tôi thấy cập nhật khá đầy đủ, sớm nhất những bài viết liên quan đến nhóm Tuyên bố 258” nhưng chưa từng xuất hiện bài viết nào của thành viên HỘI chúng tôi)?

HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 chính thức KHÔNG THỂ và thấy KHÔNG CẦN THIẾT thực hiện lời mời “Mời thảo luận về Tuyên bố 258 trong tinh thần dân chủ đa nguyên” vì những lý do chúng tôi đưa ra sau đây.

Chúng tôi thấy KHÔNG CẦN THIẾT là:
Thứ nhất, lý do và cơ sở để chúng tôi phản bác Tuyên bố 258 đã được chúng tôi nêu rất rõ ràng, rành mạch trong các bản sau:


Trong đó chúng tôi đã khẳng định Điều 258 Bộ luật Hình sự là đúng đắn, cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức và các cá nhân trong xã hội, là sự bảo vệ lợi ích của đa số trước thiểu số, cá nhân có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Điều luật này phù hợp với tinh thần Điều 29 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và các Điều 18,19, 20 trong Công ước quốc tế về Quyền Dân sự và Quyền Chính trị. Điều luật này là sự cần thiết để bảo vệ sự an toàn công cộng, trật tự, sức khỏe, hay đạo đức hay quyền căn bản và tự do của người khác. Quan trọng nhất điều luật này được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam, chỉ được thay thế và sửa chữa bởi Quốc Hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam chứ không một thế lực nào, quốc gia nào hay cơ chế nào có thể can thiệp, chi phối quyền lực của cơ quan đại diện nhân dân Việt Nam này.

Chúng tôi chứng minh rất rõ rằng hành động của nhóm Tuyên bố 258 tiếp xúc với Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR), các đại sứ quán Mỹ, Thụy Điển, Australia, Đức, Phái đoàn EU và G4, cùng nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền và truyền thông để vận động họ gây sức ép Nhà nước Việt Nam (không đúng chủ thể) hủy bỏ Điều 258 BLHS là cách thức YÊU NƯỚC CỦA TRẦN ÍCH TẮC, thậm chí nhiều người đã chứng minh và phê phán nặng nề hơn là “cõng rắn cán gà nhà”, “rước voi về giày mả tổ”…

Thứ hai, các bạn Tuyên bố 258 cho rằng “Những hoạt động vận động này đã được sự đồng tình và hưởng ứng của nhiều công dân Việt Nam. Sự quan tâm cao của quốc tế và việc các cơ quan, đại sứ quán, tổ chức đã gặp và nhận Tuyên bố 258 là một minh chứng cụ thể.” thì chúng tôi đã chứng minh cho các bạn thấy, trong 20 ngày, bản PHẢN BÁC Tuyên bố 258 đã thu được 657 chữ ký hợp lệ (trong số gần 1000 chữ ký) và chúng tôi đã hình thành được Cộng đồng HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258 với những thành viên nhiệt huyết, trẻ trung.

Thứ ba, các thành viên sáng lập, thành viên tích cực của HỘI chúng tôi đã công khai đối thoại, tranh luận, trả lời các bài viết, thậm trí cả đài RFA kể cả trong các tình huống phía các bạn không thực sự cởi mở, dân chủ, tôn trọng chút nào, nếu không muốn nói rằng bì ổi, vô liêm sỉ như thành viên nhóm Tuyên bố 258 Nguyễn Lân Thắng (và khá nhiều thành viên Tuyên bố 258 đã công khai ủng hộ cách thức hành xử của thành viên Nguyễn Lân Thắng), đơm đặt như Đoan Trang và mạng nặng sự hằn học, sỉ nhục của trình độ văn hóa, nhận thức thấp kém như Phạm Thanh Nghiên… Chúng tôi thấy cảnh cửa “đối thoại trên tình thần dân chủ đa nguyên” quá hẹp, cùng lắm mới chỉ dừng ở khẩu hiệu các bạn đưa ra mà ít có khả năng trở thành hiện thực.

Chúng tôi thấy KHÔNG THỂ đối thoại được với các bạn nhóm Tuyên bố 258 vì:

Thứ nhất, các tác giả Vũ Hợp Lân, Vũ Văn Tính thuộc báo Nhân Dân là nơi chúng tôi không có quan hệ, không biết và không đủ khả năng yêu cầu. Nhà phê bình văn học Đông La không phải là thành viên của HỘI, bác Đông La từ chối ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 vì cho rằng KHÔNG ĐÁNG. Bởi vậy chúng tôi không thể NGANG HÀNG mà THẢO LUẬN hay ĐỒNG Ý được với các tác giả trên “về thời gian, địa điểm và những nguyên tắc điều hành thảo luận” với các bạn được. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về HY VỌNG KHÔNG THỂ CÓ này.

Thứ hai, từ lý do căn bản nêu trên nên các bước 2,3,4 được các bạn VẼ ra như “Báo Nhân Dân, nơi đã đăng bài viết của ông Vũ Hợp Lân và cũng là "Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và Nhân Dân Việt Nam" như đã xưng danh dưới nhãn hiệu của báo, tham dự và đưa thông tin trung thực”, “Các cơ quan truyền thông của Đảng Cộng sản và Nhà nước đồng đăng tảiTuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 để nhân dân được biết và có một cái nhìn khách quan” hay “ Bất kể ai quan tâm đều có thể đến tham dự, tự do ghi hình buổi tranh luận và công bố trên mạng truyền thông xã hội” xem ra quá HÃO HUYỀN với chúng tôi và các bạn.

Thứ ba, chúng tôi đánh giá cao và nhận thấy việc báo Nhân dân, Công an nhân dân, Phụ nữ today hay báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh đã đưa tin, phản ảnh, bình luận về hoạt động, lập luận tranh luận và phản bác của 2 nhóm Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258 là sự quan tâm của báo chí với dư luận xã hội, mặc dù 2 nhóm chúng ta mới chỉ chiếm số lượng rất khiêm tốn trong hàng triệu triệu blogger/facebooker đang sinh hoạt trên mạng xã hội. Thông thường mà thấy những báo lớn, có uy tín, ảnh hưởng trong xã hội đó chỉ quan tâm đến những vấn đề bức xúc, cấp thiết của đa số nhân dân hay cộng đồng, độc giả của họ, nhưng việc làm này đã chứng tỏ các báo trên thực sự đi sâu sát với thực tiễn cuộc sống, quan tâm hơn đến nhu cầu THIỂU SỐ. Bởi vậy chúng tôi thấy các bạn đưa ra các YÊU CẦU khủng như trên là điều kiện để ĐỐI THOẠI xem như làm khó với chúng tôi, là sự BẤT KHẢ THI. Yêu cầu một trong số các báo trên đã là khó khăn, các bạn còn TƯỞNG TƯỢNG đến cả hệ thống báo chí ĐỒNG ĐĂNG TẢI Tuyên bố 258 và Phản bác Tuyên bố 258, chúng tôi nghĩ chắc chỉ có Tổng thống Obama quên đi hiện trạng nước Mỹ hiên nay sang thăm Việt Nam thời điểm nay may chăng có được ĐẶC ÂN đó.

Tóm lại, chúng tôi nhận thấy lời mời của các bạn là KHÔNG KHẢ THI, có vẻ như nhằm TRÌNH DIỄN là chính. Bởi vậy những mục tiêu như hướng tới “ tinh thần "nhân dân làm chủ" và mỗi công dân đều có quyền lên tiếng về mọi vấn đề liên quan đến đất nước; trong ước muốn xây dựng nền tảng cho một xã hội thực sự dân chủ và đa nguyên ” được tạo dựng, thể hiện trên những nền tảng THIẾU CHÂN THÀNH, THIẾU TÍNH XÂY DỰNG như thế thật đáng lo ngại.

Điều đáng lưu ý nữa là trong danh sách các bạn ký tên, các bạn hiện đang sống ở TP Hồ Chí Minh như Nguyễn Hoàng Vi, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Sỹ Hoàng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Châu Văn Thi dùng địa danh “Sài Gòn”. Nếu nói các bạn QUÊN tên địa danh là sự xúc phạm, nhưng ít nhất là các bạn đã thể hiện sự thiếu TÔN TRỌNG TỐI THIỂU trong đề nghị gửi đến chúng tôi và các cơ quan truyền thông, nếu nói nặng nề hơn là sự hoài vọng của các bạn về một chính thể đã CHẾT vì sự PHI NGHĨA, PHẢN BỘI DÂN TỘC của nó đã được chứng minh bằng LỊCH SỬ cha anh ta

Dù đưa ra các lý do nêu trên, những HỘI chúng tôi vẫn sẵn sàng trả lời, đối thoại, tranh luận bất cứ vấn đề gì phía các bạn nêu ra trên tinh thần TÔN TRỌNG lẫn nhau và thể hiện mong muốn đối thoại thực sự. Chúng tôi cũng xin lỗi cho việc trả lời chậm chễ vì lý do đã nêu trên (không được các bạn gửi trực tiếp dù rằng chúng tôi có địa chỉ email, blog, facebook công khai) và mới đây thôi admin Hương Lan Le của chúng tôi liên tục bị report tài khoản facebook vì chiêu trò rất hạ cấp nào đó.

HỘI NHỮNG NGƯỜI PHẢN BÁC TUYÊN BỐ 258
Địa chỉ thư điện tử: Phanbactuyenbo258@gmail.com

THÔNG BÁO VỀ LỄ TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP



Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5/10/2013, Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.

Thông báo ghi rõ: "Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Lễ viếng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013.

Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013.

Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).


Trong hai ngày tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngày 12 và ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí


[Hoàng Thị Nhật Lệ]

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP


Tư tưởng quân sự "Chiến tranh nhân dân" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

TIỂU SỬ ĐẠI TƯỚNG

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911[1], mất ngày 4 tháng 10 năm 2013) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trongChiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).Ông cũng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, Trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông là nhà chỉ huy quân sự nổi bật nhất bên cạnh Hồ Chí Minh trong suốt cuộc chiến và lãnh đạo nhiều chiến dịch lớn cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và mẹ là bà Nguyễn Thị Kiên.

Về họ ngoại, ông ngoại Võ Nguyên Giáp quê ở tận Mỹ Đức, đầu nguồn sông Cẩm Ly, một vùng sơn cước, dưới dãy Trường Sơn; từng tham gia Phong trào Văn thân-Cần Vương, làm đến chức Đề đốc coi đại đồn tiền vệ, sau bị quân Pháp bắt, tra tấn dã man, nhưng một mực trung thành, không một lời khai báo. Về họ nội, Võ Nguyên Giáp sinh trưởng trong một dòng họ lớn, có tiếng tăm tại làng An Xá.

Thân phụ ông, Võ Quang Nghiêm, là một nho sinh thi cử bất thành về nhà làm hương sư và thầy thuốc Đông y trong làng. Gia đình Võ Nguyên Giáp có 7 anh chị em, nhưng người anh cả và chị cả mất sớm nên còn lại năm, 3 người con gái và 2 người con trai là Võ Nguyên Giáp và Võ Thuần Nho, sau này là Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Gia đình cụ Nghiêm thuộc diện nghèo trong làng, quanh năm phải vay nợ nặng lãi của các nhà giàu như nhà Khóa Uy, một Hoa kiều giàu có ở làng Tuy Lộc kề bên. Võ Nguyên Giáp đã có lần theo mẹ chèo thuyền chở thóc đi trả nợ.

Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho cậu nghe về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động, đã gieo vào lòng cậu bé những ấn tượng không bao giờ phai mờ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này.

Cha ông là một nhà Nho nên dạy dỗ con cái rất nghiêm cẩn trong sinh hoạt gia đình và học hành, giữ gìn nề nếp gia phong của đạo Khổng. Ông khuyên dạy con: "Chữ Nho là chữ của Thánh hiền, là nho sinh, các con không được nghịch ngợm, dẫm đạp lên sách vở chữ Nho". Ông dạy đám học trò cùng hai con ông: Tạm thiện tự, Ngũ thiên tự và cả Ấu học tân thư.

Võ Nguyên Giáp học chữ Nho không nhiều nhưng những đạo lý học được trong các sách của Thánh hiền Nho gia, đặc biệt là Ấu học tân thư, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong cả cuộc đời ông. Học xong lớp 3 Võ Nguyên Giáp phải xuống thị xã Đồng Hới học tiếp. Đồng Hới khi đó thuộc tỉnh lỵ Quảng Bình, cách làng An Xá của cậu trên 20 cây số, nằm bên bờ Nhật Lệ trong xanh, với thành cổ bao quanh từ thời Gia Long năm thứ 10 (1812) và được xây lại bằng gạch năm Minh Mạng thứ năm (1824). Những năm học ở thị xã Đồng Hới, Võ Nguyên Giáp ở trọ nhà người quen của cụ Nghiêm.

Cậu được gia chủ quý mến coi như con cháu trong nhà, không lấy tiền trọ, cậu được học với nhà sư phạm có tiếng, thầy giáo Đào Duy Anh. Hai năm học ở tiểu học Đồng Hới, hàng tháng cậu luôn đứng đầu lớp. Tại kỳ thi tốt nghiệp bậc sơ học, cậu đỗ đầu toàn tỉnh. Về làng cậu được dân làng nể trọng, gia đình rất tự hào về cậu. Năm 1925, Võ Nguyên Giáp rời trường Tiểu học Đồng Hới ở quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế (ông đỗ thứ hai sau Nguyễn Thúc Hào).

QUÁ TRÌNH ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG

Hai năm sau, ông bị đuổi học cùng với Nguyễn Chí Diểu, Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều), Phan Bôi sau khi tổ chức một cuộc bãi khóa. Ông về quê và được Nguyễn Chí Diểu giới thiệu tham gia Tân Việt Cách mạng Đảng, một đảng theo chủ nghĩa dân tộc nhưng có màu sắc cộng sản thành lập năm 1924 ở miền Trung Việt Nam. Nguyễn Chí Diểu cũng giới thiệu Võ Nguyên Giáp vào làm việc ở Huế, tại nhà xuất bản Quan hải tùng thư do Đào Duy Anh sáng lập và ở báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Tại đây, Võ Nguyên Giáp bắt đầu học nghề làm báo, chuẩn bị cho giai đoạn hoạt động báo chí trong thời Mặt trận Bình dân Pháp. Tháng 4/1927 tại trường Quốc học Huế lại diễn ra một cuộc bãi khóa rầm rộ với mô lớn.

Nguyễn Chí Diểu bị tên giám thị Pháp chú ý, coi là kẻ cầm đầu những cuộc đấu tranh bãi khóa ở trường, nên đuổi học. Võ Nguyên Giáp liền bàn với Nguyễn Khoa Văn tiếp tục tổ chức bãi khóa để phản đối việc Diểu bị đuổi học. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học, phải trở về quê nhà. Bỗng nhiên một hôm Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Võ Nguyên Giáp. Diểu mang theo một tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện cuộc họp của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu, trong đó có 2 bài phát biểu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Các tài liệu này đã khiến Võ Nguyên Giáp thực sự xúc động.

Mùa hè năm 1928, Võ Nguyên Giáp trở lại Huế, bước vào đời của một chiến sĩ cách mạng. Tại Huế, Nguyễn Chí Diểu giới thiệu Võ Nguyên Giáp đến làm việc ở Quan Hải Tùng thư, một nhà xuất bản do Tổng bộ Tân Việt chủ trương, trụ sở đặt ở phố Đông Sa. Sáng lập viên là Đào Duy Anh. Tại đây Võ Nguyên Giáp có điều kiện tiếp xúc với những học thuyết kinh tế, xã hội, dân tộc, cách mạng. Đặc biệt là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) do Nguyễn Ái Quốc viết từ Pháp gửi về. Đầu tháng 10 năm 1930, trong sự kiện Xô Viết Nghệ Tĩnh, Võ Nguyên Giáp bị bắt và bị giam ở Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái, em trai là Võ Thuần Nho và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng...

Sau này Liệt sỹ Nguyễn Thị Quang Thái chính là người vợ đầu tiên của Đại Tướng. Đại tướng có một con với Bà là Võ Hồng Anh. Bà Nguyễn Thị Quang Thái hẹn, khi con cứng cáp sẽ đi thoát ly hoạt động. Nhưng cả hai không ngờ lần chia tay năm 1940 cũng là lần vĩnh biệt. Bà Thái bị giặc Pháp bắt giam và chết ngay trong ngục tù. Bà hi sinh khi còn rất trẻ, nhiều người biết đến bà như một hình tượng người phụ nữ mẫu mực, kiên trung, yêu nước. Cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, Võ Nguyên Giáp được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế ngăn cấm không cho ở lại Huế.

Ông ra Hà Nội, học trường Albert Sarraut và đỗ. Ông nhận bằng cử nhân luật năm 1937 (Licence en Droit). Do bận rộn hoạt động cách mạng, vào năm 1938, ông bỏ dở học chương trình năm thứ tư về Kinh tế Chính trị và không lấy bằng Luật sư. Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.Tháng 5 năm 1939, Võ Nguyên Giáp nhận dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội do Hoàng Minh Giám làm giám đốc nhà trường.

Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh là Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng lên Cao Bằng rồi vượt biên sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hồ Chí Minh đã thấy Võ Nguyên Giáp là người triển vọng nên liên hệ với Đảng cộng sản Trung Quốc và cử anh đi học quân sự tại căn cứ địa Diên An. Trên đường tới Diên An, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh gọi quay lại vì tình hình thế giới có nhiều thay đổi lớn. Ở châu Âu, phát xít Đức đã xâm chiếm Pháp. Hồ Chí Minh nhận định tình hình Đông Dương sẽ chuyển biến nhanh, cần gấp rút trở về nước chuẩn bị đón thời cơ.

NHỮNG CHIẾN CÔNG OANH LIỆT

Võ Nguyên Giáp gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương trong năm này và bắt đầu các hoạt động của mình trong Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, một tổ chức chống phát-xít và đấu tranh cho độc lập của Việt Nam. Năm 1941 đúng dịp tết Nguyên đán Tân Tỵ, Võ Nguyên Giáp cùng Hồ Chí Minh trở về Cao Bằng. Trong thời gian ở hang Pắc Bó, Hồ Chí Minh tiên đoán cách mạng sẽ thành công vào năm 1945, một dự đoán chuẩn xác, và tiến hành xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng

Ngày 22 tháng 12 năm1944, theo hướng dẫn của Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại chiến khu Trần Hưng Đạo với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 25 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy đội quân này lập chiến công đầu tiên là tập kích diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945, Võ Nguyên Giáp trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, Võ Nguyên Giáp được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng (nay gọi là Thứ trưởng) Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời (từ ngày 28 tháng 8 đến hết năm 1945) và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ.Trong Chính phủ Liên hiệp, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (cho đến tháng 7 năm 1947 và từ tháng 7 năm 1948 trở đi). Cũng trong năm 1946, ông kết hôn với bà Đặng Bích Hà (con gái giáo sư Đặng Thai Mai).

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chiến tranh Đông Dương chính thức bùng nổ. Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản, ông bắt đầu chỉ đạo cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 9 năm chống lại sự trở lại của người Pháp (1945-1954) trên cương vị Tổng chỉ huy và Tổng Chính ủy, từ năm 1949 đổi tên gọi là Tổng tư lệnh quân đội kiêm Bí thư Tổng Quân uỷ. Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp thụ phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi

Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: "Đánh thắng đại tá phong đại tá, đánh thắng thiếu tướng phong thiếu tướng, thắng trung tướng phong trung tướng, thắng đại tướng phong đại tướng". Cùng đợt thụ phong có Nguyễn Bình được phong Trung tướng; Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong Thiếu tướng.

Tháng 8 năm 1948, ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa mới được thành lập. Từ tháng 8 năm 1945 Võ Nguyên Giáp là một trong 5 ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương và trở thành ủy viên Bộ Chính trị (thay thế Ban Thường vụ Trung ương) Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1951.

Như các danh tướng Việt Nam trong lịch sử, Võ Nguyên Giáp chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại.

Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tên gọi là Chiến tranh nhân dân kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân. Năm 1954, Võ Nguyên Giáp được Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trước khi ra trận, Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Pháp.

Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người hùng của thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch luôn xem Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp cùng với Thiếu tướng Hoàng Văn Thái làm tham mưu trưởng chiến dịch:

1. Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)

2. Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)

3. Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950)

4. Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)

5. Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)

6. Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)

7. Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)

8. Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)

9. Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ mang đậm việc tạo thế, tổ chức hậu cần, thay đổi chiến thuật. Sau chiến dịch này, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết, đặt dấu chấm hết cho sự có mặt của người Pháp ở Việt Nam sau hơn 80 năm.

Đại tướng cũng thường xuyên được các chính khách hàng đầu trên thế giới đến thăm hỏi tại tư dinh của Đại tướng. Đại tướng được coi là một tượng đài sống và có ảnh hưởng sâu rộng đến Việt Nam hiện nay, tầm ảnh hưởng rất lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Tổng hợp : Hoàng Thị Nhật Lệ

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

BÀI THƠ NHỚ ANH NGƯỜI ANH CẢ !





ĐẠI đoàn kết nhân dân là sức mạnh.
TƯỚNG và quân lớn mạnh bởi kết đoàn.
VÕ học trí cao anh tài cứu quốc.
NGUYÊN khí thịnh suy vận nước là đây.
GIÁP trận chiến công vang kháp toàn cầu.

KÍNH già thương trẻ sáng ngời đạo đức.
YÊU mến vì dân suốt đời tận tụy
MUÔN vạn chiến công sử ghi huyền thoại.
ĐỜI người hiển vinh non sông mãi lưu danh...

[Hoàng Thị Nhật Lệ]


THƯ CỦA CỘNG ĐỒNG BLOGGER PHẢN BÁC “TUYÊN BỐ 258” GỬI CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN, BÁO CHÍ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2013

Kính gửi:
-       Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
-       Vụ Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao
-       Văn phòng Nhân quyền Chính phủ
-       Thông tấn xã Việt Nam và các báo đài trong nước
-       Đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội và các tổ chức nhân quyền quốc tế

Thời gian vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện một nhóm người tự xưng là đại diện của mạng lưới blogger Việt Nam thành lập một bản yêu sách mang tên “Tuyên bố 258”. Bản tuyên bố này cho Điều 258 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã vi phạm công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đồng thời khẳng định nếu Việt Nam muốn ứng cử vào hội đồng nhân quyền thế giới thì phải bãi bỏ điều luật này.

Với 103 chữ ký, bản Tuyên bố 258 đã được nhóm người này đưa đến một số đại sứ quán và tổ chức quốc tế, yêu cầu quốc tế can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đồng thời họ cũng khẳng định việc xóa bỏ điều 258 sẽ là tiền đề cho việc xem xét lại hệ thống luật pháp của Việt Nam.

Chúng tôi thấy rằng:

- Trên thực tế, Điều 258 Bộ luật hình sự nhằm xử lý những kẻ có hành vi “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Đây rõ ràng là điều luật cần thiết để bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn những hành vi lợi dụng thực hiện quyền tự do, dân chủ cá nhân xâm hại đến quyền lợi chung của xã hội, cộng đồng, tập thể và cá nhân khác. Không có một xã hội nào chấp nhận một sự tự do không có giới hạn nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội và quyền lợi công bằng cho tất cả các cá nhân trong xã hội đó. Với suy nghĩ đó, chúng tôi cho rằng tinh thần của điều 258 vô cùng cần thiết và thực tế xã hội hiện nay cần nhiều hơn nữa các điều luật tương tự, cụ thể hóa hơn nữa nhằm ngăn chặn, nghiêm trị các hành vi lợi dụng các quyền dân sinh, dân chủ để xâm hại đến lợi ích chung của cộng đồng.

- 103 người nhưng tự xưng là mạng lưới blogger Việt Nam thực chất chỉ là một hành động tiếm danh cộng đồng blogger Việt Nam sử dụng vào mục đích phá hoại sự ổn định của xã hội.

Do đó, chúng tôi phát động một cuộc vận động ký tên nho nhỏ trong giới blogger, facebooker đích thực phản đối bản “Tuyên bố 258” nói trên. Trong quá trình thực hiện cuộc vận động này, chúng tôi đã bị không ít kẻ tham gia “Tuyên bố 258” thóa mạ, đả kích bằng những lời lẽ rất vô văn hóa, phỉ báng dân chủ, nhân quyền; đăng ký bằng tên giả, nặc danh, mạo danh; thậm chí kể cả sử dụng thủ đoạn hạ lưu, đê tiện kêu gọi đăng ký báo cáo lạm dụng đối với Google để cản trở cuộc vận động của chúng tôi. Tuy nhiên, sau 20 ngày phát động, chúng tôi đã thu thập được gần 700 chữ ký tham gia PHẢN BÁC “Tuyên bố 258”, rất nhiều người bày tỏ rất chân thực sự phẫn nộ đối với hành vi “cầu viện” của một số người tham gia “Tuyên bố 258”. Mọi sự so sánh là khập khiễng, khi phần lớn người ký tên là thanh niên, sinh viên tự phát, nghiệp dư so với 103 người trong đó nhiều người không kiểm chứng được, nhiều người là các đối tượng chống đối đã từng bị xử lý bằng pháp luật… thì những con số tự nó đã nói lên được bản chất vấn đề. Quá trình vận động chúng tôi còn gặp phải nhiều khó khăn, nhiều blogger/facebooker bày tỏ ủng hộ nhưng không muốn ký tên vì cho rằng mình đường hoàng, chính nghĩa, không chấp những kẻ chống phá đất nước, cứ để bọn chúng cho pháp luật xử lýPhần khác nhóm khởi xướng quá ít người, không chuyên nghiệp, thậm chí không biết nhiều về công nghệ nên chắc chắn bản Phán bác này chưa được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng mạng nói riêng và dư luận, quần chúng quan tâm nói chung.

Mục đích chính của đợt vận động này là chúng tôi chứng minh cho những kẻ luôn có thói quen mạo nhận các danh xưng cộng đồng phục vụ cho mưu đồ chính trị bất lương, đi ngược lại lợi ích của dân tộc thấy rằng, không phải không có ai lên án chúng là chúng chiếm ưu thế, là cộng đồng bất lực, là chúng đang chính nghĩa. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn gióng một tiếng chuông cảnh báo cho cộng đồng quốc tế, nhất là những quốc gia, tổ chức đang muốn lợi dụng/hậu thuẫn cho chúng nhận thấy rõ chúng đáng bị khinh ghét như thế nào từ nhân dân Việt Nam, chúng sẽ không thể cản bước được Việt Nam thống nhất, ổn định như hiện nay, họ đừng ảo tưởng để đánh mất thiện cảm nhân dân Việt Nam.

Chúng tôi xin gửi kèm theo đây bản Phản bác Tuyên bố 258 và Lời kêu gọi ký tên vào bản Phản bác Tuyên bố 258 cùng danh sách của những người ký tên. Chúng tôi mong các quý cơ quan, báo đài ủng hộ chúng tôi, chuyển tiếp thông điệp của nhóm Phản bác Tuyên bố 258 đến các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Đại diện nhóm Phản bác Tuyên bố 258.
Hoàng Thị Nhật Lệ

Xin gửi kèm

1.    Bản phản bác “Tuyên bố 258” của cộng đồng blogger Việt Nam : http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/2013/09/cong-ong-blogger-viet-nam-phan-bac.html
2.    Lời kêu gọi ký tên phản bác “Tuyên bố 258” : http://phanbactuyenbo258.blogspot.com/2013/09/loi-keu-goi-ky-ten-vao-ban-phan-bac.html